Những điểm khác nhau

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc nhân đạo trong quy chế Rome 1998 về Tòa án hình sự quốc tế (Trang 63 - 68)

3.2. So sánh các quy định về nguyên tắc nhân đạo của Quy chế

3.2.2. Những điểm khác nhau

3.2.2.1. Quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Quy chế Rome loại trừ quyền tài phán đối với ngƣời dƣới 18 tuổi. Tòa án không có quyền tài phán đối với bất kỳ ngƣời nào dƣới 18 tuổi tại thời điểm bị cho là phạm tội.

Khác với Quy chế Rome, Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 và Bộ luật hình sự năm 2015 đều quy định ngƣời từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật có quy định khác. Đây là quy định khác biệt cơ bản so với Quy chế Rome bởi độ tuổi

chịu trách nhiệm hình sự theo pháp luật Việt Nam là thấp hơn. Ngoài ra, pháp luật hình sự Việt Nam cũng quy định chi tiết hơn về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Tại Điều 12 Bộ luật hình sự năm 1999 trƣớc đây thì: “Người từ đủ 14

tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”. Nhƣ vậy, căn cứ theo

quy định tại Chƣơng XXIV – Các tội phá hoại hòa bình, chống loài ngƣời và tội phạm chiến tranh, các tội quy định trong chƣơng này đều thuộc loại tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Do đó, ngƣời từ đủ 14 tuổi đến dƣới 16 tuổi có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về các loại tội phạm này. Tuy nhiên, đến Bộ luật hình sự năm 2015 đã có sự thay đổi cơ bản. Tại Điều 12 Bộ luật này đã quy định chi tiết các tội phạm mà ngƣời từ đủ 14 tuổi đến dƣới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự, trong đó không liệt kê các tội phạm thuộc Chƣơng XXVI – Các tội phá hoại hòa bình, chống loài ngƣời và tội phạm chiến tranh. Nhƣ vậy, có thể hiểu ngƣời từ đủ 14 tuổi đến dƣới 16 tuổi theo quy định của Bộ luật hình sự mới không phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội phạm này. Rõ ràng, Bộ luật hình sự mới đã có bƣớc tiến quan trọng khi đánh giá đúng mức độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và thể hiện tinh thần nhân đạo trong việc xử lý hình sự hơn đối với ngƣời dƣới 16 tuổi khi thực hiện các tội phá hoại hòa bình, chống loài ngƣời và tội phạm chiến tranh.

3.2.2.2. Quy định về một số căn cứ loại trừ trách nhiệm hình sự

Ngoài một số căn cứ loại trừ trách nhiệm hình sự giống với Quy chế Rome, pháp luật hình sự Việt Nam (theo Bộ luật hình sự năm 1999 và Bộ luật hình sự năm 2015) cũng có những quy định khác, mang tính chất riêng biệt và đặc thù, phù hợp với tình hình, điều kiện, đặc điểm kinh tế chính trị - xã hội, cụ thể nhƣ sau:

1) Không quy định việc sai sót về sự kiện hoặc sai sót về luật là căn cứ để loại trừ trách nhiệm hình sự.

2) Quy chế Rome quy định một ngƣời đang ở trong tình trạng say làm mất khả năng nhận thức tính trái pháp luật hay tính chất xử sự của mình hoặc khả năng điều khiển các hành vi của mình phù hợp với những yêu cầu của pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm hình sự nếu ngƣời đó không tự nguyện để mình bị say trong các trƣờng hợp mà ngƣời đó đã biết là do tình trạng say này mình có thể sẽ thực hiện hành vi phạm tội hoặc ngƣời đó đã coi thƣờng tính nguy hiểm của hành vi mà mình đã thực hiện. Trái với quy định trên, Điều 14 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 khẳng định: “Người phạm

tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự”. Điều 13 Bộ luật hình sự năm 2015 cũng một

lần nữa khẳng định: “Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự”. Nhƣ vậy LHS

Việt Nam đã không phân biệt trƣờng hợp say do tự nguyện hay say do bị ép buộc để làm căn cứ loại trừ trách nhiệm hình sự.

3) Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhƣng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và đƣợc xử lý bằng các biện pháp khác (Khoản 4 Điều 8 BLHS năm 1999 và khoản 2 Điều 8 BLHS năm 2015).

4) Ngƣời thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trƣờng hợp không thể thấy trƣớc hoặc không buộc phải thấy trƣớc hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. (Điều 11 BLHS năm 1999 và Điều 20 BLHS năm 2015).

5) Ngoài ra, Bộ luật hình sự năm 2015 còn ghi nhận thêm hai căn cứ khác biệt so với Quy chế Rome là: trƣờng hợp gây thiệt hại trong khi bắt giữ ngƣời phạm tội (Điều 24) và rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ (Điều 25).

3.2.2.3. Quy định về hình phạt

Đối với những ngƣời bị coi là có lỗi trong việc thực hiện tội phạm quốc tế, Quy chế Rome đƣa ra các hình phạt mà Tòa án có thể áp dụng nhƣ sau: hình phạt chính gồm có hình phạt tù có thời hạn và tù chung thân; hình phạt bổ sung là phạt tiền và tịch thu các nguồn thu nhập, tài sản và các tài khoản có đƣợc trực tiếp hoặc gián tiếp do phạm tội.

Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 và năm 2015 đều quy định 07 hình phạt chính đối với ngƣời phạm tội bao gồm: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân và tử hình; 07 hình phạt bổ sung đối với ngƣời phạm tội bao gồm: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm một công việc nhất định, cấm cƣ trú, quản chế, tƣớc một số quyền công dân, tịch thu tài sản, trục xuất (khi không đƣợc áp dụng là hình phạt chính) và phạt tiền (khi không đƣợc áp dụng là hình phạt chính). Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại Chƣơng XXIV của BLHS năm 1999 và Chƣơng XXVI của BLHS năm 2015 thì hình phạt áp dụng đối với các tội phạm trong hai chƣơng này chỉ bao gồm hình phạt chính là tù có thời hạn, tù chung thân và tử hình. Quy định nhƣ vậy là phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm của các tội phạm đƣợc quy định tại các Chƣơng này.

So với Quy chế Rome, Bộ luật hình sự của Việt Nam mới đây vẫn quy định án tử hình đƣợc áp dụng đối với các tội phạm phá hoại hòa bình, chống loài ngƣời và tội phạm chiến tranh.

Bảng 3.1: So sánh các quy định về nguyên tắc nhân đạo của

Quy chế Rome năm 1998 “Về Tòa án hình sự quốc tế” và PLHS Việt Nam

ĐIỂM GIỐNG NHAU ĐIỂM KHÁC NHAU Văn bản pháp lý Điểm khác BLHS VIỆT NAM 2015 QUY CHẾ ROME 1998 1) Cùng quy định về không hồi tố. 1) Quy định về tuổi chịu TNHS - Là từ đủ 16 tuổi trở lên. - Là từ đủ 18 tuổi trở lên. 2) Quy định về một số căn cứ loại trừ trách nhiệm hình sự giống nhau như:

- Phòng vệ chính đáng; - Tình thế cấp thiết; - Ngƣời thực hiện hành vi phạm tội đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình (tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự). 2) Quy định về một số căn cứ loại trừ trách nhiệm hình sự

- Không quy định căn cứ sai sót về sự kiện hoặc sai sót về luật; - Trƣờng hợp ngƣời phạm tội do dùng rƣợu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự (Điều 13); - Quy định về những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhƣng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và đƣợc xử lý bằng các biện pháp

khác (khoản 2 Điều 8);

- Có quy đinh về sai sót về sự kiện hoặc sai

sót về luật (Điều 32); - Trƣờng hợp ngƣời phạm tội trong tình trạng say làm mất khả năng nhận thức tính trái pháp luật hay tính chất xử sự của mình hoặc khả năng điều khiển các hành vi nếu ngƣời đó không tự nguyện để mình bị say thì không phải chịu trách nhiệm

hình sự (điểm b khoản

1 Điều 31).

- Không có quy định về những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhƣng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể.

ĐIỂM GIỐNG NHAU ĐIỂM KHÁC NHAU Văn bản pháp lý Điểm khác BLHS VIỆT NAM 2015 QUY CHẾ ROME 1998 - Sự kiện bất ngờ (Điều 20);

- Gây thiệt hại trong khi bắt giữ ngƣời

phạm tội (Điều 24)

- Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ (Điều 25). - Không có quy định về sự kiện bất ngờ, gây thiệt hại trong khi bắt giữ ngƣời phạm tội và rủi ro trong

nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ. 3) Hình phạt - Chỉ bao gồm hình phạt chính là tù có thời hạn, tù chung thân và tử hình (Chƣơng XXVI) - Hình phạt chính gồm hình phạt tù có thời hạn và tù chung thân; hình phạt bổ sung là phạt tiền và tịch thu các nguồn thu nhập, tài sản và các tài khoản có đƣợc trực tiếp hoặc gián tiếp do

phạm tội (Điều 77).

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc nhân đạo trong quy chế Rome 1998 về Tòa án hình sự quốc tế (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)