2.3. Các quy định về nguyên tắc nhân đạo trong Quy chế
2.3.2. Quy định về áp dụng và giải thích luật
Để thực hiện tính đúng đắn trong quá trình xét xử và đảm bảo việc thực thi công lý một cách hiệu quả, luật áp dụng đối với hoạt động xét xử của Tòa án là một yếu tố hết sức quan trọng. Quy chế Rome năm 1998 “Về Tòa án
hình sự quốc tế” quy định một cách đầy đủ và rõ ràng những loại luật nào
đƣợc áp dụng trong quá trình thực thi quyền tài phán của mình, cụ thể là:
Một là, các quy định của Luật quốc tế, bao gồm Quy chế Rome với các
Điều ƣớc quốc tế, các nguyên tắc và quy tắc của Luật pháp quốc tế có thể áp dụng cả các nguyên tắc của Luật quốc tế về xung đột vũ trang nếu thích hợp.
Hai là, các nguyên tắc pháp luật chung mà Tòa án vận dụng từ luật
quốc gia của các hệ thống pháp luật trên thế giới, kể cả luật của các quốc gia thông thƣờng sẽ thực hiện quyền tài phán đối với các tội phạm nói trong Quy chế Rome nếu thích hợp, với điều kiện các nguyên tắc đó không trái với Quy chế này và pháp luật quốc tế cũng nhƣ các quy phạm và chuẩn mực đƣợc quốc tế thừa nhận.
Ba là, Tòa án có thể áp dụng các nguyên tắc và quy tắc pháp luật đã
đƣợc giải thích trong các quy định trƣớc đây của mình.
Bên cạnh đó, “Việc áp dụng và giải thích luật theo Điều này phải phù hợp với các quyền con ngƣời đã đƣợc quốc tế thừa nhận và không đƣợc mang tính phân biệt đối xử về giới tính nêu tại Điều 7 khoản 3, độ tuổi, chủng tộc, màu da, ngôn ngữ, tôn giáo hoặc tín ngƣỡng, quan điểm về chính trị hoặc về vấn đề khác, nguồn gốc dân tộc, sắc tộc hay xã hội, tài sản, sự ra đời hoặc các địa vị khác” (Khoản 3 Điều 21).
TS. Trịnh Tiến Việt đã đƣa ra khái niệm về quyền con ngƣời nhƣ sau:
“Quyền con người là những đặc quyền vốn có tự nhiên của con người, chỉ có con người mới có và các quyền này phải được bảo vệ bằng pháp luật quốc gia và quốc tế, trong đó có Luật hình sự quốc tế” [60, tr. 5]
Quyền con ngƣời đƣợc coi là thành quả của rất nhiều cuộc cách mạng giải phóng con ngƣời qua các hình thái kinh tế - xã hội trong tiến trình lịch sử kéo dài. Một Nhà nƣớc càng văn minh, dân chủ và thể hiện bản chất nhân đạo chính bằng việc bảo vệ quyền con ngƣời tại quốc gia đó.
Nhƣ vậy, một lần nữa tính nhân đạo lại đƣợc thể hiện rõ nét trong Quy chế Rome. Mặc dù đối tƣợng phải chịu sự xét xử của Tòa án hình sự quốc tế theo Quy chế Rome là những cá nhân gây ra những tội ác quốc tế nhƣng việc
áp dụng và giải thích luật vẫn phải phù hợp với quyền con ngƣời, không đƣợc có sự phân biệt về giới tính, độ tuổi, chủng tộc, màu da, ngôn ngữ, tôn giáo hoặc tín ngƣỡng, quan điểm chính trị hoặc về vấn đề khác, nguồn gốc dân tộc, sắc tộc hay xã hội, tài sản, sự ra đời hoặc các địa vị khác.
2.3.3. Quy định về trường hợp tội phạm được hiểu theo hai nghĩa (Khoản 2 Điều 22)
Nếu nhƣ một cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật quốc tế, thì về mặt pháp lý, họ có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm về hành vi mà mình đã gây ra, song dù họ có thực hiện tội phạm nghiêm trọng thế nào, thì vẫn là con ngƣời, nên vẫn có quyền con ngƣời. Do đó, khi họ bị bắt giữ, họ cũng cần đƣợc Luật hình sự quốc tế tôn trọng và bảo vệ trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Đây chính là chuẩn mực pháp lý và thể hiện ý nghĩa nhân văn, cũng nhƣ thể hiện nguyên tắc công bằng và nhân đạo của Luật hình sự quốc tế.
Khoản 2 Điều 22 Quy chế Rome quy định: “Định nghĩa tội phạm phải
được giải thích một cách nghiêm ngặt và không được mở rộng theo phép loại suy. Trường hợp có nội dung không rõ ràng, định nghĩa đó phải được giải thích theo hướng có lợi cho người đang bị điều tra, truy tố hoặc kết tội”. Điều
này đƣợc hiểu rằng trong trƣờng hợp tội phạm đƣợc hiểu theo hai nghĩa thì phải giải thích theo hƣớng có lợi cho ngƣời bị điều tra, xét xử hoặc đã bị coi là có lỗi đối với tội phạm ấy.
Giải thích pháp luật đƣợc hiểu là hoạt động quyền lực của cơ quan có thẩm quyền tài phán nhằm làm rõ những nội dung, định nghĩa chƣa rõ ràng trong văn bản quy phạm pháp luật để buộc các chủ thể tuân theo. Do đó, việc giải thích luật có thể mang tính chủ quan, duy ý chí. Bằng việc ngăn chặn sự việc đó có thể xảy và đề cao tính nhân văn, Quy chế Rome đã dành hẳn một khoản để quy định rằng việc giải thích đấy phải theo hƣớng có lợi cho ngƣời
2.3.4. Quy định về không hồi tố (Điều 24)
Điều 24 Quy chế Rome quy định:
1. Không ai phải chịu trách nhiệm hình sự theo Quy chế này về hành vi thực hiện trƣớc khi Quy chế này có hiệu lực.
2. Trƣờng hợp có sự thay đổi về luật áp dụng đối với một vụ việc trƣớc khi có phán quyết cuối cùng, luật nào có lợi hơn cho ngƣời đang bị điều tra, truy tố hoặc kết tội sẽ đƣợc áp dụng.
Tòa án chỉ có quyền tài phán đối với những tội phạm thực hiện sau khi Quy chế này có hiệu lực. Do đó, một quốc gia trở thành thành viên của Quy chế này thì phải chấp nhận quyền tài phán của ICC đối với các tội quy định tại Điều 5 Quy chế. Còn đối với quốc gia trở thành thành viên của Quy chế sau khi Quy chế có hiệu lực thì Tòa án chỉ có thể thực hiện quyền tài phán đối với các tội phạm xảy ra sau khi Quy chế có hiệu lực đối với quốc gia đó, trừ trƣờng hợp quốc gia trên tuyên bố theo khoản 3 Điều 12. Tức là dù một quốc gia chƣa phải là thành viên song vẫn chấp nhận quyền tài phán của Tòa án vì mục đích trừng trị kẻ phạm tội. Quốc gia chấp nhận quyền tài phán sẽ hợp tác với ICC mà không có bất kỳ một sự chậm trễ hoặc ngoại lệ nào.
Bên cạnh đó, trƣớc khi có phán quyết cuối cùng luật nào có lợi hơn sẽ đƣơc áp dụng cho ngƣời đang bị điều tra, truy tố hoặc kết tội.
Không áp dụng hồi tố cũng là một nguyên tắc quan trọng trong luật tố tụng hình sự và đã đƣợc khẳng định trong pháp luật quốc tế cũng nhƣ pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Theo Điều 15 Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR) năm 1966, không ai bị coi là có tội vì một hành động hoặc không hành động mà không cấu thành tội phạm theo pháp luật quốc gia hoặc pháp luật quốc tế tại thời điểm thực hiện hành vi đó. Ngoài ra theo Điều 15 ICCPR, nếu sau khi xảy ra hành vi phạm tội mà luật pháp quy định hình phạt nhẹ hơn với hành vi đó, thì ngƣời phạm tội đƣợc hƣởng mức hình phạt nhẹ hơn… [60, tr. 22].
Nhƣ vậy, quyền này đƣợc Quy chế Rome ghi nhận chính là cơ sở để các quốc gia, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh, qua đó thể hiện tính nhân đạo và bảo đảm quyền con ngƣời của ngƣời của ngƣời đang bị điều tra, truy tố hoặc kết tội.
2.3.5. Quy định về không truy tố hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội (Điều 26)
Điều 26 Quy chế Rome quy định về việc loại trừ quyền tài phán đối với ngƣời dƣới 18 tuổi nhƣ sau:
“Tòa án không có quyền tài phán đối với bất kỳ người nào dưới 18 tuổi tại thời điểm bị cho là phạm tội”.
Ngƣời dƣới 18 tuổi là những ngƣời chƣa hoàn toàn phát triển đầy đủ về nhân cách, chƣa có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân. Điều 1 Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em đƣợc Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 20/11/1989 có quy định rằng: “Trong phạm vi Công ước này, trẻ em
có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ em có quy định tuổi thành niên sớm hơn”.
Nhƣ vậy, quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của Quy chế Rome đã phù hợp với Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em. Trẻ em là ngƣời dƣới 18 tuổi, chƣa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, chƣa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhƣ ngƣời đã thành niên. Do đó, ngƣời thực hiện các hành vi phạm tội đƣợc quy định trong Quy chế Rome là trẻ em thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội phạm này. Đây là quy định mang tính nhân đạo sâu sắc, có cân nhắc đến những đặc điểm đặc thù và sự phát triển của trẻ em.
2.3.6. Quy định về những căn cứ loại trừ trách nhiệm hình sự (Khoản 1 Điều 31) (Khoản 1 Điều 31)
cứ để một ngƣời không phải chịu trách nhiệm hình sự tại thời điểm thực hiện hành vi của mình.
Khoản 1 Điều 31 Quy chế Rome về Căn cứ loại trừ trách nhiệm hình sự quy định nhƣ sau:
1. Ngoài những căn cứ khác loại trừ trách nhiệm hình sự đƣợc quy định trong Quy chế này, một ngƣời không phải chịu trách nhiệm hình sự nếu tại thời điểm thực hiện hành vi:
a) Ngƣời đó bị bệnh tâm thần hoặc có khiếm khuyết về tâm thần làm mất khả năng nhận thức đƣợc tính trái pháp luật hoặc tính chất của hành vi của mình hoặc khả năng kiểm soát hành vi đó cho phù hợp với các yêu cầu của pháp luật;
b) Ngƣời đó đang trong tình trạng say làm mất khả năng nhận thức tính trái pháp luật hoặc tính chất hành vi của mình hoặc khả năng kiểm soát hành vi đó cho phù hợp với các yêu cầu của pháp luật, trừ khi ngƣời đó tự nguyện làm mình say trong hoàn cảnh mà ngƣời đó đã biết, hoặc đã bất chấp nguy cơ, là do tình trạng say này, họ có thể sẽ thực hiện hành vi cấu thành một tội phạm thuộc quyền tài phán của Tòa án;
c) Ngƣời đó hành động một cách hợp lý để tự vệ hay bảo vệ ngƣời khác, hoặc trong trƣờng hợp tội phạm chiến tranh, bảo vệ những tài sản thiết yếu cho sự tồn tại của ngƣời đó hay ngƣời khác hoặc những tài sản thiết yếu cho sự hoàn thành nhiệm vụ quân sự, chống lại việc sử dụng vũ lực bất hợp pháp và sắp xảy ra một cách tƣơng xứng với mức độ đe dọa đối với ngƣời đó, ngƣời khác hoặc tài sản đƣợc bảo vệ. Việc ngƣời đó tham gia vào hoạt động phòng thủ do lực lƣợng quân đội tiến hành không là căn cứ để loại trừ trách nhiệm hình sự theo khoản này;
d) Hành vị bị coi là cấu thành tội phạm thuộc quyền tài phán của Tòa án đƣợc thực hiện do bị ép buộc xuất phát từ mối đe dọa sắp bị giết hoặc tiếp tục hay sắp bị gây thƣơng tích nghiêm trọng đối với ngƣời đó hoặc ngƣời khác và ngƣời đó hành động một cách cần thiết và hợp lý để tránh đƣợc mối đe dọa này, với điều kiện ngƣời đó không có ý định gây ra thiệt hại nặng hơn so với thiệt hại cần tránh. Mối đe dọa này có thể:
(i) Do ngƣời khác gây ra, hoặc
(ii) Do hoàn cảnh khác tạo ra ngoài tầm kiểm soát của ngƣời đó. Theo khoản 1 Điều 31 Quy chế Rome thì một ngƣời “không phải chịu” trách nhiệm hình sự nếu tại thời điểm thực hiện hành vi:
1) Ngƣời đó bị bệnh hoặc rối loạn về tâm thần làm mất khả năng nhận thức tính trái pháp luật hay tính chất xử sự của mình phù hợp với những yêu cầu của pháp luật;
2) Ngƣời đó ở trong tình trạng bị nhiễm độc làm mất khả năng nhận thức tính trái pháp luật hay tính chất xử sự của mình hoặc khả năng điều khiển các hành vi của mình phù hợp với những yêu cầu của pháp luật, nếu ngƣời đó không tự nguyện để mình bị nhiễm độc trong các trƣờng hợp mà ngƣời đó đã biết là do bị nhiễm độc mình có thể sẽ thực hiện hành vi phạm tội hoặc ngƣời đó đã coi thƣờng tính nguy hiểm của hành vi mà mình đã thực hiện;
3) Ngƣời đó đã hành động một cách sáng suốt (có lý trí) để bảo vệ mình hoặc ngƣời khác, trong trƣờng hợp những tội phạm chiến tranh – tài sản đặc biệt quan trọng đối với sự sống còn của mình hoặc ngƣời khác, hay tài sản đặc biệt quan trọng, để thực hiện nhiệm vụ có tính chất quân sự để tránh khỏi việc sử dụng đƣơng nhiên và trái pháp luật vũ lực bằng phƣơng pháp tƣơng ứng với
4) Hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhƣng là để chống lại một cách bất đắc dĩ nguy cơ đang đe dọa làm chết ngƣời hoặc gây nên thƣơng tích ấy đối với mình hoặc ngƣời khác, và ngƣời đó áp dụng các biện pháp cần thiết và sáng suốt để loại trừ nguy cơ ấy với điều kiện không có ý định gây ra thiệt hại mà mình mong muốn ngăn ngừa [4, tr. 302-303].
Nếu xuất phát từ thuật ngữ “không phải chịu” trách nhiệm hình sự đã đƣợc sử dụng và phân tích bản chất pháp lý của bốn căn cứ trên, thì rõ ràng khoản 1 Điều 31 quy định các tình tiết và nội dung của bốn căn cứ đó có thể đƣợc gọi một cách ngắn gọn theo thuật ngữ pháp lý hình sự là: [4, tr.303]
1) Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (hai căn cứ đầu tiên). Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự đƣợc hiểu là trạng thái của ngƣời khi gây thiệt hại về mặt pháp lý hình sự do bị bệnh lý tâm thần hoặc một bệnh lý khác (bị nhiễm độc) nên đã hoàn toàn không thể nhận thức đƣợc tính chất thực tế (tính nguy hiểm cho xã hội) và tính chất pháp lý (sự quy định của pháp luật hình sự) của hành vi do mình thực hiện hoặc hoàn toàn không thể điều khiển đƣợc hành vi đó [2, tr. 535].
2) Phòng vệ chính đáng (căn cứ thứ ba). Phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả của ngƣời phòng vệ để gây thiệt hại cho ngƣời đang có hành vi xâm hại đến lợi ích hợp pháp của mình hoặc của những ngƣời khác; cũng nhƣ của xã hội hay của Nhà nƣớc, nếu hành vi chống trả tƣơng xứng hành vi xâm hại [2, tr. 547-548].
3) Tình thế cấp thiết (căn cứ thứ tƣ). Tình thế cấp thiết là hành vi của ngƣời gây thiệt hại về mặt pháp lý hình sự của một ngƣời nào đó để ngăn ngừa sự nguy hiểm đang đe dọa trực tiếp đến các lợi ích hợp pháp của mình hoặc của ngƣời khác, cũng nhƣ của xã hội hay của Nhà nƣớc, nếu sự nguy hiểm đấy không thể loại trừ đƣợc bằng cách nào khác và thiệt hại gây ra nhỏ hơn thiệt hại ngăn ngừa [2, tr. 553].
Nói một cách khác, bản chất pháp lý chung, đầy đủ và toàn diện của bốn căn cứ này là “các trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi” (vì khi hành vi đƣợc thực hiện mà chủ thể ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc hành vi đó không bị luật hình sự cấm, thì hành vi đó không thể cấu thành tội phạm và do vậy, cũng không thể có trách nhiệm hình sự) [4, tr. 303].
2.3.7. Quy định về hình phạt (Điều 77)
Trong khi tại khá nhiều nƣớc, hình phạt tử hình vẫn đƣợc áp dụng thì tại Quy chế Rome hình phạt tử hình đã đƣợc loại bỏ, mặc dù những tội phạm đƣợc xác định tại Quy chế là những tội đặc biệt nghiêm trọng nhƣ các tội diệt chủng, tội phạm chống loài ngƣời, tội phạm chiến tranh và tội xâm phạm hòa bình.
Điều 77 Quy chế Rome về các hình phạt đƣợc áp dụng quy định nhƣ sau: 1. Căn cứ vào Điều 110, Tòa án có thể ấn định một trong các hình phạt sau đối với ngƣời bị kết án về một tội nêu tại Điều 5 Quy