Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về trình tự, thủ tục thi hành hình phạt tử hình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thi hành hình phạt tử hình (Trang 47 - 63)

trình tự, thủ tục thi hành hình phạt tử hình

Tử hình là một hình phạt đặc biệt có nội dung cưỡng chế nghiêm khắc nhất, tước bỏ quyền sống của người bị kết án, chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Bằng việc thi hành hình phạt tử hình, Nhà nước đã loại bỏ người bị kết án ra khỏi đời sống xã hội, Tuy nhiên, tính mạng con người là vốn quý và được pháp luật bảo vệ, do đó việc thi hành hình phạt tử hình đòi hỏi phải được thực hiện theo một trình tự, thủ tục rất chặt chẽ, bởi lẽ sai lầm trong việc thi hành hình phạt tử hình không thể khắc phục được. Theo khoản 4 Điều 3 Luật Thi hành án hình sự quy định: “Thi hành hình án tử hình là việc cơ quan có thẩm quyền tước bỏ quyền sống của người chấp hành án theo quy định của Luật này”.

Khoản 1 Điều 259 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định trình tự, thủ tục thi hành hình phạt tử hình như sau:

Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm ra quyết định thi hành án và thành lập Hội đồng thi hành hình phạt tử hình gồm đại diện Tòa án, Viện kiểm sát và Công an. Hội đồng thi hành án phải kiểm tra căn cước của người bị kết án trước khi thi hành án.

Trong trường hợp người bị kết án là phụ nữ thì trước khi ra quyết định thi hành án. Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm phải tổ chức kiểm tra các điều kiện không áp dụng hình phạt tử hình được quy định tại Điều 35 Bộ luật hình sự. Nếu có căn cứ người bị kết án có điều kiện quy định tại Điều 35 Bộ luật hình sự, thì Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm không ra quyết định thi hành án và báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân cho người bị kết án.

Trước khi thi hành án đối với người bị kết án là phụ nữ thì Hội đồng thi hành án ngoài việc kiểm tra căn cước, phải kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện không thi hành án tử hình được quy định tại Điều 35 Bộ luật hình sự.

Trong trường hợp Hội đồng thi hành án phát hiện người bị kết án có điều kiện quy định tại Điều 35 Bộ luật hình sự thì Hội đồng thi hành án hoãn thi hành án và báo cáo Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án để báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân cho người bị kết án.[46]

Theo quy định tại khoản 1 Điều 256 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, thì trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày bản án hoặc quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ ngày nhận được bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm, quyết định tái thẩm, Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm phải ra quyết định thi hành án hoặc ủy thác cho Tòa án cùng cấp ra

quyết định thi hành án (thời hạn này trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 là mười lăm ngày).

Đối với bản án tử hình, pháp luật tố tụng hình sự hiện hành không quy định thời hạn để Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm ra quyết định thi hành án, bởi lẽ nó phụ thuộc vào việc Chủ tịch nước có bác đơn xin ân giảm hay không nếu người bị kết án xin ân giảm hình phạt tử hình. Điều 258, 259 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định quy định các điều kiện để có thể ra quyết định thi hành hình phạt tử hình:

Điều kiện thứ nhất: có quyết định không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và quyết định không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Điều kiện thứ hai, trong trường hợp người bị kết án xin ân giảm hình phạt tử hình, phải có quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm của người bị kết án.

Khi hội đủ các điều kiện trên, Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm mới có quyền ra quyết định thi hành án.

Cùng với việc ra quyết định thi hành án tử hình, Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm ra quyết định thành lập Hội đồng thi hành án. Theo quy định của Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT-BCA-BQP- BYT-TANDTC-VKSNDTC ngày 06 tháng 06 năm 2013 hướng dẫn tổ chức thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc thì thành phần Hội đồng thi hành án tử hình và nguyên tắc thành lập Hội đồng thi hành án tử hình như sau:

Sau khi nhận được văn bản yêu cầu cử đại diện tham gia Hội đồng thi hành án tử hình quy định tại Điều 55 Luật Thi hành án hình sự, Viện kiểm sát cùng cấp, Cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh) hoặc

Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm cử đại diện tham gia Hội đồng thi hành án tử hình.

Hội đồng thi hành án tử hình gồm:

Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án làm Chủ tịch Hội đồng;

Đại diện Viện kiểm sát tham gia Hội đồng thi hành án tử hình là Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp;

Đại diện Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc đại diện Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu tham gia Hội đồng thi hành án tử hình là Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự.

Thư ký Hội đồng thi hành án tử hình là cán bộ công chức của Tòa án, do Chánh án Tòa án có thẩm quyền ra quyết định thi hành án phân công.[7]

Hội đồng thi hành án tử hình sẽ có những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật thi hành án hình sự năm 2010. Cụ thể Hội đồng thi hành án tử hình có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: Quyết định kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện bảo đảm cho việc thi hành án; Tổ chức kiểm tra các điều kiện về người chấp hành án tử hình theo quy định của Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự; ra quyết định hoãn thi hành án và báo cáo Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án khi người bị kết án không đủ điều kiện để thi hành án; Yêu cầu cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thi hành án; yêu cầu đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan, tổ chức hỗ trợ bảo đảm an toàn việc thi hành án trong trường hợp cần thiết; Điều hành việc thi hành án theo kế hoạch; Thông báo kết quả thi hành án cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự; Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình triệu tập họp, công bố các quyết định có liên quan đến việc thi hành án tử hình, quyết định thời gian thi hành án; những nội dung cần giữ bí mật; các điều kiện bảo đảm việc tổ chức thực

hiện kế hoạch thi hành án; địa điểm mai táng đối với trường hợp không được nhận tử thi hoặc không có đơn đề nghị được nhận tử thi. Cuộc họp phải được lập biên bản, lưu hồ sơ thi hành án tử hình. Hồ sơ thi hành án tử hình do cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu quản lý.

Trước khi thi hành án, Hội đồng thi hành án tử hình phải kiểm tra danh bản, chỉ bản, hồ sơ lý lịch của người chấp hành án tử hình; trường hợp người chấp hành án là nữ thì Hội đồng phải kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện không thi hành án tử hình theo quy định của Bộ luật hình sự. Theo khoản 17 Điều 3 Luật thi hành án hình sự năm 2010 thì:

Danh bản là bản ghi thông tin tóm tắt về lai lịch, nhân dạng, ảnh chụp ba tư thế, in dấu vân tay hai ngón trỏ của người chấp hành án, người chấp hành biện pháp tư pháp do cơ quan có thẩm quyền lập và lưu giữ.

Chỉ bản là bản ghi thông tin tóm tắt về lai lịch và in dấu vân tay tất cả các ngón của người chấp hành án do cơ quan có thẩm quyền lập và lưu giữ.[47]

Danh bản, chỉ bản và hồ sơ lý lịch chính là căn cước của người bị tuyên án. Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng, Nhà xuất bản Giáo dục, thì căn cước là

"Giấy chứng nhận ghi rõ những đặc điểm riêng khác về gốc tích, quan hệ thân tộc, đặc điểm nhân dạng của cá nhân nào, có dán ảnh dấu lăn tay, do chính quyền cấp cho các công dân"[74, tr.72]. Như vậy, kiểm tra căn cước của người bị kết án, tức là phải kiểm tra xem người này có đúng là người mà Hội đồng thi hành án sắp sửa thi hành theo kế hoạch đã định không? Chẳng hạn như phải truy nguyên vân tay của người này với vân tay của người bị kết án được lưu trữ trong hồ sơ? Hình dạng bên ngoài có giống với ảnh đã chụp trong hồ sơ không? Tên, tuổi, địa chỉ, nhân thân... có đúng với tài liệu trong hồ sơ không? Việc

kiểm tra căn cước là nhằm đảm bảo cho bản án được thi hành chính xác, tránh trường hợp thi hành không đúng đối tượng phải thi hành.

Bộ luật tố tụng hiện hành đã quy định chặt chẽ trình tự, thủ tục thi hành hình phạt tử hình đối với người bị kết án tử hình là phụ nữ để phù hợp với quy định tại Điều 35 Bộ luật hình sự năm 1999:

Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử.

Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trong trường hợp này hình phạt tử hình được chuyển xuống tù chung thân.[44]

Ngoài việc kiểm tra căn cước của người bị kết án giống như đối với người bị kết án là nam giới, Hội đồng thi hành án còn phải tổ chức kiểm tra các điều kiện không áp dụng hình phạt tử hình được quy định tại Điều 35 Bộ luật hình sự. Việc kiểm tra các điều kiện không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ được thực hiện trước khi ra quyết định thi hành hình phạt tử hình và trước khi thi hành hình phạt tử hình. Trường hợp khi xét xử Tòa án không phát hiện bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, nên vẫn tuyên bản án tử hình đối với họ, nhưng trước khi thi hành án, Hội đồng thi hành án lại phát hiện người bị kết án có các điều kiện quy định tại Điều 35 Bộ luật hình sự năm 1999, thì Hội đồng thi hành án hoãn thi hành án và báo cáo Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm để báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân cho người bị kết án.

Quy định trên xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo - một trong những nguyên tắc cơ bản - trong pháp luật hình sự cũng như trong pháp luật tố tụng hình sự. Cơ sở lý luận của quy định này là đặc điểm tâm sinh lý của phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ, ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và điều

khiển hành vi của họ. Quy định mang tính nhân đạo nhân văn sâu sắc này có cội nguồn tư truyền thống dân tộc ta: ngay từ thế kỷ XV tại Điều 680 Quốc triều Hình luật đã có quy định không thi hành hình phạt tử hình đối với phụ nữ đang có thai: "Đàn bà phải tội tử hình, nếu đang có thai, thì phải để sinh đẻ sau 100 ngày mới đem hành hình. Nếu chưa sinh mà đem hành hình, thì ngục quan bị xử biếm hai tư, ngục lại bị tội đồ làm bản cục đinh..."[48, tr.245]. Quy định này cũng phù hợp với Công ước về các quyền dân sự và chính trị ngày 16-12- 1996 về việc: "Không được phép tuyên án tử hình đối với người phạm tội dưới 16 tuổi và không được thi hành đối với phụ nữ đang có thai". Như vậy so với Công ước này, thì pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự nước ta áp dụng triệt để hơn nguyên tắc nhân đạo đối với phụ nữ và đối với người chưa thành niên.

Đồng thời Luật thi hành án hình sự năm 2010 cũng quy định cụ thể hơn Bộ luật tố tụng hình sự về điều kiện, trình tự, thủ tục hoãn thi hành án tử hình. Theo Điều 58 Luật thi hành án hình sự năm 2010 quy định:

Hội đồng thi hành án tử hình quyết định hoãn thi hành án tử hình trong trường hợp sau:

Người bị kết án thuộc trường hợp quy định tại Điều 35 của Bộ luật hình sự;

Có lý do bất khả kháng;

Ngay trước khi thi hành án người chấp hành án khai báo những tình tiết mới về tội phạm.

Khi quyết định hoãn thi hành án tử hình, Hội đồng phải lập biên bản ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm thi hành án; họ tên, chức vụ của thành viên hội đồng thi hành án tử hình; lý do hoãn thi hành án. Biên bản hoãn thi hành án phải được tất cả các thành viên Hội đồng thi hành án ký, lưu hồ sơ thi hành án tử hình và báo cáo

Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh, cấp quân khu và cơ quan thi hành án hình sự cấp tỉnh, cấp quân khu.

Cảnh sát hỗ trợ tư pháp hoặc Cảnh vệ tư pháp áp giải, bàn giao người được hoãn thi hành án tử hình cho trại tạm giam để tiếp tục quản lý giam giữ người đó. Việc giao nhận người được hoãn thi hành án tử hình phải được lập thành biên bản.[47]

Bên cạnh đó, Khoản 2, 3, 4 Điều 259 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cũng quy định về thủ tục trước khi tiến hành thi hành án tử hình:

Trước khi thi hành án phải giao cho người bị kết án đọc quyết định thi hành án, quyết định không kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và quyết định không kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; nếu người bị kết án đã có đơn xin ân giảm án tử hình thì giao cho họ đọc bản sao quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm.[46]

Hội đồng thi hành án phải giao cho người bị kết án đọc quyết định thi hành án, quyết định không kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và bản sao quyết định bác đơn xin ân giảm án tử hình của Chủ tịch nước nếu người bị kết án có làm đơn xin ân giảm. Điều này thể hiện sự tôn trọng quyền của người bị kết án được biết về những quyết định liên quan đến mình.

Trong trường hợp người bị kết án không biết đọc hoặc cố tình không đọc các quyết định nói trên, thì Chủ tịch Hội đồng thi hành án cử Thư ký đọc cho họ nghe, việc này phải được thể hiện trong biên bản.

Hội đồng thi hành án hỏi người bị kết án xem họ có đề nghị gì, cho phép họ được viết thư, gửi đồ vật lại cho gia đình. Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành, trước khi thi hành án, người bị kết án không được phép gặp gia đình, muốn nhắn gửi gì với gia đình thì phải thông qua Hội

đồng thi hành án. Quy định này khác với quy định tương ứng trong pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thi hành hình phạt tử hình (Trang 47 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)