Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về các cơ quan có nhiệm vụ thi hành hình phạt tử hình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thi hành hình phạt tử hình (Trang 34 - 39)

các cơ quan có nhiệm vụ thi hành hình phạt tử hình

Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật thi hành án hình sự hiện hành, ở nước ta không có cơ quan chuyên trách thi hành hình phạt tử hình, mà nhiệm vụ này được giao cho ba cơ quan, đó là Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân và tổ chức thi hành án hình sự

* Tòa án nhân dân

Tòa án là cơ quan có thẩm quyền xét xử và tuyên án tử hình đối với người bị phạm tội (Tòa án cấp tỉnh trở lên). Trong việc thi hành hình phạt tử hình, Tòa án giữ một vai trò hết sức quan trọng. Điều 20 Luật Thi hành án hình sự quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân trong thi hành án hình sự. Theo đó, Tòa án nhân dân có quyền ra quyết định thi hành án; quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình và xem xét, giải quyết việc cho nhận tử thi của người chấp hành án tử hình.

Quy định cụ thể Điều 20 này, Điều 54 Luật Thi hành án hình sự năm 2010 quy định về thủ tục ra quyết định thi hành án tử hình của Tòa án nhân dân đã xét xử sơ thẩm mà có tuyên án tử hình như sau: “Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định thi hành án tử hình. Quyết định phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định, họ tên, chức vụ của người ra quyết định; bản án, quyết định được thi hành; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị kết án.”[47]

Đồng thời Luật thi hành án hình sự năm 2010 cũng quy định về quyền hạn thành lập Hội đồng thi hành án tử hình của Tòa án nhân dân. Theo Điều 55 Luật Thi hành án hình sự năm 2010 quy định:

Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án phải ra quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án làm Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình. Quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định, họ tên, chức vụ của người ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ của người tham gia Hội đồng.[47]

Như vậy, quy định trên của Luật Thi hành án hình sự năm 2010 đã có sự thay đổi so với quy định của BLTTHS năm 2003 về Hội đồng thi hành án tử hình. Theo Điều 259 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: "Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm ra quyết định thi hành án và thành lập Hội đồng thi hành án tử hình gồm đại diện Tòa án, Viện Kiểm sát và Công an". Trong Hội đồng thi hành án, Chánh án hoặc Phó Chánh án hoặc Thẩm phán Tòa án cấp tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng, có chức năng chỉ đạo quá trình thi hành án tử hình.

Sau khi Hội đồng thi hành án được thành lập, Chủ tịch Hội đồng thi hành án phải chủ trì công tác chuẩn bị như mời đại diện của các cơ quan là thành viên Hội đồng thi hành án đến họp bàn về kế hoạch, mời bác sĩ giám định pháp y và cử một cán bộ Tòa án làm thư ký Hội đồng thi hành án.

Ngoài ra theo quy định của Điều 258 BLTTHS năm 2003 thì Tòa án còn có một vai trò quan trọng nữa trong việc thi hành hình phạt tử hình đó chính là vai trò của Chánh án Tòa án nhân dân tối cáo trong việc xem xét bản án tử hình trước khi đưa ra thi hành. Theo đó, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có quyền quyết định kháng nghị hoặc quyết định không kháng nghị giám

đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với bản án tử hình. Và bản án tử hình được thi hành, nếu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

* Viện Kiểm sát

Viện Kiểm sát có nhiệm vụ thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong toàn bộ hoạt động thi hành hình phạt tử hình, từ kiểm sát nội dung quyết định thi hành bản án tử hình, thành phần Hội đồng thi hành án, kiểm sát việc thực hiện các thủ tục về thi hành án tử hình trong suốt quá trình từ khi tiến hành đến khi kết thúc việc thi hành án nhằm bảo đảm theo đúng quy định tại Điều 258, 259 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Viện Kiểm sát phải cử Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tham gia Hội đồng thi hành án tử hình. Trong Hội đồng thi hành án tử hình, đại diện Viện Kiểm sát phải thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật nhằm:

- Bảo đảm việc kiểm tra căn cước của người bị kết án trước khi thi hành án. - Nếu người bị kết án là phụ nữ thì phải bảo đảm việc kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện không thi hành hình phạt tử hình được quy định tại Điều 35 Bộ luật hình sự năm 1999.

- Bảo đảm cho người bị kết án trước khi thi hành án được đọc các quyết định: quyết định thi hành án, quyết định không kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và quyết định không kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; bản sao quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm (nếu người bị kết án có đơn xin ân giảm án tử hình).

- Bảo đảm thực hiện quyền của người bị kết án được viết thư và gửi đồ vật cho thân nhân (nếu có).

- Bảo đảm việc thi hành hình phạt tử hình được thực hiện bằng hình thức xử bắn.

- Bảo đảm quyết định hoãn thi hành án tử hình của Hội đồng thi hành án (nếu có) có căn cứ đúng pháp luật.

Sau khi kiểm sát thi hành hình phạt tử hình, Viện Kiểm sát thực hiện công tác kiểm sát đó có trách nhiệm báo cáo kết quả thi hành hình phạt tử hình cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đồng thời lập hồ sơ kiểm sát thi hành hình phạt tử hình gồm đầy đủ các tài liệu liên quan đến việc thi hành án tử hình để lưu trữ.

* Cơ quan thi hành án hình sự

Theo quy định của Luật Thi hành án hình sự năm 2010 thì tổ chức hệ thống cơ quan thi hành án hình sự bao gồm:

- Cơ quan quản lý thi hành án hình sự gồm: Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an; Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng.

- Cơ quan thi hành án hình sự: Trại giam thuộc Bộ Công an, trại giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại giam thuộc quân khu; Cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Cơ quan thi hành án hình sự quân khu và tương đương.

- Cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự: Trại tạm giam thuộc Bộ Công an, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, trại tạm giam cấp quân khu; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Đơn vị quân đội cấp trung đoàn và tương đương.

Theo quy định của Luật thi hành án hình sự năm 2010 và Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT-BCA-BQP- BYT-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn tổ chức thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc thì Đại diện Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc đại diện Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu tham gia Hội đồng thi hành án tử hình là Thủ trưởng hoặc

Phó Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự. Như vậy, khác với quy định trước kia của BLTTHS năm 2003 thì người tham gia Hội đồng thi hành án tử hình là Giám đốc hoặc Phó giám đốc công an tỉnh, thành phố (thường là Phó giám đốc phụ trách Cảnh sát) thì hiện nay theo quy định của Luật thi hành án tử hình và các văn bản hướng dẫn thi hành thì vấn đề này được giao cho Thủ trưởng, hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh (Phòng cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp) hoặc Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu. Quy định như trên là một tiến bộ trong việc phân công cụ thể nhiệm vụ cho các chủ thể có thẩm quyền tiến hành hoạt động thi hành án hình sự, nhằm tránh tình trạng tất cả các vấn đề liên quan đến công việc cụ thể thủ trưởng Công an tỉnh đều phải giải quyết.

Đồng thời cũng theo quy định của Điều 59 Luật Thi hành án hình sự năm 2010 thì còn thể hiện cụ thể vai trò của các đơn vị thuộc lực lượng thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp như: Căn cứ quyết định thi hành án tử hình và yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, Cảnh sát hỗ trợ tư pháp hoặc Cảnh vệ tư pháp thực hiện áp giải người chấp hành án đến nơi làm việc của Hội đồng thi hành án tử hình; Thực hiện yêu cầu của Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ chuyên môn thuộc Công an nhân dân hoặc Quân đội nhân dân tiến hành lăn tay, kiểm tra danh bản, chỉ bản, đối chiếu với hồ sơ, tài liệu có liên quan; chụp ảnh, ghi hình quá trình làm thủ tục lăn tay, kiểm tra và lập biên bản; báo cáo Hội đồng thi hành án tử hình về kết quả kiểm tra; Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm bảo quản tử thi, tổ chức mai táng, vẽ sơ đồ mộ người đã bị thi hành án. Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thi hành án có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu trong việc mai táng và quản lý mộ của người đã bị thi hành án...

hình phạt tử hình đó chính là vai trò hỗ trợ cho Hội đồng thi hành án tử hình trong các vấn đề có liên quan đến quá trình thi hành án. Đây cũng là một chủ thể có vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về thi hành hình phạt tử hình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thi hành hình phạt tử hình (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)