THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH
THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH
2.1.1. Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về các cơ quan có nhiệm vụ thi hành hình phạt tử hình các cơ quan có nhiệm vụ thi hành hình phạt tử hình
Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật thi hành án hình sự hiện hành, ở nước ta không có cơ quan chuyên trách thi hành hình phạt tử hình, mà nhiệm vụ này được giao cho ba cơ quan, đó là Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân và tổ chức thi hành án hình sự
* Tòa án nhân dân
Tòa án là cơ quan có thẩm quyền xét xử và tuyên án tử hình đối với người bị phạm tội (Tòa án cấp tỉnh trở lên). Trong việc thi hành hình phạt tử hình, Tòa án giữ một vai trò hết sức quan trọng. Điều 20 Luật Thi hành án hình sự quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân trong thi hành án hình sự. Theo đó, Tòa án nhân dân có quyền ra quyết định thi hành án; quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình và xem xét, giải quyết việc cho nhận tử thi của người chấp hành án tử hình.
Quy định cụ thể Điều 20 này, Điều 54 Luật Thi hành án hình sự năm 2010 quy định về thủ tục ra quyết định thi hành án tử hình của Tòa án nhân dân đã xét xử sơ thẩm mà có tuyên án tử hình như sau: “Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định thi hành án tử hình. Quyết định phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định, họ tên, chức vụ của người ra quyết định; bản án, quyết định được thi hành; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị kết án.”[47]