Những thành tựu và tồn tại xét từ thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật quản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật quản lý nội bộ doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 78 - 92)

3.1.1.Quá trình đổi mới doanh nghiệp tại Việt Nam : Thành tựu và thực trạng

3.2.2. Những thành tựu và tồn tại xét từ thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật quản

luật quản lý nội bộ doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong doanh nghiệp Việt Nam

3.2.2.1. Những thành tựu

Trong suốt 30 năm của thời kỳ Đổi Mới, đặc biệt là từ 1995 là thời điểm Việt Nam bắt đầu chủ động hội nhập kinh tế thế giới, việc định hình và áp dụng các quy định của pháp luật quản lý nội bộ doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong doanh nghiệp Việt Nam đã mang lại tác động tích cực cho doanh nghiệp và cho cả nền kinh tế. Số doanh nghiệp tăng qua các năm nhƣ thể hiện dƣới đây:

, 2009: 248 842 doanh nghiệp; , 2010: 337 210 doanh nghiệp; , 2011: 413 658 doanh nghiệp; , 2012: 419 526 doanh nghiệp. ( Theo Tổng cục Thống kê )

Về chất lƣợng quản trị tài chính doanh nghiệp thì có thể thấy qua sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán. Thị trƣờng chứng khoán có các tiêu chuẩn minh bạch. Doanh nghiệp trên thị trƣờng chứng khoán phải đáp ứng tiêu chí lãi hai năm trƣớc khi niêm yết. Các báo cáo tài chính phải đƣợc kiểm toán. Nếu nói về trình độ tuân thủ quy định pháp luật về quản lý nội bộ doanh thu, chi phí, lợi nhuận thì doanh nghiệp niêm yết đáng đƣợc xếp hạng là cao nhất trong số các doanh nghiệp ở Việt Nam.

Từ chỗ chỉ có hai doanh nghiệp đủ tiêu chí hoạt động trên thị trƣờng chứng khoán vào ngày khai trƣơng ( 28/07/2000 ), thống kê qua các năm từ 2006 – 2012, số doanh nghiệp có mặt thị trƣờng này:

, 2006: 18; , 2007: 250; , 2008: 328; , 2009: 453; , 2010: 642; , 2011: 673; , 2012: 708.

( Theo Ủy ban Chứng khoán ).

Các con số trên cho thấy chất lƣợng quản trị tài chính doanh nghiệp Việt Nam, thể hiện qua thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, ngày càng tốt lên.

Liên quan tới chất lƣợng của việc áp dụng pháp luật quản lý nội bộ doanh thu, chi phí, lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán, thì từ năm 2008 báo “ Đầu tƣ Chứng khoán “ đã khởi xƣớng một cuộc bầu chọn hàng năm công ty nào đang niêm yết có báo cáo thƣờng niên tốt nhất. Giải thƣởng nhằm thúc đẩy sự minh bạch, chuyên nghiệp và quản trị hiệu quả. Số liệu mới nhất tháng 08/2016, tham gia xét trao giải có 600 công ty đang niêm yết. Ban tổ chức chọn đƣợc 50 công ty có báo cáo thƣờng niên tốt nhất và đứng đầu là Ngân hàng Vietinbank. Nếu tính từ 2008, công ty lọt đƣợc vào top của giải thƣởng đều là những tên tuổi đình đám của nền kinh tế Việt Nam nhƣ FPT, Vinamilf hay Dƣợc Hậu Giang ... Điều này cho thấy việc quản lý tốt doanh thu – chi phí – lợi nhuận đã thực sự mang lại lợi ích kinh tế, vị thế thƣơng trƣờng cho các doanh nghiệp này.

3.2.2.2. Những hạn chế

Bên cạnh những thành tích không thể phủ nhận của các doanh nghiệp trong việc áp dụng các quy phạm pháp luật quản lý nội bộ doanh thu – chi phí – lợi nhuận trong những năm qua, doanh nghiệp vẫn cho thấy những hạn chế cơ bản.

Quá trình áp dụng pháp luật quản lý nội bộ doanh thu, chi phí, lợi

nhuận của doanh nghiệp Việt Nam ở trình độ chƣa cao. Điều này ảnh hƣởng tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ( Tất nhiên là kết quả này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có tình hình kinh tế ).

Trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, mà theo số liệu Tổng cục Thống kê 2010 thì chiếm tới 86,26% tổng số doanh nghiệp Việt Nam, thì trong năm 2013, lợi nhuận sau thuế bình quân của một doanh nghiệp vừa và nhỏ là 66 240 000 đ. Ngành xây dựng thua lỗ liên tục từ 2009 – 2013.

Trong các doanh nghiệp lớn, ví dụ những doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán, trình độ áp dụng pháp luật quản lý nội bộ doanh thu – chi phí – lợi nhuận chƣa hẳn đã cao. Ví dụ, trong một nghiên cứu của Học viện Ngân hàng năm 2012 đối với các doanh nghiệp niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, ngƣời ta thấy tỷ lệ các doanh nghiệp có khiếm khuyết trong từng vấn đề áp dụng pháp luật quản lý nội bộ doanh thu – chi phí – lợi nhuận nhƣ sau:

, Thiếu trong ghi nhận các chi phí: 11%.

, Thiếu việc trừ lãi vay vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: 10%. , Không phù hợp trong ghi nhận doanh thu, giá vốn: 8%.

, Không lập đủ dự phòng phải thu khó đòi: 8%.

, Phƣơng pháp kế toán các khoản đầu tƣ không phù hợp: 6%.

, Lỗ chênh lệch tỷ giá không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh: 5%. , Doanh thu, thu nhập bị thiếu khi ghi nhận: 4%.

, Chi phí ghi nhận cao hơn thực tế: 2%.

Với các doanh nghiệp niêm yết, sau khi kiểm toán, ngƣời ta thấy một số doanh nghiệp, báo cáo tài chính trƣớc đó thiếu trung thực. Dƣới đây là ví dụ do trang cafef.vn tổng hợp thông tin từ 28/02 – 12/07/2012, các chữ cái và số viết tắt là mã chứng khoán của một doanh nghiệp niêm yết:

12/07/2012 CNG sau kiểm toán, lỗ 2011 lên hơn 101 tỷ đồng. 20/06/2012 V11 sau kiểm toán , lỗ 2011 là 29 tỷ.

31/05/2012 STL sau kiểm toán, lãi 2011 thành lỗ 14,3 tỷ.

25/05/2012 AGC sau kiểm toán, lỗ 2011 là 144,72 tỷ, hủy niêm yết. 16/05/2012 06 doanh nghiệp chênh lệch hàng trăm tỷ lợi nhuận sau thuế 08/05/2012 THV sau kiểm toán, nợ quá hạn 600 tỷ.

18/04/2012 VCG sau kiểm toán, lợi nhuận sau thuế giảm 10 lần từ 447 tỷ xuống 40,2 tỷ.

16/04/2012 BGM sau kiểm toán, lợi nhuận sau thuế giảm 18%. 15/04/2012 PSG sau kiểm toán, lợi nhuận sau thuế giảm thêm 86 tỷ 12/04/2012 SHN sau kiểm toán, lỗ 146 tỷ.

Những ví dụ này cho thấy với các doanh nghiệp niêm yết, đƣợc Ủy ban Chứng khoán thẩm định hồ sơ là đủ điều kiện về năng lực hoạt động, minh bạch, mà còn có các vấn đề nhƣ vậy thì ngƣời ta có thể thấy trình độ áp dụng pháp luật quản lý nội bộ doanh thu – chi phí – lợi nhuận của doanh nghiệp Việt Nam đang ở đâu.

3.3.Một số kiến nghị sửa đổi bổ sung pháp luật về quản lý nội bộ doanh thu – chi phí – lợi nhuận trong doanh nghiệp Việt Nam

3.3.1.Kiến nghị những định hướng hoàn thiện pháp luật quản lý nội bộ về doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong doanh nghiệp Việt Nam

Trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật quản lý nội bộ về doanh thu, chi phí , lợi nhuận, gắn với thực tiễn áp dụng các quy định này, có thể đề xuất một số định hƣớng về hoàn thiện pháp luật về quản lý nội bộ doanh thu, chi phí, lợi nhuận nhƣ sau:

, Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan tới quản lý nội bộ doanh thu, chi phí , lợi nhuận. Xây dựng các văn bản pháp luật liên quan đến doanh thu, chi phí , lợi nhuận theo hƣớng linh hoạt, phù hợp với cơ chế thị trƣờng, đề cao sự tự chủ, tự thỏa thuận của các doanh nghiệp.

, Tiếp tục ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán của Việt Nam phù hợp thông lệ quốc tế. Bên cạnh các chuẩn mực kế toán và kiểm toán theo thông lệ quốc tế cần đƣợc ban hành, lẽ nhiên có tính đến thực tiễn Việt Nam, cũng cần đề cao hoạt động hợp tác quốc tế. Tìm hiểu xu hƣớng những quy định quản lý thuế mà các nƣớc phát triển đang xây dựng liên quan tới chống lại việc rửa tiền hay trốn thuế. Tham gia thực thi các cam kết minh bạch.

, Tạo điều kiện để nghề tƣ vấn quản lý tài chính phát triển. Xây dựng một đội ngũ chuyên gia tài chính, pháp luật để có thể trợ giúp doanh nghiệp hữu hiệu nhất.

, Tăng cƣờng việc kiểm tra, giám sát, hƣớng dẫn trong quản lý nội bộ doanh thu – chi phí – lợi nhuận. Tạo sự minh bạch, bình đẳng trong việc thực thi pháp luật trong lĩnh vực có liên quan.

, Tạo một “ ngân hàng thông tin “ liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. “ Ngân hàng thông tin “ là bộ dữ liệu liên quan tới doanh nghiệp mà mọi đối tƣợng, nhƣ nhà đầu tƣ, chủ nợ, ngân hàng … đều có cơ hội tiếp cận từ đó có các quyết định phù hợp.

3.3.2.Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật quản lý nội bộ về doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong doanh nghiệp Việt Nam

Với riêng vấn đề hoàn thiện pháp luật quản lý nội bộ về doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong doanh nghiệp Việt Nam, để có thể có một giải pháp nào đó, nên xuất phát từ những bất cập trong chính các quy định pháp luật liên quan. Ở những phần trên, những tồn tại, hạn chế trong các quy định pháp luật về quản lý nội bộ doanh thu, chi phí , lợi nhuận trong doanh nghiệp Việt Nam đƣợc xác định là:

, Thiếu hệ thống trong các quy định pháp luật về quản lý nội bộ doanh thu – chi phí – lợi nhuận của doanh nghiệp.

, Thiếu linh hoạt, cứng nhắc theo kiểu “ hành chính hóa “ trong quy định pháp luật về quản lý nội bộ doanh thu – chi phí – lợi nhuận của doanh nghiệp.

, Một số nội dung của các quy định pháp luật về quản lý nội bộ doanh thu – chi phí – lợi nhuận chƣa phù hợp.

, So với chuẩn mực đƣợc thừa nhận rộng rãi trên thế giới, các quy định của Việt Nam về quản lý nội bộ doanh thu – chi phí – lợi nhuận còn một khoảng cách khá xa. Trên cơ sở xác định lại những bất cập, hạn chế, một số giải pháp hoàn thiện pháp luật quản lý nội bộ về doanh thu – chi phí – lợi nhuận trong doanh nghiệp Việt Nam đƣợc đƣa ra nhƣ sau:

3.3.2.1.Tạo điều kiện để doanh nghiệp, kế toán viên, kiểm toán viên, chuyên gia kinh tế, chuyên gia pháp lý, các hiệp hội kế toán – kiểm toán trong và ngoài nước … cùng cơ quan quản lý tham gia xây dựng, hoàn thiện các quy phạm pháp luật quản lý nội bộ về doanh thu – chi phí – lợi nhuận trong doanh nghiệp:

Trong những năm tới, các quy phạm pháp luật quản lý nội bộ về doanh thu – chi phí – lợi nhuận trong doanh nghiệp hẳn sẽ có những thay đổi. Những nội dung mới phù hợp với quá trình tự do hóa đầu tƣ, một trong những quá trình mà Việt Nam cam kết khi hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, sẽ đƣợc bổ sung. Những quy định cũ có thể sẽ đƣợc điều chỉnh phù hợp. Điều này đòi hỏi cơ quan có trách nhiệm soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, trƣờng hợp này là Bộ Tài chính, cần có quá trình tổng kết, đánh giá thực tiễn áp dụng. Trên cơ sở đó, Bộ cũng cần đƣa ra một lộ trình hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực liên quan. Sau đó là quá trình thảo luận, lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo, hoàn thiện dự thảo. Cuối cùng là ban hành văn bản và tổ chức thực hiện.

Những công việc nói trên quả là đồ sộ. Để có thể có đƣợc những văn bản có nội dung phù hợp, điều chỉnh và định hƣớng hoạt động của việc quản trị tài chính trong doanh nghiệp, sự tham gia của những thành phần chịu sự tác động của văn bản hẳn là cần thiết. Nếu nhƣ một mục lục các văn bản cần xây dựng, sau đó là dự thảo các văn bản đƣợc công khai cho doanh nghiệp, các kế toán viên, kiểm toán viên, chuyên gia … có thể cập nhật và đóng góp ý kiến thì quá trình hoàn thiện quy định pháp luật trong lĩnh vực có liên quan sẽ thực sự tốt.

3.3.2.2. Đảm bảo tính hệ thống, cân đối, chặt chẽ, logic của các văn bản quy phạm pháp luật quản lý nội bộ về doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong doanh nghiệp

Hiện tại, văn bản quy phạm pháp luật quản lý nội bộ về doanh thu – chi phí – lợi nhuận cho thấy sự chi tiết, và do đó là tản mạn. Tính hệ thống, cân đối, chặt chẽ, logic… có thể thấy trong một số chế định pháp luật khác thì lại thấy thiếu ở nhóm quy phạm này. Khi đảm bảo đƣợc tính hệ thống, cân đối, logic… các quy phạm này sẽ dễ hiểu, dễ áp dụng hơn cho không chỉ kế toán, kiểm toán viên, chuyên gia quản

trị tài chính, luật sƣ … mà còn cho cả những đối tƣợng khác nhƣ các nhà đầu tƣ chẳng hạn.

Việc đảm bào này có thể đƣợc thực hiện nếu quá trình xây dựng quy phạm có sự tham gia nhiều hơn của các chuyên gia pháp lý. Mặt khác, việc “ chuyển ngữ “ từ ngôn ngữ chuyên ngành kế toán – tài chính sang ngôn ngữ luật – ngôn ngữ dễ hiểu hơn cho mọi ngƣời – sẽ tốt hơn nếu có một lớp chuyên gia luật về tài chính doanh nghiệp đƣợc đào tạo bài bản.

Tính hệ thống của các quy phạm liên quan cũng có thể đƣợc đảm bảo nếu nhƣ nhà lập quy từ bỏ việc dùng văn bản dƣới luật để giải thích văn bản dƣới luật. Giả sử ngƣời ta quyết định ban hành một luật có tên là Luật Quản lý Tài chính trong Doanh nghiệp, việc tiếp theo nên làm là ban hành một nghị định hƣớng dẫn. Và chỉ cần một nghị định nhƣ vậy. Trong nghị định có thể tích hợp các chuẩn mực kế toán, các khoản doanh thu phải tính, các chi phí có thể trừ, các quỹ và hƣớng dẫn điều kiện lập quỹ … Hoặc với Luật Kế toán hiện hành, ngƣời ta cũng chỉ cần ban hành một nghị định về hạch toán kế toán trong doanh nghiệp.

3.3.2.3. Tăng tính linh hoạt trong việc vận dụng quy phạm pháp luật quản lý nội bộ doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong doanh nghiệp trong khi vẫn bảo đảm việc doanh nghiệp tuân thủ tốt các nghĩa vụ về tài chính với nhà nước, người lao động

Tính linh hoạt của quy phạm pháp luật quản lý nội bộ doanh thu – chi phí – lợi nhuận trong doanh nghiệp hiện tại không cao. Loại hình doanh nghiệp nào cũng áp dụng chừng đó mẫu Báo cáo Tài chính. Doanh nghiệp không có cơ hội lý giải cho các tình huống phát sinh ngoài những tình huống nêu trong luật.

Để có thể thoát khỏi sự cứng nhắc cố hữu, các quy phạm pháp luật quản lý nội bộ doanh thu – chi phí – lợi nhuận nên có thêm những lựa chọn khác ngoài khuôn mẫu. Có lẽ chỉ cần qui định theo kiểu đề ra nguyên tắc và hƣớng dẫn việc áp dụng. Nói chung, khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, nhà lập quy nên từ bỏ cung cách “ hành chính hóa “, thay biện pháp mà nhà lập quy hay sử dụng là “ mệnh lệnh – phục tùng “ bằng việc chấp nhận, hƣớng dẫn, định hƣớng .v.v…

3.3.2.4. Bổ sung các quy định pháp luật làm cho quy phạm pháp luật quản lý nội bộ về doanh thu, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp trở nên đầy đủ hơn

Hiện tại, các quy định pháp luật quản lý nội bộ doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong doanh nghiệp chƣa thật sự đầy đủ. Để chỉ ra sự chƣa đầy đủ này một cách cụ thể, có lẽ cần có các nghiên cứu, đánh giá nghiêm túc cả một quá trình áp dụng pháp luật quản lý nội bộ doanh thu – chi phí – lợi nhuận. Tuy nhiên, có lẽ sự chƣa đầy đủ nằm ở các quy định về chi phí, quản lý tài sản, phân chia lợi nhuận. Cần thiết có đánh giá tổng thể để xác định phần cần bổ sung trong các quy phạm pháp luật về quản lý nội bộ doanh thu – chi phí – lợi nhuận, từ đó lên một lộ trình xây dựng văn bản bổ sung phù hợp.

, Với riêng các quy định về chi phí, nói chung pháp luật nên công nhận là chi phí tất cả những hoạt động của doanh nghiệp có kết quả là làm giảm vốn sở hữu của doanh nghiệp, với điều kiện là việc giảm này gắn với quá trình sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật quản lý nội bộ doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 78 - 92)