Chi phí thuế, lệ phí

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật quản lý nội bộ doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 46 - 51)

2.2 .Chế định về quản lý chi phí

2.2.1.Chi phí thuế, lệ phí

Thuế, lệ phí là loại chi phí thƣờng gặp nhất của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp, ngay cả khi không có hoạt động sản xuất kinh doanh gì trong kỳ kế toán, vẫn có thể phải chịu một số loại chi phí nhất định kiểu này. Ví dụ nhƣ một doanh nghiệp tƣ nhân không có hoạt động sản xuất kinh doanh gì theo nhƣ đã đăng ký với cơ quan quản lý, nhƣng vẫn có thể phải chịu lệ phí môn bài. Mặt khác, do đây là nguồn thu chủ yếu của nhà nƣớc, nên pháp luật về thuế, lệ phí đƣợc xây dựng khá quy mô, cơ quan nhà nƣớc đƣợc huy động để thực thi pháp luật về thuế, lệ phí cũng khá đa dạng.

Quyết định 15/2006/QĐ,BTC của Bộ Tài chính ngày 20/03/2006 Ban hành Hệ thống Tài khoản Kế toán Doanh nghiệp có liệt kê chi tiết các khoản thuế, lệ phí doanh nghiệp phải nộp nhà nƣớc:

, Thuế giá trị gia tăng phải nộp: Lại gồm: +Thuế giá trị gia tăng đầu ra.

+Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu. , Thuế tiêu thụ đặc biệt.

, Thuế xuất, nhập khẩu.

, Thuế thu nhập doanh nghiệp. , Thuế thu nhập cá nhân. , Thuế tài nguyên.

, Thuế nhà đất, tiền thuê đất. , Các loại thuế khác.

, Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác.

Trong các loại đƣợc nêu trên, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân là thứ không đƣợc coi là chi phí đặc thù của doanh nghiệp vì ai là ngƣời tiêu thụ hàng hóa – dịch vụ cũng phải trả thuế này. Các khoản còn lại đƣợc coi là chi phí đặc thù của doanh nghiệp và nội dung pháp luật quản lý của chúng là:

Thuế thu nhập doanh nghiệp:

Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số14/VBHN,VPQH ngày11 /12 /2014, ngay tại Đ.2 đã xác định ngƣời nộp thuế là tất cả các doanh nghiệp thành lập và

hoạt động theo quy định của luật Việt Nam, luật nƣớc ngoài mà có cơ sở ở Việt Nam, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp có thu, các tổ chức có hoạt động sản xuất kinh doanh có thu nhập … Tóm lại là mọi doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam đều phải chi phí một khoản gọi là “ thuế Thu nhập Doanh nghiệp “.

Đ.3 của luật này quy định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp là thu nhập từ sản xuất kinh doanh và thu nhập khác, ví dụ: chuyển nhƣợng vốn, chuyển nhƣợng dự án, cho vay vốn, cho thuê tài sản .v.v…

Đ.4 xác định một loạt các thu nhập đƣợc miễn thuế của doanh nghiệp, ví dụ: thu nhập từ sử dụng lao động khuyết tật, thu nhập từ nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật, khoản trợ cấp cho nghiên cứu khoa học .v.v…

Chƣơng II của luật xác định các công thức

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế , ( Thu nhập đƣợc miễn thuế + Các khoản lỗ đƣợc kết chuyển ).

Thu nhập chịu thuế = ( Doanh thu – Chi phí đƣợc trừ ) + Thu nhập khác. Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất.

Đ.10 quy định về thuế suất, theo đó thuế suất cho doanh nghiệp doanh thu không quá 20 tỷ/năm là 20%. Doanh nghiệp có doanh thu quá 20 tỷ/năm là 22%.

Đ.16 quy định về chuyển lỗ, theo đó doanh nghiệp đƣợc chuyển lỗ từ năm nay sang năm sau, lỗ trừ vào thu nhập tính thuế. Thời gian chuyển lỗ không quá 05 ( năm ) năm.

Luật đƣợc hƣớng dẫn chi tiết tại Nghị định 218/2013/NĐ,CP của Chính phủ ngày 26/12 /2013 quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành Luật Thuế TNDN.

Thuế tài nguyên:

Luật Thuế Tài nguyên số 45/2009/QH12 ngày 25/11/2009, tại Đ.2 “ Đối tƣợng chịu thuế “ đã quy định các đối tƣợng:

“ …1. Khoáng sản kim loại.

2. Khoáng sản không kim loại. 3. Dầu thô.

4. Khí thiên nhiên, khí than.

6. Hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật biển. 7. Nƣớc thiên nhiên, bao gồm nƣớc mặt và nƣớc dƣới đất. 8. Yến sào thiên nhiên.

9. Tài nguyên khác do Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội quy định .”

là các đối tƣợng mà nếu doanh nghiệp tiến hành khai thác, thì doanh nghiệp phải nộp thuế cho nhà nƣớc. Về doanh nghiệp là ngƣời nộp thuế, k.2, Đ.3 luật này quy định thêm:

“ …a) Doanh nghiệp khai thác tài nguyên đƣợc thành lập trên cơ sở liên doanh thì doanh nghiệp liên doanh là ngƣời nộp thuế;

b) Bên Việt Nam và bên nƣớc ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh

doanh khai thác tài nguyên thì trách nhiệm nộp thuế của các bên phải đƣợc xác định cụ thể trong hợp đồng hợp tác kinh doanh;

c) Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nhỏ, lẻ bán cho tổ chức, cá

nhân làm đầu mối thu mua và tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua cam kết chấp thuận bằng văn bản về việc kê khai, nộp thuế thay cho tổ chức, cá nhân khai thác thì tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua là ngƣời nộp thuế. “

Chƣơng II Luật Thuế Tài nguyên xác định cụ thể căn cứ tính thuế. Đ.4 của luật quy định: “ Căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lƣợng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế và thuế suất “. Các Đ.5 và 6 quy định sản lƣợng tài nguyên tính thế và giá tính thuế. Thuế suất đƣợc quy định tại Đ.7 với mức thế suất đa dạng.

Thuế nhà đất, tiền thuê đất

Luật số 48/2010/QH12 về Thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp ngày 17/06 /2010, Đ.2 “ Đối tƣợng chịu thuế “ quy định một doanh nghiệp có thể phải chịu chi phí thuế sử dụng đất phi nông nghiệp nếu có các đối tƣợng:

“ …

2. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp bao gồm: đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất khai thác, chế biến khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.

3. Đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 3 của Luật này sử dụng vào mục đích kinh doanh. “

Đ.3 “ Đối tƣợng không chị thuế “ quy định:

“ 1. Đất sử dụng vào mục đích công cộng bao gồm: đất giao thông, thủy lợi; đất xây dựng công trình văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử , văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ;

2. Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng; 3. Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;

4. Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nƣớc chuyên dùng; 5. Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đƣờng, nhà thờ họ;

6. Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

7. Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của pháp luật. “

Đ.4 “ Ngƣời nộp thuế “ là căn cứ để một doanh nghiệp xác định xem có phải chịu chi phí này nếu có các đối tƣợng nêu trên không, cụ thể:

“1. Ngƣời nộp thuế là tổ chức… có quyền sử dụng đất thuộc đối tƣợng chịu thuế quy định tại Điều 2 của Luật này.

2. Trƣờng hợp tổ chức… chƣa đƣợc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) thì ngƣời đang sử dụng đất là ngƣời nộp thuế.

3. Ngƣời nộp thuế trong một số trƣờng hợp cụ thể đƣợc quy định nhƣ sau:

a) Trƣờng hợp đƣợc Nhà nƣớc cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tƣ thì ngƣời thuê đất ở là ngƣời nộp thuế;

b) Trƣờng hợp ngƣời có quyền sử dụng đất cho thuê đất theo hợp đồng thì ngƣời nộp thuế đƣợc xác định theo thỏa thuận trong hợp đồng. Trƣờng hợp trong hợp đồng không có thỏa thuận về ngƣời nộp thuế thì ngƣời có quyền sử dụng đất là ngƣời nộp thuế;

c) Trƣờng hợp đất đã đƣợc cấp Giấy chứng nhận nhƣng đang có tranh chấp thì trƣớc khi tranh chấp đƣợc giải quyết, ngƣời đang sử dụng đất là ngƣời nộp thuế. Việc nộp thuế không phải là căn cứ để giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất; d) Trƣờng hợp nhiều ngƣời cùng có quyền sử dụng một thửa đất thì ngƣời nộp thuế là ngƣời đại diện hợp pháp của những ngƣời cùng có quyền sử dụng thửa đất đó; đ) Trƣờng hợp ngƣời có quyền sử dụng đất góp vốn kinh doanh bằng quyền sử dụng đất mà hình thành pháp nhân mới có quyền sử dụng đất thuộc đối tƣợng chịu thuế quy định tại Điều 2 của Luật này thì pháp nhân mới là ngƣời nộp thuế.

Một doanh nghiệp nộp cụ thể bao nhiêu cho thứ thuế này đƣợc ghi nhận tại Chƣơng II của luật. Cụ thể, Đ.5 “ Căn cứ tính thuế “ quy định: Căn cứ tính thuế là giá tính thuế và thuế suất.

Giá tính thuế đƣợc quy định cụ thể: “ Điều 6. Giá tính thuế

1. Giá tính thuế đối với đất đƣợc xác định bằng diện tích đất tính thuế nhân với giá của 1m2 đất.

2. Diện tích đất tính thuế đƣợc quy định nhƣ sau:

a) Diện tích đất tính thuế là diện tích đất thực tế sử dụng.

Trƣờng hợp có quyền sử dụng nhiều thửa đất ở thì diện tích đất tính thuế là tổng diện tích các thửa đất tính thuế.

Trƣờng hợp đƣợc Nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất để xây dựng khu công nghiệp thì diện tích đất tính thuế không bao gồm diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung;

b) Đối với đất ở nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cƣ bao gồm cả trƣờng hợp vừa để ở, vừa để kinh doanh thì diện tích đất tính thuế đƣợc xác định bằng hệ số phân bổ nhân với diện tích nhà của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.

Hệ số phân bổ đƣợc xác định bằng diện tích đất xây dựng nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cƣ chia cho tổng diện tích nhà của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.

Trƣờng hợp nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cƣ có tầng hầm thì 50% diện tích tầng hầm của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng trong tầng hầm đƣợc cộng vào diện tích nhà của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng để tính hệ số phân bổ;

c) Đối với công trình xây dựng dƣới mặt đất thì áp dụng hệ số phân bổ bằng 0,5 diện tích đất xây dựng chia cho tổng diện tích công trình của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.

3. Giá của 1m2 đất là giá đất theo mục đích sử dụng do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng quy định và đƣợc ổn định theo chu kỳ 5 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành. “

Thuế suất đƣợc quy định cụ thể tại Đ.7. Theo đó, căn cứ vào hạn mức giao đất ở do từng Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố ban hành áp dụng cho địa phƣơng mình, ngƣời ta xác định đƣợc 03 ( ba ) bậc thuế suất, đó là:

Bậc thuế

Diện tích đất tính thuế (m2) Thuế suất (%) 1 Diện tích trong hạn mức 0,03 2 Phần diện tích vƣợt không quá 3 lần hạn mức 0,07 3 Phần diện tích vƣợt trên 3 lần hạn mức 0,15

Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác

Nói chung phí, lệ phí mà doanh nghiệp phải gánh khá nhiều. Ví dụ nhƣ một doanh nghiệp trồng cà phê gần đây đƣợc xác định gánh 17 loại phí, lệ phí sau khi 14 loại khác đƣợc bỏ. Vì vậy, có thể thấy nếu liệt kê các loại này rất dài và khó đầy đủ. Mỗi doanh nghiệp trong một lĩnh vực của mình đều gánh một số loại phí, lệ phí và đƣợc xác định là chi phí.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật quản lý nội bộ doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 46 - 51)