Khái niệm, đặc điểm pháp luật quản lý nội bộ doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật quản lý nội bộ doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 29 - 30)

1.2 .Những vấn đề pháp lý cơ bản về doanh thu, chi phí, lợi nhuận

1.3.2.Khái niệm, đặc điểm pháp luật quản lý nội bộ doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong

1.2.2 .Khái niệm và phân loại chi phí

1.3.2.Khái niệm, đặc điểm pháp luật quản lý nội bộ doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong

trong doanh nghiệp ở Việt Nam

Các quy định pháp luật về tổ chức, hoạt động trong doanh nghiệp ở Việt Nam rất đa dạng. Có thể thấy các quy định này liên quan tới nhiều lĩnh vực quản trị doanh nghiệp nhƣ quản trị lao động, quản lý chất lƣợng, marketing… Trong số này có các quy định về quản lý nội bộ doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong doanh nghiệp.

Trên cơ sở tổng hợp các quy định về quản lý nội bộ doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong doanh nghiệp ở Việt Nam, có thể đƣa ra khái niệm về pháp luật quản lý nội bộ doanh thu chi phí, lợi nhuận trong doanh nghiệp ở Việt Nam nhƣ sau: Pháp luật quản lý nội bộ doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong doanh nghiệp ở Việt Nam là tổng hợp các quy phạm, chế định của pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, các văn bản nội bộ hoặc các thói quen ứng xử được doanh nghiệp ban hành hoặc thừa nhận, dùng để điều chỉnh quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý doanh thu chi phí, lợi nhuận trong doanh nghiệp ở Việt Nam.

Từ khái niệm trên, có thể thấy một số đặc điểm của pháp luật quản lý nội bộ doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong doanh nghiệp ở Việt Nam nhƣ sau:

Thứ nhất: Pháp luật quản lý nội bộ doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong doanh

nghiệp ở Việt Nam là tổng hợp các quy phạm, chế định của pháp luật do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành, các văn bản nội bộ hoặc các thói quen ứng xử đƣợc doanh nghiệp ban hành hoặc thừa nhận.

Các quy phạm, chế định của pháp luật đa dạng, nằm trong nhiều loại văn bản pháp luật khác nhau, gồm các bộ luật, luật, văn bản hƣớng dẫn luật do các cơ quan nhà nƣớc nhƣ quốc hội, chính phủ, bộ … ban hành.

Các văn bản nội bộ đƣợc doanh nghiệp ban hành, gồm các văn bản nhƣ quy chế nội bộ do doanh nghiệp xây dựng đƣợc dùng để điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có các hoạt động liên quan đến quản lý nội bộ doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Một trong những ví dụ tiêu biểu về văn bản dạng này là Điều lệ công ty. Có thể thấy, trong Điều lệ công ty, các vấn đề nhƣ góp vốn, trích lập quỹ, quyền

ký các hợp đồng, nguyên tắc và cách thức chia lợi nhuận… đƣợc quy định và là cơ sở cho việc vận hành bình thƣờng của công ty.

Các thói quen ứng xử đƣợc doanh nghiệp chấp nhận đƣợc hiểu là những hành vi phổ biến, đƣợc thừa nhận và áp dụng để điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có việc quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Có thể thấy các ví dụ về thói quen ứng xử của doanh nghiệp nhƣ trong một số lĩnh vực kinh doanh, chẳng hạn hàng hải hay kho bãi, ngƣời ta vẫn áp dụng việc phạt lƣu kho. Việc phạt này có thể không đƣợc ghi nhận dƣới dạng văn bản nhƣng vẫn đƣợc doanh nghiệp thừa nhận.

Thứ hai: Pháp luật quản lý nội bộ doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong doanh

nghiệp ở Việt Nam dùng để điều chỉnh quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong doanh nghiệp ở Việt Nam. Đây là đặc trƣng phân biệt pháp luật quản lý nội bộ doanh thu, chi phí, lợi nhuận với các lĩnh vực pháp luật khác. Đồng thời, đặc điểm này cho phép quy định nội dung chế định pháp luật quản lý nội bộ doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Các chế định này gồm:

- Chế định về quản lý nội bộ doanh thu. - Chế định về quản lý nội bộ chi phí.

- Chế định về quản lý lợi nhuận doanh nghiệp.

1.4.Vai trò của quản lý nội bộ về doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong doanh nghiệp

Quản lý nội bộ về doanh thu, chi phí, lợi nhuận có vai trò quan trọng, với trƣớc tiên là doanh nghiệp. Sau nữa, nó đóng vai trò quan trọng đảm bảo các nghĩa vụ thuế đƣợc hoàn thành. Thêm vào đó, với nhà đầu tƣ hay với ngƣời lao động, một doanh nghiệp quản lý tốt về doanh thu, chi phí, lợi nhuận luôn đem lại lợi ích cho họ. Dƣới đây là một số nội dung liên quan tới vai trò ( ý nghĩa ) của quản lý nội bộ về doanh thu, chi phí, lợi nhuận đƣợc trình bày theo trong tƣơng quan với từng đối tƣợng:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật quản lý nội bộ doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 29 - 30)