.Quy định về cách thức sử dụng – phân chia lợi nhuận doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật quản lý nội bộ doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 60 - 67)

Sử dụng lợi nhuận ra sao phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp. Sử dụng lợi nhuận đƣợc quy định khác nhau ở hai loại hình: Loại hình mà nhà nƣớc nắm giữ 100% vốn chủ sở hữu hoặc có vốn nhà nƣớc đầu tƣ và loại hình khác.

, Với loại hình nhà nước nắm giữ 100% vốn chủ sở hữu hoặc có vốn nhà nước đầu tư, Nghị định 09/2009/NĐ,CP của Chính phủ ngày 05/02/2009 Ban hành Quy chế Quản lý Tài chính của Công ty Nhà nƣớc và Quản lý vốn Nhà nƣớc đầu tƣ vào doanh nghiệp khác, Điều 27.” Phân phối lợi nhuận “ quy định cụ thể chi tiết phân phối lợi nhuận nhƣ sau:

1. Lợi nhuận thực hiện của công ty sau khi bù đắp lỗ năm trƣớc theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đƣợc phân phối nhƣ sau:

a. Chia lãi cho các thành viên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng (nếu có); b. Bù đắp khoản lỗ của các năm trƣớc đã hết thời hạn đƣợc trừ vào lợi nhuận trƣớc thuế;

c. Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính; khi số dƣ quỹ bằng 25% vốn Điều lệ thì không trích nữa;

d. Trích lập các quỹ đặc biệt từ lợi nhuận sau thuế theo tỷ lệ đã đƣợc nhà nƣớc quy định đối với công ty đặc thù mà pháp Luật quy định phải trích lập.

đ. Số còn lại sau khi lập các quỹ quy định tại điểm a, b, c, d khoản này đƣợc phân phối theo tỷ lệ giữa vốn nhà nƣớc đầu tƣ tại công ty và vốn công ty tự huy động bình quân trong năm.

Vốn do công ty tự huy động là số tiền công ty huy động do phát hành trái phiếu, tín phiếu, vay của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc trên cơ sở công ty tự chịu trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi cho ngƣời cho vay theo cam kết, trừ các khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ, Bộ Tài chính, các khoản vay đƣợc hỗ trợ lãi suất. 2. Đối với công ty nhà nƣớc chƣa đƣợc đầu tƣ đủ vốn Điều lệ thì phần lợi nhuận đƣợc chia theo vốn nhà nƣớc đầu tƣ đƣợc dùng để tái đầu tƣ bổ sung vốn nhà nƣớc tại công ty nhà nƣớc. Hàng năm căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và nhu cầu bổ sung vốn Điều lệ của công ty nhà nƣớc, Bộ Tài chính xem xét chấp thuận cho công ty nhà nƣớc đƣợc sử dụng phần lợi nhuận đƣợc chia bổ sung vốn Điều lệ hoặc Điều chuyển về Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Tổng công ty đầu tƣ và kinh doanh vốn nhà nƣớc để tập trung đầu tƣ vốn cho các doanh nghiệp, cho các dự án đầu tƣ và cấp bù hai quỹ khen thƣởng, quỹ phúc lợi của những công ty nhà nƣớc thƣờng xuyên hoạt động và cung ứng các dịch vụ công ích thuộc diện trợ cấp.

3. Lợi nhuận đƣợc chia theo vốn tự huy động đƣợc phân phối nhƣ sau: a. Trích tối thiểu 30% vào quỹ đầu tƣ phát triển của công ty;

b. Trích tối đa 5% lập quỹ thƣởng Ban quản lý Điều hành công ty, mức trích một năm không vƣợt quá 500 triệu đồng (đối với công ty có Hội đồng quản trị), 200 triệu đồng (đối với công ty không có Hội đồng quản trị) theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ của Ban quản lý Điều hành công ty và kết quả xếp loại doanh nghiệp. Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện quy định này;

c. Số lợi nhuận còn lại đƣợc phân phối vào quỹ khen thƣởng, quỹ phúc lợi theo kết quả phân loại doanh nghiệp. Trong đó:

, Công ty nhà nƣớc xếp loại A đƣợc trích tối đa không quá 3 tháng lƣơng thực hiện cho hai quỹ khen thƣởng, quỹ phúc lợi;

, Công ty nhà nƣớc xếp loại B đƣợc trích tối đa không quá 1,5 tháng lƣơng thực hiện cho hai quỹ khen thƣởng, quỹ phúc lợi;

, Công ty nhà nƣớc xếp loại C đƣợc trích tối đa không quá 1 tháng lƣơng thực hiện cho hai quỹ khen thƣởng, quỹ phúc lợi;

, Công ty nhà nƣớc không thực hiện xếp loại theo quy định thì không đƣợc trích lập hai quỹ khen thƣởng, phúc lợi.

, Mức trích vào mỗi quỹ do Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc công ty không có Hội đồng quản trị quyết định sau khi tham khảo ý kiến của Ban Chấp hành Công đoàn công ty.

d. Số lợi nhuận còn lại sau khi trích quỹ khen thƣởng, quỹ phúc lợi đƣợc bổ sung vào quỹ đầu tƣ phát triển của công ty.

4. Đại diện chủ sở hữu quyết định tỷ lệ trích cụ thể đối với quỹ thƣởng Ban quản lý Điều hành công ty trên cơ sở hiệu quả hoạt động và kết quả phân loại A, B của công ty nhà nƣớc.

5. Đối với những công ty nhà nƣớc hoạt động trong lĩnh vực độc quyền đƣợc trích tối đa không quá 3 tháng lƣơng thực hiện cho hai quỹ khen thƣởng và phúc lợi. 6. Đối với công ty đầu tƣ thành lập mới trong 2 năm liền kề từ khi có lãi nếu phân phối lợi nhuận nhƣ trên mà hai quỹ khen thƣởng, phúc lợi không đạt 2 tháng lƣơng thực hiện thì công ty đƣợc giảm phần trích quỹ đầu tƣ phát triển để đảm bảo đủ 2

tháng lƣơng thực hiện cho hai quỹ này. Mức giảm tối đa bằng toàn bộ số trích quỹ đầu tƣ phát triển trong kỳ phân phối lợi nhuận năm đó.

7. Đối với Công ty nhà nƣớc đƣợc thiết kế và thực tế thƣờng xuyên, ổn định cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do nhà nƣớc đặt hàng hoặc giao kế hoạch khi thực hiện phân phối lợi nhuận theo cơ chế này không đủ trích hai quỹ khen thƣởng, phúc lợi theo mức quy định tại khoản 3 Điều này thì đƣợc giảm trích quỹ đầu tƣ phát triển, giảm phần lợi nhuận đƣợc chia theo vốn nhà nƣớc để trích đủ hai quỹ khen thƣởng, phúc lợi theo quy định. Nếu giảm toàn bộ số tiền trên mà vẫn chƣa đủ thì sẽ đƣợc Nhà nƣớc xem xét, hỗ trợ:

, 100% mức trích quỹ còn thiếu nếu công ty đƣợc xếp loại A và có tỷ trọng doanh thu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích đạt từ 50% tổng doanh thu.

, 50% mức trích quỹ còn thiếu nếu công ty đƣợc xếp loại A nhƣng có tỷ trọng doanh thu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích đạt dƣới 50% tổng doanh thu hoặc xếp loại B.

Lợi nhuận sau thuế để trích lập hai quỹ khen thƣởng phúc lợi bao gồm: lợi nhuận từ hoạt động cung cấp dịch vụ sản phẩm, dịch vụ công ích do nhà nƣớc đặt hàng hoặc giao kế hoạch hoặc do đấu thầu và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh khác.

8. Trích quỹ khen thƣởng, quỹ phúc lợi đối với công ty nhà nƣớc đặc thù:

a. Công ty nhà nƣớc đặc thù có vốn nhà nƣớc nhiều hơn vốn doanh nghiệp tự huy động; Công ty nhà nƣớc đang chuyển đổi sở hữu gồm công ty đã có quyết định của cơ quan có thẩm quyền về cổ phần hóa, giao, bán doanh nghiệp nhƣng chƣa chính thức chuyển đổi sở hữu (chƣa đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu theo hình thức mới); Công ty nhà nƣớc đang thực hiện một số nhiệm vụ kinh tế, xã hội do Nhà nƣớc giao tại các địa bàn thuộc vùng biên giới, hải đảo, địa bàn chiến lƣợc; làm nhiệm vụ kinh tế kết hợp quốc phòng; giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc… khi thực hiện chế độ phân phối lợi nhuận sau thuế theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này mà hai quỹ khen thƣởng, quỹ phúc lợi thấp do lợi nhuận sau thuế đƣợc chia theo vốn tự huy động ít hoặc không có thì đƣợc trích lập quỹ khen thƣởng, quỹ phúc lợi nhƣ sau:

, Đƣợc trích hai quỹ tối đa là 3 tháng lƣơng thực hiện nếu công ty xếp loại A và số phải nộp ngân sách phát sinh trong năm cao hơn hoặc bằng năm trƣớc;

, Đƣợc trích hai quỹ tối đa là 1,5 tháng lƣơng thực hiện nếu công ty xếp loại A và số phải nộp ngân sách phát sinh trong năm thấp hơn năm trƣớc hoặc xếp loại B và số phải nộp ngân sách phát sinh trong năm cao hơn hoặc bằng năm trƣớc;

, Đƣợc trích hai quỹ tối đa bằng 1 tháng lƣơng thực hiện đối với các công ty còn lại (có thực hiện xếp loại);

, Công ty nhà nƣớc không thực hiện xếp loại theo quy định thì không đƣợc trích lập quỹ khen thƣởng, phúc lợi;

b. Nguồn để bổ sung quỹ khen thƣởng, quỹ phúc lợi: , Phần lợi nhuận phát sinh để trích quỹ đầu tƣ phát triển; , Phần lợi nhuận đƣợc chia theo vốn nhà nƣớc.

c. Trình tự bổ sung quỹ khen thƣởng, quỹ phúc lợi nhƣ sau:

, Giảm quỹ đầu tƣ phát triển đƣợc trích theo quy định để bổ sung quỹ khen thƣởng, quỹ phúc lợi cho đạt mức tối đa theo quy định tại điểm a khoản này;

, Nếu dùng hết phần để trích quỹ đầu tƣ phát triển mà hai quỹ khen thƣởng, quỹ phúc lợi chƣa đạt mức tối đa quy định trên đây thì doanh nghiệp đƣợc dùng phần lợi nhuận đƣợc chia theo vốn nhà nƣớc để bổ sung hai quỹ khen thƣởng, quỹ phúc lợi, nhƣng mức sử dụng tối đa bằng 50% số lợi nhuận đƣợc chia theo vốn nhà nƣớc. d. Thủ tƣớng Chính phủ quyết định cơ chế trích lập và sử dụng quỹ khen thƣởng, phúc lợi đối với một số công ty nhà nƣớc đặc thù chuyên ngành nhƣ Tổng công ty Đầu tƣ và Kinh doanh vốn nhà nƣớc, Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lƣu ký chứng khoán đã chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp theo quy định của Luật Chứng khoán;

đ. Việc trích quỹ khen thƣởng, quỹ phúc lợi đối với công ty nhà nƣớc đặc thù từ năm 2007 đƣợc thực hiện theo quy định tại khoản này.

9. Đối với công ty nhà nƣớc đã đƣợc đầu tƣ đủ vốn Điều lệ, Nhà nƣớc sẽ Điều tiết một phần lợi nhuận sau thuế (phần lợi nhuận đƣợc chia theo vốn nhà nƣớc và quỹ đầu tƣ phát triển) về quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Tổng công ty Đầu tƣ và Kinh doanh vốn nhà nƣớc.

…”

, Với loại hình khác: Loại hình doanh nghiệp không có vốn sở hữu nhà nƣớc, quy định phân chia lợi nhuận lỏng hơn nhiều. Ở đây có thể thấy tinh thần tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc pháp luật tôn trọng. Khó có thể tìm ra quy định bắt buộc về phân chia lợi nhuận, lập quỹ … áp dụng cho loại hình doanh nghiệp mà nhà nƣớc không góp vốn vào. Tuy nhiên, vẫn có thể thấy ở một số văn bản pháp luật, có những quy định có thể vận dụng trong việc chia lợi nhuận doanh nghiệp.

Với công ty TNHH, Điều 69 Luật Doanh nghiệp “ Điều kiện chia lợi nhuận “ quy định:

“ …Công ty chỉ đƣợc chia lợi nhuận cho các thành viên khi kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản đến hạn trả khác sau khi chia lợi nhuận. “

Với công ty cổ phần, Điều 132 Luật Doanh nghiệp “ Trả cổ tức “ quy định: “…

1. Cổ tức trả cho cổ phần ƣu đãi đƣợc thực hiện theo các điều kiện áp dụng riêng cho mỗi loại cổ phần ƣu đãi.

2. Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông đƣợc xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức đƣợc trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty cổ phần chỉ đƣợc trả cổ tức của cổ phần phổ thông khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;

b) Đã trích lập các quỹ công ty và bù đắp đủ lỗ trƣớc đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;

c) Ngay sau khi trả hết số cổ tức đã định, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.

3. Cổ tức có thể đƣợc chi trả bằng tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty. Nếu chi trả bằng tiền mặt thì phải đƣợc thực

hiện bằng Đồng Việt Nam và có thể đƣợc chi trả bằng séc, chuyển khoản hoặc lệnh trả tiền gửi bằng bƣu điện đến địa chỉ thƣờng trú hoặc địa chỉ liên lạc của cổ đông. 4. Cổ tức phải đƣợc thanh toán đầy đủ trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thƣờng niên….”

Từ nội dung trên có thể thấy các quy định về quản lý nội bộ lợi nhuận trong doanh nghiệp tƣơng đối ít chi tiết nếu đem so với quy định về doanh thu và chi phí. Khái niệm về lợi nhuận cho thấy lợi nhuận là phép toán trừ doanh thu và chi phí. Cách thức tính toán lợi nhuận cũng đƣợc quy định khá rõ với việc xác định cái gì là doanh thu và cái gì là chi phí. Chia lợi nhuận ra sao lại phụ thuộc vào doanh nghiệp đó có phải là doanh nghiệp nhà nƣớc không. Nếu là doanh nghiệp nhà nƣớc thì việc chia lợi nhuận đƣợc quy định khá chi tiết. Doanh nghiệp nhà nƣớc phải xem xét điều kiện chia lợi nhuận đã đủ chƣa. Nếu có thể chia đƣợc thì thứ tự chia cũng đƣợc quy định chặt chẽ. Nói chung doanh nghiệp nhà nƣớc phải trích đủ các loại quỹ nếu có lợi nhuận.

Với doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác thì tùy vào loại chủ thể kinh doanh nào sẽ áp dụng các quy định chia lợi nhuận tƣơng ứng. Đối với công ty TNHH thì việc chia lợi nhuận khá đơn giản. Còn đối với công ty cổ phần, việc chia lợi nhuận cũng phải theo các thứ tự. Công ty cổ phần cũng phải trích các quỹ. Việc thông báo và chi trả cổ tức cũng đƣợc quy định ngặt hơn so với công ty TNHH.

CHƢƠNG 3

ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT QUẢN LÝ NỘI BỘ DOANH THU, CHI PHÍ , LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 3.1. Quá trình đổi mới doanh nghiệp và sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về quản lý nội bộ doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật quản lý nội bộ doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 60 - 67)