Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật quản lý nội bộ về doanh thu – chi phí – lợi nhuận

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật quản lý nội bộ doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 68)

3.1.1.Quá trình đổi mới doanh nghiệp tại Việt Nam : Thành tựu và thực trạng

3.1.2. Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật quản lý nội bộ về doanh thu – chi phí – lợi nhuận

nhuận trong doanh nghiệp Việt Nam

3.1.2.1.Mục tiêu hoàn thiện pháp luật quản lý nội bộ về doanh thu, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp

Mọi con đƣờng đều nhằm dẫn tới một cái đích nào đó. Nếu coi hoàn thiện pháp luật quản lý nội bộ về doanh thu – chi phí – lợi nhuận của doanh nghiệp là con đƣờng phía trƣớc thì rõ ràng là ngƣời ta nên có hình dung đích đến là đâu. Xác định mục tiêu hoàn thiện pháp luật quản lý nội bộ về doanh thu – chi phí – lợi nhuận là việc vạch ra một đích đến nhƣ vậy. Một số mục tiêu hoàn thiện pháp luật quản lý nội bộ doanh thu – chi phí – lợi nhuận của doanh nghiệp có thể kể ra là:

,Pháp luật quản lý nội bộ doanh thu – chi phí – lợi nhuận nên là một trong những công cụ tạo ra, duy trì sự bình đẳng về pháp luật giữa các chủ thể kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế. Pháp luật quản lý nội bộ doanh thu – chi phí – lợi nhuận hiện hành là một “ chuẩn mực “ chung cho tất cả các chủ thể kinh doanh, không phân biệt thành phần kinh tế. Thậm chí, có một số lĩnh vực nhƣ quản lý lợi nhuận, những quy định ràng buộc doanh nghiệp nhà nƣớc còn ngặt nghèo hơn doanh

nghiệp không có vốn nhà nƣớc. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ việc áp dụng pháp luật quản lý nội bộ doanh thu – chi phí – lợi nhuận nhƣ hiện tại không hẳn đã bình đẳng. Trong lĩnh vực thuế chẳng hạn, nhà nƣớc sẽ phạt theo ngày doanh nghiệp nào chậm nộp thuế. Thế nhƣng số tiền nhà nƣớc chậm hoàn thuế cho doanh nghiệp lại không hề bị tính theo lãi suất ngân hàng quá hạn. Đối với doanh nghiệp nhà nƣớc thì việc giám sát sử dụng vốn là một việc gì đó khá khó khăn. Điều này thể hiện trong một loạt vụ việc. Vụ Trịnh Xuân Thanh chẳng hạn, ngƣời ta không biết số tiền 3 200 tỷ khi ông ta làm Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí thất thoát nhƣ thế nào. Hoặc ngƣời ta cũng không thể biết đƣợc tại sao để cắt tỉa 24km cỏ mỗi năm, một doanh nghiệp nhà nƣớc khác đã tiêu đến 53 tỷ đồng. Một doanh nghiệp không có vốn nhà nƣớc có lẽ không dễ đƣợc các cơ quan thuế chấp nhận là có tài sản vô hình có giá trị lớn. Nhƣng MobiFone, một doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc, lại có thể bỏ tiền ra mua 95% cổ phiếu của AVG với giá ƣớc khoảng 1600 – 2000 tỷ đồng ( thực ra giá là bao nhiêu đang là một bí mật ). Mức giá này theo các chuyên gia tài chính, đắt hơn nhiều lần so với giá thật. Việc định giá quá cao, có lẽ thông qua việc đánh giá quá cao tài sản vô hình của AVG – một công ty truyền hình tƣ nhân – cũng không hề bị can thiệp.

Mục tiêu tạo ra, duy trì sự bình đẳng pháp luật giữa các chủ thể mọi thành phần kinh tế lại có thể gồm các mục tiêu nhỏ hơn nhƣ:

+ Quy định rõ ràng hơn nữa về doanh thu – chi phí – lợi nhuận. Giải quyết vấn đề của nhiều quy định hiện tại chung chung, tản mát, thiếu hƣớng dẫn cụ thể, thiếu hệ thống … + Quy định rõ ràng hơn nữa trách nhiệm ngƣời kiểm tra, giám sát doanh nghiệp trong việc áp dụng pháp luật quản lý nội bộ doanh thu – chi phí – lợi nhuận. Việc can thiệp của ngƣời kiểm tra, giám sát nên theo hƣớng hƣớng dẫn tuân thủ đúng pháp luật, tránh tối đa biện pháp hành chính.

+ Những trƣờng hợp vi phạm pháp luật trong quản lý nội bộ doanh thu – chi phí – lợi nhuận, sau khi đã hƣớng dẫn nhắc nhở, phải đƣợc áp dụng chế tài cần thiết. , Cùng với việc tạo ra, duy trì sự bình đẳng về pháp luật giữa các chủ thể kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, pháp luật quản lý nội bộ doanh thu – chi phí – lợi nhuận

nên thay đổi theo hƣớng tạo sự minh bạch trong quản lý. Việc chi tiêu thế nào, doanh thu ra sao, lợi nhuận thế nào rõ ràng không giới hạn trong nội bộ doanh nghiệp nữa. Ngoài các đối tƣợng nhƣ kế toán của doanh nghiệp hay kiểm toán viên chính doanh nghiệp thuê là những ngƣời có kiến thức hạch toán kế toán, pháp luật quản lý nội bộ doanh thu – chi phí – lợi nhuận nên tạo điều kiện cho các đối tƣợng khác tham gia, giám sát nhƣ ngƣời lao đông, công đoàn, chủ nợ, nhà đầu tƣ … tiếp cận.

Với đối tƣợng là cổ đông hay thành viên góp vốn, pháp luật quản lý nội bộ doanh thu – chi phí – lợi nhuận nên tạo cơ chế bảo vệ họ bằng các quy định bắt buộc doanh nghiệp phải:

+ Minh bạch thông tin;

+ Chịu bồi thƣờng thiệt hại trong trƣờng hợp “ xung đột lợi ích “ giữa những ngƣời ít vốn và nhiều vốn góp vào doanh nghiệp nếu nhƣ các quyết định của ngƣời nhiều vốn góp gây ra thiệt hại.

Các báo cáo tài chính cần phải đƣợc công khai và giải thích dễ hiểu cho bất cứ ngƣời nào muốn tiếp cận.

, Pháp luật quản lý nội bộ doanh thu – chi phí – lợi nhuận phải đƣợc xây dựng theo hƣớng nhất quán, đảm bảo tính dự báo đƣợc. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp luôn phải cân nhắc về đầu tƣ, chi phí để tận dụng các cơ hội kinh doanh, tránh đƣợc những rủi ro thƣơng trƣờng. Một chính sách pháp luật nói chung, chính sách pháp luật về tài chính nói riêng có thể dự báo đƣợc là rất cần thiết. Một mục tiêu quan trọng cần đạt đƣợc để đảm bảo tính nhất quán, dễ dự báo của chính sách pháp luật về tài chính áp dụng với doanh nghiệp đó là đảm bảo quy định mang tính ổn định cao, theo hƣớng cắt giảm dần của các khoản thuế, lệ phí. Điều này nếu thực hiện đƣợc sẽ đáp ứng sự trông đợi của doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc, từ đó khuyễn khích phát triển sản xuất kinh doanh.

, Pháp luật quản lý nội bộ doanh thu – chi phí – lợi nhuận một khi đƣợc xây dựng và áp dụng phải tạo ra thói quen tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, từ đó nâng tầm doanh nghiệp trong việc quản trị tài chính doanh nghiệp.

Điều này rất quan trọng khi Việt Nam đang chủ động hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Trong quá trình này, doanh nghiệp Việt Nam phải chấp nhận chơi chung với nhiều đối tác và đối thủ. Doanh nghiệp nƣớc ngoài có nhiều năm kinh nghiệm, luôn chú trọng tới quản trị tài chính. Trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam luôn coi quản trị tài chính, trong đó có tuân thủ pháp luật quản lý nội bộ doanh thu – chi phí – lợi nhuận là phần công việc không quan trọng bằng quá trình sản xuất kinh doanh trực tiếp làm tăng lợi nhuận. Các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ sử dụng kế toán nhƣ công cụ đối phó cơ quan thuế, chƣa tính đến việc lập kế hoạch tài chính. Nếu pháp luật quản lý nội bộ doanh thu – chi phí – lợi nhuận đƣợc tuân thủ tốt, điều này sẽ khiến doanh nghiệp đạt trình độ tổ chức – hoạt động mới.

3.1.2.2. Những định hướng của Chính phủ trong việc hoàn thiện pháp luật quản lý nội bộ về doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong doanh nghiệp Việt Nam

Kế toán là một lĩnh vực gần với lĩnh vực quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong nội bộ doanh nghiệp. Lẽ nhiên là quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận có những nội dung khác so với kế toán. Ví dụ nhƣ quản lý thuế trong doanh nghiệp, chia lợi nhuận thành các quỹ … Trong lĩnh vực kế toán, Chính phủ ban hành Quyết định số 480/QĐ,TTg ngày 18/03/2013 về việc phê duyệt chiến lƣợc kế toán – kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Các định hƣớng nêu trong quyết định này có thể dùng làm thao khảo cho định hƣớng hoàn thiện pháp luật quản lý nội bộ về doanh thu – chi phí – lợi nhuận trong doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể:

“ 1. Hoàn thiện các văn bản pháp luật về kế toán, kiểm toán

a) Đối với lĩnh vực kế toán: Trình Quốc hội bổ sung, sửa đổi Luật kế toán theo hƣớng tiếp cận tối đa nguyên tắc quốc tế và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam. Trên cơ sở đó rà soát, bổ sung, hoàn thiện đồng bộ các văn bản hƣớng dẫn về chế độ kế toán nhà nƣớc, kế toán doanh nghiệp, bao gồm cả kế toán tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, các công ty chứng khoán, các công ty quản lý quỹ và các quỹ tài chính nhà nƣớc, quỹ đầu tƣ thuộc các loại hình kinh tế, các tổ chức tài chính có hoạt động đặc thù.

b) Đối với Luật kiểm toán độc lập: Ban hành các văn bản hƣớng dẫn về kiểm toán độc lập, quy trình thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với doanh nghiệp kiểm toán, Giấy chứng nhận hành nghề đối với kiểm toán viên; chấp thuận doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính đối với các đơn vị có lợi ích công chúng; các quy định về kiểm tra, giám sát chất lƣợng đối với doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề.

c) Xây dựng Nghị định về xử lý vi phạm hành chính đối với lĩnh vực kế toán và kiểm toán theo quy định Luật về xử lý vi phạm phạt hành chính đảm bảo phù hợp với Luật kế toán, Luật kiểm toán độc lập.

2. Xây dựng, ban hành chuẩn mực kế toán và kiểm toán của Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện của Việt Nam.

a) Đối với lĩnh vực kế toán: Cập nhật và xây dựng mới các chuẩn mực kế toán doanh nghiệp. Trong đó giai đoạn 2012 , 2015 hoàn thành cập nhật 26 chuẩn mực kế toán đã ban hành; giai đoạn 2016 , 2020 xây dựng và ban hành đầy đủ các chuẩn mực kế toán còn lại, đồng thời xem xét hƣớng dẫn việc áp dụng chuẩn mực đối với các doanh nghiệp hoạt động đặc thù.

b) Đối với lĩnh vực kiểm toán độc lập: Đánh giá việc áp dụng 37 chuẩn mực kiểm toán mới (ban hành thực thi từ năm 2013); trong giai đoạn 2013 , 2015 nghiên cứu cập nhật bổ sung các chuẩn mực kế toán còn lại; giai đoạn 2016 , 2020 tiếp tục cập nhật chuẩn mực kiểm toán quốc tế, đảm bảo tuân thủ chuẩn mực kiểm toán quốc tế, 3. Phát triển thị trƣờng dịch vụ kiểm toán, kế toán:

a) Chỉ đạo các đối tƣợng thuộc diện bắt buộc kiểm toán báo cáo tài chính thực hiện cơ chế kiểm toán; đồng thời khuyến khích mở rộng các đối tƣợng thực hiện kiểm toán độc lập nhằm nâng cao tính công khai, minh bạch các hoạt động kinh tế, tài chính.

b) Mở rộng quy mô số lƣợng và chất lƣợng các doanh nghiệp kiểm toán độc lập, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán toán thông qua hoàn thiện cơ chế và điều kiện hành nghề; tăng cƣờng đội ngũ kiểm toán viên và tăng cƣờng kiểm tra chất lƣợng dịch vụ kế toán, kiểm toán.

c) Phát triển thị trƣờng dịch vụ kế toán, kiểm toán thông qua việc tham gia các thỏa thuận quốc tế và công nhận lẫn nhau đối với kiểm toán viên hành nghề... trong khối ASEAN và giữa Việt Nam với các nƣớc nhƣ Anh, Úc... và các nƣớc khác.

4. Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật, chuẩn mực, chế độ kế toán và kiểm toán.

a) Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát hoạt động kế toán, kiểm toán trong nền kinh tế quốc dân.

b) Thực hiện công khai minh bạch tình hình kinh tế, tài chính của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế.

c) Tạo lập cơ chế tự quản cho các tổ chức nghề nghiệp; nâng cao đạo đức nghề nghiệp.

5. Củng cố tổ chức bộ máy cơ quan quản lý nhà nƣớc về kế toán, kiểm toán

a) Đánh giá lại vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trong Bộ Tài chính đối với việc quản lý, giám sát về kế toán, kiểm toán.

b) Xây dựng đề án củng cố về tổ chức bộ máy quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo hƣớng nâng cao vị thế và hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về kế toán, kiểm toán.

c) Tăng cƣờng công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ làm công tác quản lý nhà nƣớc về kế toán, kiểm toán.

6. Đẩy mạnh sự phát triển các tổ chức nghề nghiệp trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán trong nƣớc trở thành tổ chức tự quản

Việc thúc đẩy phát triển các tổ chức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán trong nƣớc đƣợc thực hiện theo hƣớng từng bƣớc mở rộng và xem xét để chuyển giao các công việc thuộc chức năng quản lý của Nhà nƣớc cho các tổ chức nghề nghiệp (VAA, VACPA), nhƣ: Soạn thảo, cập nhật chuẩn mực kế toán, kiểm toán, tổ chức thi kiểm toán viên và kế toán viên hành nghề,... Phấn đấu đến năm 2020, các tổ chức nghề nghiệp của Việt Nam thực sự trở thành tổ chức nghề nghiệp tự quản, có đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và tổ chức hoạt động nhƣ các tổ chức nghề nghiệp kế toán quốc tế

khác nhằm tăng cƣờng phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động, vai trò của Hiệp hội nghề nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ Tài chính, Kế toán, Kiểm toán.

7. Tăng cƣờng mở rộng quan hệ, hợp tác quốc tế, nâng cao vị thế của kế toán, kiểm toán Việt Nam

a) Tăng cƣờng mối quan hệ với các tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán trong việc nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm và học hỏi về nội dung, phƣơng thức quản lý nhà nƣớc về kế toán, kiểm toán. Nghiên cứu các mô hình của các nƣớc phát triển để vận dụng vào Việt Nam về xây dựng kỹ thuật nghiệp vụ kế toán, kiểm toán; phát triển dịch vụ kế toán, kiểm toán; mô hình đào tạo, thi, cấp chứng chỉ hành nghề về kế toán, kiểm toán.

b) Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán; của các tổ chức phi chính phủ trong việc hỗ trợ các dự án triển khai nghiên cứu và thực hiện cải cách kế toán, kiểm toán.

c) Trong những năm tới, sau khi hoàn thành việc công bố khuôn khổ pháp lý về kế toán, kiểm toán cần tiếp tục tăng cƣờng quan hệ hợp tác quốc tế, hỗ trợ các hội nghề nghiệp thực hiện đầy đủ vai trò thành viên của các tổ chức Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC), Hiệp hội kế toán ASEAN (AFA) và thành viên Hiệp hội kế toán châu Á , Thái Bình Dƣơng (CAPA).

8. Phát triển nguồn nhân lực

a) Nâng cao chất lƣợng nhân viên, chất lƣợng dịch vụ thông qua việc đẩy mạnh tổ chức đào tạo, cập nhật kiến thức theo các hình thức phù hợp trên cơ sở tiếp thu thông lệ quốc tế, điều kiện cụ thể của Việt Nam.

b) Đổi mới mô hình đào tạo thi, cấp chứng chỉ kiểm toán viên, kế toán viên hành nghề theo hƣớng đào tạo, thi theo tín chỉ để cấp chứng chỉ kiểm toán viên, kế toán viên hành nghề; đồng thời mở rộng và tăng cƣờng số lƣợng các kỳ thi kế toán viên hành nghề, kế toán viên công chứng, kiểm toán viên.

c) Tăng cƣờng áp dụng các phƣơng pháp và công nghệ thông tin hiện đại, tiêu chuẩn hóa chuyên môn và chuyên nghiệp hóa.

d) Có cơ chế thích hợp để tuyển dụng các chuyên gia, ngƣời có kinh nghiệm về kế toán, kiểm toán vào các cơ quan quản lý, giám sát hành nghề kế toán, kiểm toán; cơ quan ban hành Chuẩn mực kế toán, kiểm toán và cơ quan nghiên cứu.

9. Xây dựng hệ thống thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý trên cơ sở công nghệ hiện đại thông qua việc xây dựng hệ thống kết nối thông tin trực tuyến đủ mạnh tại các cơ quan quản lý Nhà nƣớc trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán; Xây dựng ngân hàng dữ liệu để quản lý và giám sát việc hành nghề kế toán, kiểm toán; kết nối thông tin giữa các đơn vị cấp trên, cấp dƣới đảm bảo cho việc hợp nhất báo cáo tài chính của

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật quản lý nội bộ doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 68)