1.2 .Những vấn đề pháp lý cơ bản về doanh thu, chi phí, lợi nhuận
1.2.2 .Khái niệm và phân loại chi phí
1.4.2. Với các cơ quan thuế
Kết quả của việc quản lý tốt doanh thu, chi phí, lợi nhuận của một doanh nghiệp luôn tạo ra nguồn thu thuế. Các khoản thuế trực thu nhƣ thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, hoặc các khoản lệ phí doanh nghiệp phải chịu luôn đƣợc doanh nghiệp tính vào chi phí. Vì vậy, nếu doanh thu và chi phí của doanh nghiệp đƣợc quản lý tốt thì cơ quan thuế sẽ nắm chắc đƣợc nguồn thu từ các loại thuế trực thu mà doanh nghiệp phải chịu.
1.4.3. Với người lao động:
Quá trình quản lý tốt doanh thu, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp luôn mang lại hiệu quả kinh doanh tốt cho doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh tốt lại mang lại khả năng sản xuất kinh doanh đƣợc mở rộng từ đó tạo thêm công ăn việc làm cho ngƣời lao động. Mặt khác, ngƣời lao động cũng đƣợc đảm bảo thu nhập đủ để tái sản xuất sức lao động và khuyến khích họ gia tăng hiệu quả làm việc.
1.4.4. Với nhà đầu tư, ngân hàng hay các chủ nợ:
Quan tâm đầu tiên của các nhà đầu tƣ, ngân hàng hay chủ nợ đối với doanh nghiệp đó là hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả này chỉ có thể đạt đƣợc nếu doanh nghiệp có một quá trình quản trị tài chính , thực chất là quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận – ở chất lƣợng tốt. Quá trình quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận tốt luôn đem lại tính minh bạch cao, điểm hấp dẫn đối với bất cứ nhà đầu tƣ, ngân hàng hay các chủ nợ mỗi khi tính đến việc đầu tƣ hay cho doanh nghiệp vay.
Tóm lại, Chƣơng I: “ Tổng quan về doanh nghiệp và những vấn đề pháp lý cơ bản về quản lý nội bộ doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong doanh nghiệp Việt Nam “ đề cập tới nội dung tổng quan về doanh nghiệp. Nội dung này gồm khái niệm và đặc điểm doanh nghiệp. Từ nội dung này, có thể thấy đặc thù của doanh nghiệp là tìm kiếm lợi nhuận. Do doanh nghiệp có tính tổ chức cao, nên trong Chƣơng I cũng có nội dung về quản lý nội bộ doanh nghiệp đề cập tới sự phát triển của khoa học quản lý ( hay quản trị ) doanh nghiệp từ khi khoa học này ra đời ( khoảng đầu thế kỷ XX ). Chƣơng I cũng đề cập tới khái niệm, sự phân loại doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Nguồn luật điều chỉnh hoạt động quản lý nội bộ doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong doanh nghiệp đƣợc Chƣơng I xác định là đa dạng, từ các bộ luật có tính tổng thể đến các thông tƣ chi tiết. Những quy định nội bộ hoặc các thói quen ứng xử cũng có thể áp dụng để quản lý nội bộ doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong doanh nghiệp. Việc xác định vai trò của quản lý nội bộ doanh thu, chi phí, lợi nhuận cho thấy sự quan trọng của nó đối với bản thân doanh nghiệp, với cơ quan thuế, với ngƣời lao động, với nhà đầu tƣ hay ngân hàng…
CHƢƠNG 2
NỘI DUNG PHÁP LUẬT QUẢN LÝ NỘI BỘ DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM
Trong chƣơng I đã xác định, nguồn của pháp luật quản lý nội bộ doanh thu, chi phí, lợi nhuận rất đa dạng, có thể là các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành, hoặc các văn bản do chính doanh nghiệp ban hành dùng để điều chỉnh quan hệ phát sinh trong lĩnh vực quản lý nội bộ doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Bên cạnh đó, các thói quen ứng xử đƣợc doanh nghiệp thừa nhận cũng cần đƣợc tính đến. Tuy nhiên, nội dung có tính tập trung, hệ thống và quan trọng nhất của pháp luật quản lý nội bộ doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong doanh nghiệp ở Việt Nam nằm trong các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành. Nội dung này đƣợc đề cập tới bằng cách tóm tắt các chế định dƣới đây.
2.1.Chế định về quản lý nội bộ doanh thu
2.1.1.Quy định về nguyên tắc nhận biết giao dịch – Thời điểm doanh thu được
ghi nhận
* Nguyên tắc nhận biết giao dịch
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể có nhiều giao dịch. Cần xác định giao dịch nào thực tế mang lại doanh thu. Vì vậy, nhà lập quy đề ra nguyên tắc nhận biết giao dịch. Nguyên tắc này khi đem áp dụng sẽ giúp ngăn chặn việc đẩy doanh thu trên giấy vì mục đích nào đó ( làm đẹp Báo cáo Tài chính trƣớc các nhà đầu tƣ, làm đẹp hồ sơ vay vốn ngân hàng .v.v... ).
Phần 09. “ Nhận biết giao dịch “ của Quyết định 149/2001/QĐ,BTC của Bộ trƣởng Bộ Tài chính ngày 31/12/2001 về việc ban hành và công bố bốn chuẩn mực kế toán Việt Nam đợt một quy định nguyên tắc nhận biết giao dịch nhƣ sau: “ Tiêu chuẩn nhận biết giao dịch trong chuẩn mực này đƣợc áp dụng riêng biệt cho từng giao dịch. Trong một số trƣờng hợp, các tiêu chuẩn nhận biết giao dịch cần áp dụng tách biệt cho từng bộ phận của một giao dịch đơn lẻ để phản ánh bản chất của giao dịch đó. Ví dụ, khi trong giá bán một sản phẩm có một khoản đã định trƣớc cho việc cung cấp dịch vụ sau bán hàng thì khoản doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ sau
bán hàng sẽ đƣợc dời lại cho đến khi doanh nghiệp thực hiện dịch vụ đó. Tiêu chuẩn nhận biết giao dịch còn đƣợc áp dụng cho hai hay nhiều giao dịch đồng thời có quan hệ với nhau về mặt thƣơng mại. Trƣờng hợp này phải xem xét chúng trong mối quan hệ tổng thể. Ví dụ, doanh nghiệp thực hiện việc bán hàng và đồng thời ký một hợp đồng khác để mua lại chính các hàng hóa đó sau một thời gian thì phải đồng thời xem xét cả hai hợp đồng và doanh thu không đƣợc ghi nhận. “
Từ quy định trên, có thể tóm tắt một số nội dung liên quan tới việc nhận biết giao dịch nào mang lại doanh thu cho doanh nghiệp nhƣ sau:
- Việc xác định thời điểm nào doanh thu đƣợc ghi nhận là rất cần thiết. Ví dụ đầu tiên trong quy định trên cho thấy trong một gói cung cấp hàng hóa, việc tách biệt thời điểm phát sinh doanh thu giữa quá trình chuyển quyền sở hữu với hàng hóa và quá trình cung cấp dịch vụ sẽ ảnh hƣởng thế nào đến việc xác định doanh thu trong một thời điểm ( ví dụ một kỳ kế toán ).
- Tiêu chí doanh thu phải làm tăng vốn chủ sở hữu cần đƣợc tuân thủ. Ví dụ thứ hai cho thấy một doanh nghiệp bán hàng cho khách hàng sau đó bỏ tiền ra mua lại chính món hàng sẽ không đƣợc ghi tăng doanh thu. Vì thực chất không phải là hoạt động bán hàng, nên trong trƣờng hợp này, vốn chủ sở hữu không tăng, doanh thu không đƣợc ghi nhận.
* Thời điểm doanh thu được ghi nhận
Nhƣ trên đề cập, thời điểm doanh thu đƣợc ghi nhận khá quan trọng. K.2.Đ.8 Nghị định 218/2013/NĐ,CP của Chính phủ ngày 26/12/2013 quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành Luật Thuế Thu nhập Doanh nghiệp quy định: “ Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hàng hóa bán ra là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho ngƣời mua.
Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho ngƣời mua hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ. “
Quyết định 149/2001/QĐ,BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính về việc ban hành và công bố 04 ( bốn ) chuẩn mực kế toán hƣớng dẫn về thời điểm xác định doanh thu nhƣ sau:
- Với doanh thu bán hàng: Phần 10, mục hƣớng dẫn Chuẩn mực Kế toán số 14: Doanh thu và thu nhập khác xác định: “ ... Doanh thu bán hàng đƣợc ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm (5) điều kiện sau:
(a) Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho ngƣời mua;
(b) Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa nhƣ ngƣời sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
(c) Doanh thu đƣợc xác định tƣơng đối chắc chắn;
(d) Doanh nghiệp đã thu đƣợc hoặc sẽ thu đƣợc lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng; (e) Xác định đƣợc chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng…”.
Nội dung “ chuyển giao phần lớn rủi ro “ có thể hiểu tƣơng đồng với việc ghi nhận doanh thu. Thế nào là “ chuyển giao phần lớn rủi ro “ lại đƣợc minh họa bằng quy định về việc doanh nghiệp “ còn phải chịu nhiều rủi ro “, tại phần 11 mục này nhƣ sau: “ …Doanh nghiệp còn phải chịu rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa dƣới nhiều hình thức khác nhau, nhƣ:
(a) Doanh nghiệp còn phải chịu trách nhiệm để đảm bảo cho tài sản đƣợc hoạt động bình thƣờng mà việc này không nằm trong các điều khoản bảo hành thông thƣờng; (b) Khi việc thanh toán tiền bán hàng còn chƣa chắc chắn vì phụ thuộc vào ngƣời mua hàng hóa đó;
(c) Khi hàng hóa đƣợc giao còn chờ lắp đặt và việc lắp đặt đó là một phần quan trọng của hợp đồng mà doanh nghiệp chƣa hoàn thành;
(d) Khi ngƣời mua có quyền huỷ bỏ việc mua hàng vì một lý do nào đó đƣợc nêu trong hợp đồng mua bán và doanh nghiệp chƣa chắc chắn về khả năng hàng bán có bị trả lại hay không…. “
Nội dung “ doanh thu đƣợc xác định tƣơng đối chắc chắn “ đƣợc giải thích là: “…Doanh thu bán hàng đƣợc ghi nhận chỉ khi đảm bảo là doanh nghiệp nhận đƣợc lợi ích kinh tế từ giao dịch. Trƣờng hợp lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng còn phụ thuộc yếu tố không chắc chắn thì chỉ ghi nhận doanh thu khi yếu tố không chắc chắn này đã xử lý xong (ví dụ, khi doanh nghiệp không chắc chắn là Chính phủ nƣớc sở tại có chấp nhận chuyển tiền bán hàng ở nƣớc ngoài về hay không)…”
Nội dung “ xác định đƣợc chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng “ đƣợc giải thích là: “…Doanh thu và chi phí liên quan tới cùng một giao dịch phải đƣợc ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp. Các chi phí, bao gồm cả chi phí phát sinh sau ngày giao hàng (nhƣ chi phí bảo hành và chi phí khác), thƣờng đƣợc xác định chắc chắn khi các điều kiện ghi nhận doanh thu đƣợc thỏa mãn. Các khoản tiền nhận trƣớc của khách hàng không đƣợc ghi nhận là doanh thu mà đƣợc ghi nhận là một khoản nợ phải trả tại thời điểm nhận tiền trƣớc của khách hàng. Khoản nợ phải trả về số tiền nhận trƣớc của khách hàng chỉ đƣợc ghi nhận là doanh thu khi đồng thời thỏa mãn năm (5) điều kiện ( nói ở trên )…”
- Với doanh thu cung cấp dịch vụ: Phần 16, mục hƣớng dẫn Chuẩn mực Kế toán số 14: Doanh thu và thu nhập khác xác định: “ ... Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ đƣợc xác định khi thỏa mãn tất cả bốn (4) điều kiện sau:
(a) Doanh thu đƣợc xác định tƣơng đối chắc chắn;
(b) Có khả năng thu đƣợc lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;
(c) Xác định đƣợc phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán;
(d) Xác định đƣợc chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó. … “
Nội dung “ xác định tƣơng đối chắc chắn “ có lẽ đƣợc hiểu nhƣ trƣờng hợp doanh thu cung cấp hàng hóa.
Nội dung “ có khả năng thu đƣợc lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó “ đƣợc giải thích là: “…Doanh thu cung cấp dịch vụ chỉ đƣợc ghi nhận khi đảm bảo là doanh nghiệp nhận đƣợc lợi ích kinh tế từ giao dịch. Khi không thể thu hồi đƣợc khoản doanh thu đã ghi nhận thì phải hạch toán vào chi phí mà không đƣợc ghi giảm doanh thu. …“. Điều này nghĩa là doanh thu cung cấp dịch vụ chỉ đƣợc doanh nghiệp xác định khi doanh nghiệp chắc chắn rằng có thể thu đƣợc tiền từ khách hàng là ngƣời thụ hƣởng dịch vụ.
Nội dung “ xác định đƣợc phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán “ đƣợc hƣớng dẫn là : “…Phần công việc đã hoàn thành đƣợc xác định theo một trong ba phƣơng pháp sau, tuỳ thuộc vào bản chất của dịch vụ:
(a) Đánh giá phần công việc đã hoàn thành;
(b) So sánh tỷ lệ (%) giữa khối lƣợng công việc đã hoàn thành với tổng khối lƣợng công việc phải hoàn thành;
(c) Tỷ lệ (%) chi phí đã phát sinh so với tổng chi phí ƣớc tính để hoàn thành toàn bộ giao dịch cung cấp dịch vụ.
Phần công việc đã hoàn thành không phụ thuộc vào các khoản thanh toán định kỳ hay các khoản ứng trƣớc của khách hàng….”
- Với doanh thu khác: Thực sự “ doanh thu khác “ là gì chƣa có xác định đầy đủ. Quyết định 149/2001/QĐ,BTC có nói đến doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận đƣợc chia. Thời điểm loại doanh thu này đƣợc ghi nhận đƣợc quyết định này hƣớng dẫn nhƣ sau: “…Doanh thu phát sinh từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận đƣợc chia của doanh nghiệp đƣợc ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời hai (2) điều kiện sau:
(a) Có khả năng thu đƣợc lợi ích kinh tế từ giao dịch đó; (b) Doanh thu đƣợc xác định tƣơng đối chắc chắn….”
2.1.2. Xác định doanh thu trong một số trường hợp
Sự đa dạng của hoạt động sản xuất kinh doanh khiến cho việc xác định doanh thu, gắn với từng trƣờng hợp đặc thù, trở nên không dễ dàng. Pháp luật đã đƣa ra một số trƣờng hợp xác định doanh thu. Cụ thể, Thông tƣ số 78/2014/TT,BTC của Bộ Tài chính ngày 18/ 06/2014 hƣớng dẫn thi hành Nghị định số 218,2013/NĐ,CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hƣớng dẫn thi hành Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp, tại k.3 Đ.5 có hƣớng dẫn là:
“…a) Đối với hàng hóa, dịch vụ bán theo phƣơng thức trả góp, trả chậm là tiền bán hàng hóa, dịch vụ trả tiền một lần, không bao gồm tiền lãi trả góp, tiền lãi trả chậm. b) Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi; tiêu dùng nội bộ (không bao gồm hàng hóa, dịch vụ sử dụng để tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp) đƣợc xác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tƣơng đƣơng trên thị trƣờng tại thời điểm trao đổi; tiêu dùng nội bộ.
c) Đối với hoạt động gia công hàng hóa là tiền thu về hoạt động gia công bao gồm cả tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa.
d) Đối với hàng hóa của các đơn vị giao đại lý, ký gửi và nhận đại lý, ký gửi theo hợp đồng đại lý, ký gửi bán đúng giá hƣởng hoa hồng đƣợc xác định nhƣ sau: , Doanh nghiệp giao hàng hóa cho các đại lý (kể cả đại lý bán hàng đa cấp), ký gửi là tổng số tiền bán hàng hóa.
, Doanh nghiệp nhận làm đại lý, ký gửi bán hàng đúng giá quy định của doanh nghiệp giao đại lý, ký gửi là tiền hoa hồng đƣợc hƣởng theo hợp đồng đại lý, ký gửi hàng hóa.
e) Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê. Trƣờng hợp bên thuê trả tiền trƣớc cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đƣợc phân bổ cho số năm trả tiền trƣớc hoặc đƣợc xác định theo doanh thu trả tiền một lần.
Doanh nghiệp căn cứ điều kiện thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ thực tế và việc xác định chi phí, có thể lựa chọn một trong hai phƣơng pháp xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế nhƣ sau:
, Là số tiền cho thuê tài sản của từng năm đƣợc xác định bằng (=) số tiền trả trƣớc chia (:) số năm trả tiền trƣớc.
, Là toàn bộ số tiền cho thuê tài sản của số năm trả tiền trƣớc.
Trƣờng hợp doanh nghiệp đang trong thời gian hƣởng ƣu đãi thuế thu nhập doanh