Chi phí tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật quản lý nội bộ doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 54)

2.2 .Chế định về quản lý chi phí

2.2.3.Chi phí tài chính

Thực chất chi phí tài chính đƣợc quy định khá tản mát trong các quyết định, thông tƣ hƣớng dẫn chế độ kế toán. Những văn bản này ban hành trong các năm từ 2001 đến 2014. Để có cái nhìn tổng thể về loại chi phí này, có lẽ cần xác định chi phí tài chính gồm những loại gì. Việc tính toán, ghi nhận chi phí tài chính này thuộc về lĩnh vực kế toán.

Vậy chi phí tài chính gồm những gì? Theo Đ.90 Thông tƣ 200/2014/TT,BTC của Bộ Tài chính ngày 22/12/2014, chi phí này gồm: ...” khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tƣ tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhƣợng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán; dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tƣ vào đơn vị khác, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái... “

2.2.4. Chi phí của doanh nghiệp cho người lao động

Một loại chi phí doanh nghiệp không thể không bỏ ra để sản xuất kinh doanh đó là chi phí cho ngƣời lao động. Tiền mà doanh nghiệp bỏ ra không chỉ để tái sản xuất sức lao động, mà còn để ngƣời lao động duy trì cuộc sống của họ, đảm bảo tƣơng lai của họ. Chi phí cho ngƣời lao động trong một doanh nghiệp có thể đƣợc liệt kê thành các khoản chính sau:

, Chi phí cho việc đóng bảo hiểm xã hội cho ngƣời lao động; , Chi phí cho bảo hiểm y tế ngƣời lao động;

, Chi phí để ngƣời lao động có hoạt động công đoàn;

, Chi phí để ngƣời lao động đƣợc hỗ trợ trong trƣờng hợp thất nghiệp. Mức cụ thể của các chi phí này đƣợc tóm tắt nhƣ sau:

Tiền lương:

Bộ luật Lao động 2012, Đ.90 nêu khái niệm tiền lƣơng: “Tiền lƣơng là khoản tiền mà ngƣời sử dụng lao động trả cho ngƣời lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận “.

Một doanh nghiệp chi phí bao nhiêu trả lƣơng một ngƣời lao động? Tại Đ.90 nêu nguyên tắc: “ Mức lƣơng của ngƣời lao động không đƣợc thấp hơn mức lƣơng tối thiểu do Chính phủ quy định “. Nghị định số 122/2015/NĐ,CP của Chính phủ ngày 14/11/2015 Quy định mức lƣơng tối thiểu vùng đối với ngƣời lao động làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác cã, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động theo Hợp đồng Lao động, tại Đ.3, có chỉ ra mức lƣơng tối thiểu từ 2 400 000 đ đến 3 500 000 đ cho các vùng từ IV đến I. Các vùng này lại do Chính phủ xác định.

Tiền bảo hiểm xã hội

Luật Bảo hiểm Xã hội 2014, tại Đ.85 và 86, quy định mức đóng bảo hiểm xã hội, theo đó mức đóng chung của doanh nghiệp và ngƣời lao động là 26% mức lƣơng tháng “ vào quỹ hƣu trí và tử tuất “. Doanh nghiệp đóng 18% trong số đó. Đây đƣợc coi là chi phí của doanh nghiệp cho ngƣời lao động trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.

Tiền bảo hiểm y tế

Luật Bảo hiểm Y tế 2008, Đ.13 về mức đóng bảo hiểm y tế có ghi: Mức đóng bảo hiểm y tế tối đa bằng 6% mức tiền lƣơng, tiền công tháng của ngƣời lao động. Trong đó, ngƣời sử dụng lao động đóng 2/3 ( tƣơng đƣơng 4% ). Đây là chi phí cho ngƣời lao động về bảo hiểm y tế mà doanh nghiệp phải bỏ.

Luật Công đoàn 2012, Đ.26 quy định: Ngƣời sử dụng lao động đóng 2% tiền lƣơng làm căn cứ bảo hiểm làm kinh phí công đoàn cho ngƣời lao động.

Mức hỗ trợ thất nghiệp

Luật Việc làm 2013, Đ.57, quy định ngƣời sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lƣơng tháng của những ngƣời lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp để hình thành quỹ hỗ trợ ngƣời lao động tìm kiếm việc làm khi mất việc.

2.2.5. Một số các loại chi phí còn lại của doanh nghiệp như nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, dịch vụ mua ngoài, chi phí khác …

Ngoài các chi phí kể trên, doanh nghiệp, để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh bình thƣờng, còn phải chi thêm nhiều khoản. Một số các loại chi phí mà doanh nghiệp chi có thể kể là:

, Chi phí cho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ; , Chi phí cho dịch vụ mua ngoài;

, Chi phí khác.

* Chi phí cho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ

Thông tƣ số 200/2014/TT,BTC của Bộ Tài chính ngày 22/12/2014 Hƣớng dẫn Chế độ Kế toán Doanh nghiệp, Đ.84 quy định về chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp. Quy định của điều này phần nào giúp hình dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là gì. Cụ thể, theo điều này thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đƣợc ... “sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ của các ngành công nghiệp, xây lắp, nông, lâm, ngƣ nghiệp, giao thông vận tải, bƣu chính viễn thông, kinh doanh khách sạn, du lịch, dịch vụ khác “

Cũng tại điểm b. khoản 1 Đ.84, chỉ xác định chi phí này với “ những chi phí nguyên liệu, vật liệu (gồm cả nguyên liệu, vật liệu chính và vật liệu phụ) đƣợc sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ trong kỳ sản xuất, kinh doanh “ và „ chi phí nguyên liệu, vật liệu phải tính theo giá thực tế khi xuất sử dụng “.

* Chi phí cho dịch vụ mua ngoài

Giống một số quy định liên quan đến chi phí, chi phí cho dịch vụ mua ngoài đƣợc quy định khá tản mạn. Có vẻ nhƣ nhà lập quy cho rằng ngƣời đọc các văn bản pháp luật

hƣớng dẫn mà mình lập ra, thƣờng là các kế toán hay kiểm toán viên, đã hiểu nghiễm nhiên chi phí dịch vụ mua ngoài là gì nên không có hƣớng dẫn hệ thống.

Tuy nhiên, để đảm bảo tính hệ thống, vẫn cần nêu một số ví dụ liên quan đến dịch vụ mua ngoài mà doanh nghiệp chi cho sản xuất kinh doanh. Thông tƣ 200/2014/TT,BTC của Bộ Tài chính ngày 22/12/2014 Hƣớng dẫn Chế độ Kế toán Doanh nghiệp cho ví dụ về dịch vụ mua ngoài đối với chi phí máy thi công nhƣ ... thuê ngoài sửa chữa xe, máy thi công; tiền mua bảo hiểm xe, máy thi công; chi phí điện, nƣớc, tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ,... “. Dịch vụ mua ngoài đối với chi phí sản xuất chung cũng đƣợc ví dụ tại Thông tƣ là “...chi phí sửa chữa, chi phí thuê ngoài, chi phí điện, nƣớc, điện thoại, tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ (đối với doanh nghiệp xây lắp) “. V.v...

* Chi phí khác

Thông tƣ 200/2014/TT,BTC của Bộ Tài chính ngày 22/12/2014 Hƣớng dẫn Chế độ Kế toán Doanh nghiệp, Đ.94cho ví dụ chi phí khác là:

“ , Chi phí thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ (gồm cả chi phí đấu thầu hoạt động thanh lý). Số tiền thu từ bán hồ sơ thầu hoạt động thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ đƣợc ghi giảm chi phí thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ;

, Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản đƣợc chia từ BCC nhỏ hơn chi phí đầu tƣ xây dựng tài sản đồng kiểm soát;

, Giá trị còn lại của TSCĐ bị phá dỡ;

, Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ (nếu có);

, Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tƣ, hàng hoá, TSCĐ đƣa đi góp vốn vào công ty con, công ty liên doanh, đầu tƣ vào công ty liên kết, đầu tƣ dài hạn khác;

, Tiền phạt phải trả do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt hành chính.

Tóm lại, các quy định pháp luật về chi phí rất đa dạng. Chi phí đƣợc quy định trong nhiều loại văn bản pháp luật. Một số loại chi phí chủ yếu doanh nghiệp phải bỏ ra là chi phí thuế, lệ phí; chi phí tài sản cố định; chi phí tài chính; chi phí cho ngƣời lao động; một số các loại chi phí nhƣ nguyên vật liệu, dịch vụ mua ngoài

… Đối với các chi phí này, nội dung vừa tổng thể vừa chi tiết chỉ có thể nắm đƣợc khi xem xét và quy nạp từ rất nhiều văn bản pháp luật tản mát.

2.3. Chế định về quản lí nội bộ lợi nhuận

2.3.1.Căn cứ xác định lợi nhuận

Chƣa thấy có văn bản pháp luật nào có nội dung đầy đủ về lợi nhuận. Tuy nhiên, trong một vài văn bản pháp luật có thể dựa vào một số quy định để xác định đƣợc lợi nhuận của doanh nghiệp. Tại Luật Thuế Thu nhập Doanh nghiệp, Đ.7 “ Xác định thu nhập chịu thuế “ – một cách nói khác của lợi nhuận trƣớc thuế của doanh nghiệp – có quy định “ …2. Thu nhập chịu thuế bằng doanh thu trừ các khoản chi đƣợc trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh cộng thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận đƣợc ở ngoài Việt Nam “. Cái gì đƣợc gọi là doanh thu thì lại đƣợc nêu trong Đ.8 “ Doanh thu “: “ …Doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp đƣợc hƣởng. Doanh thu đƣợc tính bằng đồng Việt Nam; trƣờng hợp có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu bằng ngoại tệ.”

Tiếp đến là các khoản chi đƣợc trừ và không đƣợc trừ đƣợc quy định tại Đ.9 luật này:

“ …

Điều 9. Các khoản chi đƣợc trừ và không đƣợc trừ khi xác định thu nhập chịu thuế 1. Trừ các khoản chi quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp đƣợc trừ mọi khoản chi khi xác định thu nhập chịu thuế nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp; khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;

b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mƣơi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trƣờng hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.

2. Các khoản chi không đƣợc trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

a) Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trƣờng hợp bất khả kháng khác không đƣợc bồi thƣờng;

b) Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính;

c) Khoản chi đƣợc bù đắp bằng nguồn kinh phí khác;

d) Phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nƣớc ngoài phân bổ cho cơ sở thƣờng trú tại Việt Nam vƣợt mức tính theo phƣơng pháp phân bổ do pháp luật Việt Nam quy định;

đ) Phần chi vƣợt mức theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng;

e) Phần chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh của đối tƣợng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vƣợt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam công bố tại thời điểm vay;

g) Khoản trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định của pháp luật; h) Khoản trích trƣớc vào chi phí không đúng quy định của pháp luật;

i) Tiền lƣơng, tiền công của chủ doanh nghiệp tƣ nhân; thù lao trả cho sáng lập viên doanh nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; tiền lƣơng, tiền công, các khoản hạch toán chi khác để chi trả cho ngƣời lao động nhƣng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật;

k) Phần chi trả lãi tiền vay vốn tƣơng ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu;

l) Phần thuế giá trị gia tăng đầu vào đã đƣợc khấu trừ, thuế giá trị gia tăng nộp theo phƣơng pháp khấu trừ, thuế thu nhập doanh nghiệp;

m) …

n) Khoản tài trợ, trừ khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học, khắc phục hậu quả thiên tai, làm nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa, nhà cho các đối tƣợng chính sách theo quy định của pháp luật, khoản tài trợ theo chƣơng trình của Nhà nƣớc dành cho các địa phƣơng thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế , xã hội đặc biệt khó khăn;

o) Phần trích nộp quỹ hƣu trí tự nguyện hoặc quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hƣu trí tự nguyện cho ngƣời lao động vƣợt mức quy định theo quy định của pháp luật;

p) Các khoản chi của hoạt động kinh doanh: ngân hàng, bảo hiểm, xổ số, chứng khoán và một số hoạt động kinh doanh đặc thù khác theo quy định của Bộ trƣởng Bộ Tài chính.

…”

Sau đó là quy định về thuế suất ( Đ.10 ) và cách tính thuế ( Đ.11 ). “ …

Điều 11. Phƣơng pháp tính thuế

1.Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế đƣợc tính bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất; trƣờng hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập ở ngoài Việt Nam thì đƣợc trừ số thuế thu nhập đã nộp nhƣng tối đa không quá số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định của Luật này.

2….”

Sau khi có số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, lợi nhuận sau thuế đƣợc xác định theo đúng công thức kế toán, tức là đem thu nhập chịu thuế ( Đ.7 ) trừ (,) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.

2.3.2.Quy định về cách thức sử dụng – phân chia lợi nhuận doanh nghiệp

Sử dụng lợi nhuận ra sao phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp. Sử dụng lợi nhuận đƣợc quy định khác nhau ở hai loại hình: Loại hình mà nhà nƣớc nắm giữ 100% vốn chủ sở hữu hoặc có vốn nhà nƣớc đầu tƣ và loại hình khác.

, Với loại hình nhà nước nắm giữ 100% vốn chủ sở hữu hoặc có vốn nhà nước đầu tư, Nghị định 09/2009/NĐ,CP của Chính phủ ngày 05/02/2009 Ban hành Quy chế Quản lý Tài chính của Công ty Nhà nƣớc và Quản lý vốn Nhà nƣớc đầu tƣ vào doanh nghiệp khác, Điều 27.” Phân phối lợi nhuận “ quy định cụ thể chi tiết phân phối lợi nhuận nhƣ sau:

1. Lợi nhuận thực hiện của công ty sau khi bù đắp lỗ năm trƣớc theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đƣợc phân phối nhƣ sau:

a. Chia lãi cho các thành viên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng (nếu có); b. Bù đắp khoản lỗ của các năm trƣớc đã hết thời hạn đƣợc trừ vào lợi nhuận trƣớc thuế;

c. Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính; khi số dƣ quỹ bằng 25% vốn Điều lệ thì không trích nữa;

d. Trích lập các quỹ đặc biệt từ lợi nhuận sau thuế theo tỷ lệ đã đƣợc nhà nƣớc quy định đối với công ty đặc thù mà pháp Luật quy định phải trích lập.

đ. Số còn lại sau khi lập các quỹ quy định tại điểm a, b, c, d khoản này đƣợc phân phối theo tỷ lệ giữa vốn nhà nƣớc đầu tƣ tại công ty và vốn công ty tự huy động bình quân trong năm.

Vốn do công ty tự huy động là số tiền công ty huy động do phát hành trái phiếu, tín phiếu, vay của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc trên cơ sở công ty tự chịu trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi cho ngƣời cho vay theo cam kết, trừ các khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ, Bộ Tài chính, các khoản vay đƣợc hỗ trợ lãi suất. 2. Đối với công ty nhà nƣớc chƣa đƣợc đầu tƣ đủ vốn Điều lệ thì phần lợi nhuận đƣợc chia theo vốn nhà nƣớc đầu tƣ đƣợc dùng để tái đầu tƣ bổ sung vốn nhà nƣớc tại công ty nhà nƣớc. Hàng năm căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và nhu cầu bổ sung vốn Điều lệ của công ty nhà nƣớc, Bộ Tài chính xem xét chấp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật quản lý nội bộ doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 54)