đầu tƣ năng lƣợng xanh, năng lƣợng sạch, năng lƣợng tái tạo tại Việt Nam
Thứ nhất, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về lĩnh vực năng lượng xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo tại Việt Nam.
Hiện nay, Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý thống nhất về phát triển và sử dụng NLX, NLS, NLTT trong cả nước; các Bộ có liên quan theo chức năng và nhiệm vụ của mình, thực hiện việc quản lý phát triển và sử dụng NLX, NLS, NLTT trong lĩnh vực có liên quan; và các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về năng lượng tại các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc quản lý phát triển và sử dụng NLX, NLS, NLTT tại địa bàn quản lý của mình. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước thì các Bộ, ngành, địa phương cần nâng cao thực hiện cơ chế phối hợp hiệu quả, liên thông, cải cách hành chính, Chính phủ điện tử.
Thứ hai, thực hiện hiệu quả và minh bạch các cơ chế hỗ trợ tài chính cho phát triển và sử dụng năng lượng xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.
Đối với Quỹ phát triển năng lượng bền vững, Việt Nam có thể tiếp tục cơ chế sử dụng các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, nguồn thu từ phí môi trường đối với nhiên liệu hóa thạch, các nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác nhằm hỗ trợ tài chính cho các hoạt động khuyến khích phát triển ngành năng lượng trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, hoạt động này nên được thực hiện thực chất, hiệu quả và minh bạch.
Trong lĩnh vực phát triển và sử dụng NLX, NLS, NLTT, Quỹ phát triển năng lượng bền vững có thể được sử dụng để: hỗ trợ các nghiên cứu khoa học và công nghệ trong việc xây dựng các tiêu chuẩn cho phát triển và sử dụng các nguồn NLX, NLS, NLTT; hỗ trợ các dự án sử dụng NLX, NLS, NLTT ở các khu vực nông thôn; hỗ trợ xây dựng các hệ thống phát điện độc lập bằng cách sử dụng các nguồn NLX, NLS, NLTT ở vùng sâu, vùng xa và hải đảo; hỗ trợ các khảo sát và đánh giá các nguồn NLX, NLS, NLTT và xây dựng các hệ thống thông tin có liên quan; và thúc đẩy việc sản xuất, nội địa hóa thiết bị cho việc phát triển và sử dụng các nguồn
Pháp luật cần có cơ chế rõ ràng để ưu tiên cho các nghiên cứu liên quan đến phát triển và sử dụng tài nguyên NLX, NLS, NLTT trong lĩnh vực phát triển khoa học, công nghệ và phát triển công nghiệp công nghệ cao; giảm chi phí sản xuất của các sản phẩm NLX, NLS, NLTT và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Thứ ba, đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho thị trường NLX, NLS, NLTT tại Việt Nam, bao gồm: nâng cao năng lực quản lý phát triển nguồn NLX, NLS, NLTT ở các cấp; khuyến khích và hỗ trợ các trường đại học, các cơ sở dạy nghề phát triển giáo trình và giảng dạy các môn học mới liên quan tới NLX, NLS, NLTT; khuyến khích, hỗ trợ công tác nghiên cứu và phát triển NLX, NLS, NLTT trong các tổ chức nghiên cứu khoa học kỹ thuật, đặc biệt đối với việc nghiên cứu sâu các công nghệ NLX, NLS, NLTT đặc thù, phù hợp với điều kiện của Việt Nam; xây dựng kế hoạch hợp tác ngắn và dài hạn với các tổ chức quốc tế trong việc phát triển nguồn nhân lực, đào tạo và tập huấn về NLX, NLS, NLTT; khuyến khích và hỗ trợ phát triển các dịch vụ và các tổ chức tư vấn trong lĩnh vực NLX, NLS, NLTT.
Thứ tư, nâng cao hiệu quả và hoàn thiện quy định pháp luật về cơ chế hỗ trợ thị trường và công nghệ năng lượng xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo
Một là, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật để thúc đẩy sử dụng NLX, NLS, NLTT trong lĩnh vực phát điện, sử dụng năng lượng mặt trời, khí sinh học cho các hộ gia đình; thúc đẩy việc triển khai các chương trình nghiên cứu, phát triển công nghệ NLX, NLS, NLTT, phổ biến thông tin, tuyên truyền cộng đồng trong lĩnh vực phát triển NLX, NLS, NLTT.
Hai là, hoàn thiện và phát triển ngành công nghiệp NLX, NLS, NLTT, có cơ chế rõ ràng và hiệu quả để khuyến khích nghiên cứu, chuyển giao, tiếp nhận và ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, sử dụng NLX, NLS, NLTT.
Ba là, phát triển thị trường công nghệ NLX, NLS, NLTT minh bạch và hiệu quả, tạo sự bình đẳng trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hỗ trợ thúc đẩy phát triển các dự án sản xuất, kinh doanh và dịch vụ NLX, NLS, NLTT.
Thứ năm, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng về phát triển và sử dụng năng lượng xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, cụ thể:
Một là, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền và phổ biến kiến thức đến mọi người dân về tầm quan trọng, hiệu quả kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường to lớn của việc phát triển và sử dụng NLX, NLS, NLTT trong quá trình phát triển bền vững để từ đó có những hành động thiết thực đóng góp của việc phát triển và sử dụng NLX, NLS, NLTT.
Hai là, có các hoạt động cụ thể và thiết thực để khuyến khích và hỗ trợ kỹ thuật để người dân, cộng đồng triển khai và mở rộng quy mô các mô hình phát triển và sử dụng NLX, NLS, NLTT trong các hộ gia đình, doanh nghiệp.
Ba là, có các quy định pháp luật và tạo cơ chế hiệu quả để khuyến khích và hỗ trợ các cộng đồng phát triển mô hình phát triển và sử dụng NLX, NLS, NLTT, nhân rộng các mô hình ngôi nhà xanh, tòa nhà xanh, đô thị xanh và nông thôn (làng, xã) xanh; trong đó phần lớn nhu cầu năng lượng được cung cấp từ nguồn NLX, NLS, NLTT, các chất thải từ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi được xử lý, sử dụng hợp lý cho mục đích năng lượng.
Thứ sáu, duy trì và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, cụ thể:
Một là, Việt Nam có thể tiếp tục tăng cường hợp tác quốc tế để thu hút nguồn vốn và thúc đẩy chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực NLX, NLS, NLTT một cách phù hợp.
Hai là, thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế, Việt Nam có thể dần dần làm chủ hơn và tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, thành tựu khoa học mới trong lĩnh vực phát triển và sử dụng nguồn NLX, NLS, NLTT trên thế giới để phát triển nhanh, mạnh và bền vững ngành NLX, NLS, NLTT ở Việt Nam.
Ba là, đối với một số nước có kinh nghiệm tốt trong lĩnh vực này, Việt Nam có thể tăng cường hợp tác song phương hoặc mở rộng hợp tác đa phương với các nước có ngành công nghiệp NLX, NLS, NLTT phát triển, với các tổ chức, cá nhân
nước ngoài giàu tiềm lực để học hỏi kinh nghiệm trong việc phát triển NLX, NLS, NLTT. Việc này có thể được thực hiện thông qua việc hợp tác và thực hiện các chương trình, đề tài, dự án hợp tác quốc tế để trao đổi, giúp đỡ về kinh nghiệm, trí tuệ, sự tài trợ về vốn, trang thiết bị và thu hút đầu tư nhằm phát triển sản xuất và sử dụng NLX, NLS, NLTT trên cơ sở bình đẳng, minh bạch và hiệu quả.
Kết luận Chƣơng3
Trong Chương 3 của luận văn, tác giả đã phân tích những nội dung sau đây: 1. Để nâng cao giá trị pháp lý và hiệu quả thực thi pháp luật, cần xây dựng một luật cụ thể về NLTT để khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực này. Luật NLTT này sẽ góp phần: (i) giải quyết các vấn đề bất cập phát sinh không thống nhất và đồng bộ giữa các văn bản pháp luật, nâng cao hiệu lực và hiệu quả thực thi pháp luật; (ii) giải quyết các khó khăn gây ra cho việc bổ sung các hướng dẫn, cơ chế mới như cơ chế đấu thầu cạnh tranh, cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) cho khu vực tư nhân; (iii) nâng cao vai trò và vị thế của các nguồn năng lượng mới này so với các nguồn năng lượng truyền thống khác.
2. Về cơ chế áp dụng trách nhiệm mua điện bắt buộc bởi Nhà nước thông qua Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), pháp luật nên được hoàn thiện theo hướng: xây dựng và bổ sung cơ chế khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư, vận hành hệ thống lưới điện, chứ không chỉ hệ thống nguồn, dự án phát điện; khuyến khích phát triển điện thông minh (smart power), bao gồm lưới điện thông minh (smart grid) và ứng dụng công nghệ thông tin vào ngành năng lượng điện; bổ sung và hoàn thiện các cơ chế, quy phạm pháp luật để khuyến khích đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện năng.
3. Về cơ chế giá mua điện, pháp luật cần hoàn thiện theo hướng xây dựng cơ chế giá mua điện, cơ chế và lộ trình điều chỉnh giá mua điện một cách ổn định, đồng bộ, minh bạch, và có tính dự báo cao hơn để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư tư nhân đầu tư lâu dài và bền vững ở Việt Nam; xây dựng cơ chế đấu thầu giá điện cạnh tranh trong giai đoạn vẫn áp dụng giá mua điện FiT cố định trước khi dần dần nhân rộng, để tạo cơ chế khuyến khích ổn định đầu tư; cơ chế giá mua điện nên được xây dựng và hoàn thiện một cách đồng bộ với các cơ chế khuyến khích về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (energy efficiency) trong nền kinh tế, phát triển bền vững, đầu tư xanh và tăng trưởng xanh để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng;
4. Về cơ chế HĐMBĐ mẫu, cải thiện hơn nữa cơ chế chia sẻ rủi ro trong hợp đồng, để quản lý rủi ro cắt giảm, rủi ro chấm dứt hợp đồng, trách nhiệm các bên tham
6. Để huy động vốn vay hiệu quả hơn từ các tổ chức quốc tế, nước ngoài cho các dự án lớn, pháp luật nên được hoàn theo hướng tạo cơ chế khuyến khích tài trợ dự án, cho vay, cấp tín dụng cho dự án dưới hình thức “tài trợ dự án” (project finance) hạn chế hoặc không truy đòi đến chủ sở hữu /cổ đông đầu tư vào doanh nghiệp dự án và dự án. Việc này có thể được cải thiện thông qua việc cải thiện và hoàn thiện cơ chế chia sẻ, quản lý và phân bổ rủi ro hiệu quả về HĐMBĐ.
7. Về ưu đãi thuế và đất đai, pháp luật nên tiếp tục và hoàn thiện hơn quy định lĩnh vực, ngành nghề NLX, NLS, NLTT là ngành nghề ưu đãi đầu tư để cho phép các dự án đầu tư các nguồn này được hưởng ưu đãi theo pháp luật về thuế và đất đai; và có cơ chế phối hợp chặt chẽ hơn giữa các cơ quan liên quan để nâng cao hiệu quả thực hiện các ưu đãi.
8. Quy trình lập quy hoạch cần được thực hiện khoa học, minh bạch và hiệu quả, cắt giảm các khâu thủ tục hành chính không cần thiết, đơn giản hóa quy trình và rút ngắn thời gian lập quy hoạch và bổ sung các dự án vào quy hoạch. Quy trình cấp phép đầu tư xây dựng, vận hành các dự án, các cơ quan có thẩm quyền và EVN nên có cơ chế phối hợp, cơ chế một cửa, đơn giản hóa quy trình, thủ tục liên quan về đầu tư, xây dựng, quy hoạch, đất đai, môi trường, giao thông, phòng cháy chữa cháy, nghiệm thu và đưa công trình năng lượng vào vận hành và sử dụng.
9. Để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, cần đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho thị trường; nâng cao hiệu quả và hoàn thiện quy định pháp luật về cơ chế hỗ trợ thị trường và công nghệ năng lượng; tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng về phát triển và sử dụng NLX, NLS, NLTT; duy trì và tăng cường hợp tác quốc tế.
KẾTLUẬN
Việt Nam được đánh giá có tiềm năng tương đối tốt để đầu tư và phát triển các dự án NLX, NLS, NLTT, bao gồm năng lượng từ gió, mặt trời, sinh khối, dự án phát điện từ chất thải rắn và trong tương lai có thể mở rộng và khuyến khích các nguồn khác, bao gồm khí sinh học, điện địa nhiệt, năng lượng thủy triều và nguồn năng lượng mới khác.
Trong những năm 2017, 2018 và nửa đầu năm 2019, thông qua việc áp dụng cơ chế biểu giá điện ưu đãi FiT, Việt Nam đã có những bước phát triển tương đối tốt trong việc thu hút khu vực tư nhân đầu tư các dự án này, đặc biệt là thu hút rất nhiều điện mặt trời (bao gồm cả dự án điện trên mặt đất nối lưới và các hệ thống điện mặt trời mái nhà) và điện gió (bao gồm cả điện gió trên bờ và điện gió ngoài khơi) và một số dự án điện sinh khối khác.
Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư trong giai đoạn này chỉ là những bước đầu để phát triển thị trường NLX, NLS, NLTT của Việt Nam, để phát triển bền vững và có hiệu quả thực chất. Cụ thể, làn song thu hút đầu tư nhanh trong ngắn hạn cũng tạo ra những vấn đề khó khăn và bất cập nhất định cho thị trường năng lượng điện của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đang gặp khó khăn về lưới điện, việc đầu tư lưới điện theo quy hoạch chưa theo kịp để có thể tích hợp rất nhiều dự án điện NLX, NLS, NLTT, đặc biệt là điện mặt trời và điện gió đã đăng ký đưa vào quy hoạch để phát triển và đấu nối vào hệ thống điện quốc gia, điều này tạo ra rủi ro tiềm tàng về cắt giảm việc mua và nhận điện từ các dự án điện này. Quy định pháp luật cũng còn có một số vấn đề bất cập nhất định, bao gồm cơ chế chia sẻ rủi ro theo HĐMBĐ còn có nhiều rủi ro và tạo nhiều quan ngại cho khu vực tư nhân. Quy trình cấp phép bổ sung quy hoạch, đầu tư, phát triển và xây dựng dự án còn tốn nhiều thời gian và phức tạp, mà chưa có cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan Nhà nước ở Trung ương và địa phương để đơn giản hóa quy trình cấp phép, phê duyệt dự án.
Trong thời gian tới đây, Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về NLX, NLS, NLTT để đảm bảo thích ứng và phù hợp hơn với tình hình
Hiện nay, các văn bản pháp luật trong lĩnh vực này đang nằm rải rác trong các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các thông tư của Bộ Công thương, mà chưa có một Nghị định của Chính phủ hay Luật của Quốc hội để điều chỉnh toàn diện cơ chế khuyến khích đầu tư và phát triển trong lĩnh vực này. Do vậy, Chính phủ nên đẩy nhanh việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này để đảm bảo tính đồng bộ, hiệu lực và hiệu quả hơn trong việc thực thi và áp dụng.
Chính phủ có thể cân nhắc cải thiện và cập nhật các quy định pháp luật cụ thể trong lĩnh vực này để khuyến khích đầu tư và phát triển bền vững hơn và hiệu quả hơn, bao gồm: xây dựng pháp luật ổn định và có tính dự báo tốt hơn, đặc biệt là cơ chế giá điện ưu đãi FiT cũng như trong tương lai triển khai thí điểm cơ chế đấu thầu, đấu giá cạnh tranh để tạo minh bạch thị trường và đầu tư hiệu quả hơn nữa; khuyến khích cơ chế HĐMBĐ trực tiếp với bên mua điện tư nhân, đặc biệt là đối với dự án, hệ thống điện mặt trời mái nhà quy mô nhỏ và vừa để giảm thiểu áp lực đầu tư lưới điện quốc gia, phát triển hệ thống lưới điện thông minh và năng cao và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào ngành năng lượng điện của Việt Nam. Những vấn đề này có thể được nghiên cứu sâu hơn nữa trong thời gian tới phù hợp với xu thế