Kinh nghiệm quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về khuyến khích đầu tư năng lượng xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo ở việt nam (Trang 49 - 52)

1.3. Kinh nghiệm quốc tế về pháp luật khuyến khích đầu tƣ năng

1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế

Trên thế giới, nhiều quốc gia đã, đang và sẽ đầu tư, nghiên cứu và phát triển các nguồn năng lượng mới này để thay thế một phần việc sử dụng các nguồn năng lượng hóa thạch truyền thống, và điều này là một tất yếu khách quan. Trong những năm gần đây, các nước trên thế giới đã và đang khai thác và phát triển nhiều hơn các nguồn NLX, NLS, NLTT là những nguồn năng lượng mới đó có tính chất thân thiện hơn với môi trường và có tiềm năng dồi dào.

Nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng khái niệm “năng lượng tái tạo” cho mục đích lập pháp. Chẳng hạn, pháp luật Trung Quốc [56] và pháp luật Philippines [55] đã đưa ra định nghĩa năng lượng tái tạo theo nguồn gốc của năng lượng. Theo đó, năng lượng tái tạo là năng lượng được khai thác từ gió, mặt trời, địa nhiệt, nước,

sinh khối và các nguồn năng lượng tái tạo khác. Như vậy, pháp luật Trung Quốc và pháp luật Philippines quan tâm tới khả năng tái tạo của các nguồn năng lượng.

Ấn Độ có Luật năng lượng tái tạo quốc gia năm 2015 và luật này xác định mục đích của nó là thúc đẩy việc sản xuất năng lượng thông qua việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo phù hợp với khí hậu, môi trường và các vấn đề kinh tế vĩ mô để giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, bảo đảm an ninh nguồn cung năng lượng và giảm lượng khí thải CO2và phát thải khí nhà kính khác. Trong đạo luật này, Ấn Độ nhấn mạnh đến việc góp phần bảo đảm thực hiện mục tiêu quốc gia và quốc tế về việc tăng tỷ lệ năng lượng được sản xuất thông qua việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo [54]. Pháp luật của Ấn Độ khuyến khích phát triển các nguồn năng lượng tái tạo với mục đích bảo vệ môi trường, phù hợp với kinh tế vĩ mô và đảm bảo an ninh năng lượng. Pháp luật Ấn Độ vừa xem trọng đặc tính tái tạo được của các nguồn năng lượng vừa xem trọng vấn đề bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh năng lượng trong sản xuất, sử dụng năng lượng tái tạo.

Sau Hội nghị COP – 21 về biến đổi khí hậu, nhiều quốc gia đã có những điều chỉnh trong hệ thống pháp luật, kế hoạch và quy hoạch phát triển năng lượng để thúc đẩy hơn việc phát triển NLX, NLS, NLTT trong nước.

Pháp luật của những nước có ngành NLTT phát triển (như: Trung quốc, Úc, Đức, Ấn Độ, …) có áp dụng một số cơ chế mới sau đây về đầu tư vào NLTT:

Một là, cơ chế đấu thầu cạnh tranh về giá điện và quyền phát triển dự án (bidding, auction, reverse auction)

Nhiều quốc gia đã áp dụng các hình thức ưu đãi về giá điện để bước đầu thu hút đầu tư của khu vực tư nhân vào NLX, NLS, NLTT, song về chiến lược dài hạn, nhiều quốc gia đang có khuynh hướng và ưu thích lựa chọn hình thức đấu thầu cạnh tranh để thu hút đầu tư của khu vực tư nhân vào ngành NLX, NLS, NLTT, giảm chi phí đầu tư, phát điện, giảm giá thành sản xuất điện năng, tăng tính cạnh tranh của thị trường.

Trên thế giới, cơ chế đầu thầu đang dần được áp dụng nhiều hơn ở nhiều nước trên thế giới, nhất là những nước đã có thị trường NLX, NLS, NLTT phát

triển ở mức độ nhất định. Cơ chế đấu thầu nâng cao tính cạnh tranh, giảm giá thành, giá mua điện của Chính phủ, nâng cao tính minh bạch của thị trường.

Đối với năng lượng mặt trời, trong năm 2017, ít nhất 98 GW điện mặt trời PV đã được bổ sung trên toàn thế giới – tương đương với việc lắp đặt hơn 40.000 tấm pin năng lượng mặt trời mỗi giờ, nâng tổng công suất PV toàn cầu đạt ít nhất 402 GW (chiếm khoảng 1,9% sản lượng điện toàn cầu). Châu Á đã vượt qua tất cả các thị trường khác, chiếm khoảng 75% lượng bổ sung toàn cầu. Năm thị trường hàng đầu, bao gồm Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ chiếm khoảng 84% công suất bổ sung; và những nước khác trong Top 10 là Đức, Hàn Quốc, Úc, Anh và Braxin. Sự mở rộng thị trường chủ yếu là do sức cạnh tranh ngày càng tăng của điện mặt trời, sự tăng cao về nhu cầu điện năng tại các quốc gia đang phát triển cũng như sự nâng cao nhận thức về tiềm năng của năng lượng mặt trời khi các nước tìm kiếm các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và giảm phát thải khí CO2. Hiện nay, các quốc gia trên thế giới ngày càng sử dụng công cụ đấu thầu để nâng cao sự cạnh tranh trong sản xuất NLX, NLS, NLTT, giảm thiểu hoặc tại một số quốc gia, không cần đến sự hỗ trợ về tài chính của Chính phủ nữa. Tuy nhiên, cũng có những quan ngại về việc giá thấp sẽ đe dọa chất lượng sản phẩm của các dự án NLX, NLS, NLTT và vẫn cần có những giải pháp hỗ trợ nhất định đi kèm nhằm đảm bảo chất lượng.

Hai là, cơ chế hợp đồng mua bán điện trực tiếp cho khu vực tư nhân (private PPA, corporate PPA, direct PPA)

Hiện nay, theo xu thế thế giới, các doanh nghiệp tư nhân (nhất là các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tiêu thụ điện lớn) có mong muốn mua điện trực tiếp từ nguồn NLX, NLS, NLTT trực tiếp từ các nhà phát triển dự án NLX, NLS, NLTT (ngoài phương án mua điện từ EVN), nhất là từ các dự án điện mặt trời trên mái nhà, điện mặt trời trên mặt đất và các dự án điện gió.

Ba là, cho vay, cấp tín dụng cho dự án dưới hình thức “tài trợ dự án” (project finance) hạn chế hoặc không truy đòi đến chủ sở hữu /cổ đông đầu tư vào doanh nghiệp dự án và dự án.

Bốn là, đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện (energy storage) tích hợp với từng dự án điện cụ thể hoặc đầu tư tập trung.

Năm là, phát triển điện thông minh (smart power), bao gồm lưới điện thông minh (smart grid) và ứng dụng công nghệ thông tin vào ngành năng lượng điện.

Sáu là, phát triển và nâng cao tính cạnh tranh trong việc đầu tư dự án nguồn điện và hệ thống lưới điện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về khuyến khích đầu tư năng lượng xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo ở việt nam (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)