2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về khuyến khích đầu tƣ năng lƣợng
2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc, bất cập còn tồn tại
nước trên thế giới, năng lực của các nhà đầu tư trong nước cả về mặt kỹ thuật và tài chính vẫn còn nhiều hạn chế, chưa có nhiều kinh nghiệm phát triển các dự án NLX, NLS, NLTT.
Nhiều nhà đầu tư trong nước chủ yếu tập trung vào đầu cơ đất đai, thực hiện các thủ tục cấp phép để bổ sung quy hoạch, đầu tư và phát triển, song phải hợp tác hay bán dự án cho các nhà đầu tư nước ngoài để tiếp tục xây dựng và đưa dự án vào vận hành cho những hạn chế về kinh nghiệm kỹ thuật và năng lực tài chính. Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài và quốc tế đầu tư vào thị trường NLX, NLS, NLTT của Việt Nam thường thực hiện thông qua việc mua lại, cùng đầu tư với các nhà đầu tư trong nước do những khó khăn về công tác giải phóng mặt bằng, thủ tục đất đai, cũng như các thủ tục cấp phép đầu tư, phát triển theo thực tiễn tại Việt Nam.
Ngoài ra, hiện nay các thiết bị chính của các dự án NLX, NLS, NLTT chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam nên giá thành của các thiết bị chính này phụ thuộc nhiều vào giá thành thế giới, mà điều này cũng có ảnh hưởng đến chi phí đầu tư, phát triển dự án cũng như cơ chế giá điện của Việt Nam cho các dự án NLX, NLS, NLTT.
Kết luận Chƣơng2
Trong Chương 2 của luận văn, tác giả đã phân tích những nội dung sau đây: 1. Các dự án NLX, NLS, NLTT tại Việt Nam được điều chỉnh bởi nhiều luật khác nhau, ngoài các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các thông tư của Bộ Công thương về cơ chế khuyến khích đầu tư phát triển các nguồn năng lượng mặt trời, gió, sinh khối, chất thải rắn và thủy điện nhỏ. Hiện nay, chưa có một luật riêng hay bộ luật thống nhất và toàn diện về các nguồn NLX, NLS, NLTT. Điều này phát sinh một số vấn đề chính, bất cập chính sau đây: Một là, đã có phát sinh một số vấn đề không thống nhất trong quá trình lập, soạn thảo, ban hành và sửa đổi, thay thế giữa các văn bản pháp luật này, dẫn đến hiệu lực và hiệu quả thực thi bị hạn chế.
Hai là, khi áp dụng các cơ chế khuyến khích đầu tư theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho các dự án cụ thể thì phải tham chiếu đến các quy định chung của nhiều luật khác nhau, nên dẫn đến những cách hiểu và áp dụng trên thực tế chưa không được thống nhất và rõ ràng. Điều này cũng gây khó khăn cho việc bổ sung các cơ chế mới.
2. Về cơ chế áp dụng trách nhiệm mua điện bắt buộc bởi Nhà nước thông qua Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đây là một trong các cơ chế quan trọng và phát huy hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, tại một số khu vực, do có những hạn chế của hệ thống lưới điện, nên không phải toàn bộ sản lượng điện có thể phát ra đều có khả năng tiếp nhận và hấp thụ các nguồn năng lượng tái tạo. Đã có sự thiếu đồng bộ giữa cơ chế khuyến khích phát triển các dự án nguồn điện, phát điện và cơ chế khuyến khích phát triển hệ thống lưới điện.
3. Cơ chế giá mua điện FiT để khuyến khích đầu tư, đặc biệt là đối với các nguồn năng lượng mặt trời và gió đã phát huy hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, các cơ chế giá mua điện được đưa ra trong ngắn hạn, chưa ổn định, bền vững, mà mang tính dự báo chưa cao để tạo ân tâm cho các nhà đầu tư tư nhân.
4. Cơ chế HĐMBĐ mẫu dưới hình thức Thông tư của Bộ Công thương đã góp phần tạo sự chắc chắn trong nghĩa vụ ký kết HĐMBĐ giữa EVN và các nhà
rủi ro giữa EVN (bên mua điện) và các nhà đầu tư (bên bán điện) đang còn một số vấn đề, bao gồm: khó khăn quản lý các rủi ro cắt giảm việc giao nhận và mua bán điện giữa các bên và các vấn đề khác.
5. Các ưu đãi huy động vốn đầu tư và tín dụng đầu tư, ưu đãi thuế và đất đai đã có góp phần tích cực vào việc khuyến khích đầu tư nói chung. Tuy nhiên, việc huy động vốn vay thương mại từ các ngân hàng quốc tế và nước ngoài theo hình thức cho vay “tài trợ dự án” (project finance) còn gặp nhiều khó khăn do những quan ngại về cơ chế chia sẻ rủi ro trong HĐMBĐ. Điều này ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn vay thương mại để khuyến khích đầu tư các dự án quy mô lớn.
6. Về quy hoạch phát triển các dự án, Luật Quy hoạch có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2019, nhưng các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành được ban hành chậm được ban hành và thiếu đồng bộ, nên đã phát sinh những khó khăn trong việc đề xuất bổ sung các dự án năng lượng vào quy hoạch. Có sự thiếu đồng bộ giữa quy hoạch phát triển điện lực với quy hoạch các lĩnh vực hạ tầng khác (như quy hoạch giao thông, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, …) dẫn đến việc xác định vị trí công trình dự án gặp nhiều khó khăn, thậm chí một số dự án phải điều chỉnh quy hoạch nhiều lần.
7. Về quy trình đầu tư, xây dựng và vận hành dự án, thực tế triển khai còn tốn nhiều thời gian và phức tạp đối với các nhà đầu tư tư nhân, đặc biệt là các thủ tục về đất đai, công tác giải phóng mặt bằng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
8. Nhìn chung, Việt Nam đã bước đầu thu hút đáng kể việc đầu tư vào phát triển NLX, NLS, NLTT với những cơ chế gần đây, đặc biệt là điện gió và điện mặt trời. Tuy nhiên, các cơ chế hiện nay và việc thực thi các cơ chế vẫn còn những tồn tại, hạn chế và phát sinh những vấn đề mới. Các cơ chế và quy định pháp luật về khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực này còn chưa theo kịp yêu cầu phát triển chung của thế giới và thị trường trong nước. Một số cơ chế ưu đãi còn dàn trải, thiếu thống nhất, không ổn định.
CHƢƠNG 3
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƢ NĂNG