Bài học kinh nghiệm gợi mở cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về khuyến khích đầu tư năng lượng xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo ở việt nam (Trang 52 - 56)

1.3. Kinh nghiệm quốc tế về pháp luật khuyến khích đầu tƣ năng

1.3.2. Bài học kinh nghiệm gợi mở cho Việt Nam

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của pháp luật quốc tế và các nước khác trên thế giới về đầu tư NLX, NLS, NLTT, có thể rút ra một số bài học cơ bản sau đây cho việc đánh giá thực trạng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam:

Một là, để pháp luật có thể thu hút và khuyến khích đầu tư trong giai đoạn ban đầu để phát triển thị trường NLTT, Nhà nước cần có quy định pháp luật về các cơ chế khuyến khích hỗ trợ nhất định, đặc biệt là về cơ chế ưu đãi về giá mua điện, ưu đãi về thuế, đầu tư, đất đai, vay vốn và các hình thức hỗ trợ khác.

Hai là, để đảm bảo cho thị trường được phát triển minh bạch và hiệu quả, tăng tính cạnh tranh, Nhà nước cần dần dần nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật và khi thị trường đã có những bước phát triển trưởng thành nhất định, cần cân nhắc hoàn thiện, bổ sung các quy định pháp luật cần thiết đưa vào áp dụng thí điểm và dần dần nhân rộng cơ chế lựa chọn nhà đầu tư mang tính cạnh tranh và đấu thầu giá điện cạnh tranh, minh bạch, hơn là cơ chế “xin-cho” hay “cấp phép” và theo sự điều tiết của thị trường mà vẫn đảm bảo các mục tiêu điều tiết và quản lý của Nhà nước.

Ba là, vai trò của khu vực tư nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng, nên pháp luật nên được hoàn thiện để tạo sân chơi, thị trường bình đẳng và minh bạch ở mức độ hợp lý để phát huy vai trò của mọi thành phần kinh tế, tăng tính cạnh tranh, dần dần giảm thiểu cơ chế độc quyền, cơ chế “xin-cho” trong thị trường phù hợp với bối cảnh thị trường điện – năng lượng và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước sẽ giúp thị trường phát triển lành mạnh hơn.

Bốn là, việc xây dựng pháp luật với cơ chế cụ thể về giá điện cũng cần gắn liền với các chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, môi trường, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững để đảm bảo việc phát triển thị trường được bền vững và ổn định, sử dụng tài nguyên một cách hợp lý và khoa học.

Kết luận Chƣơng1

Trong Chương 1 của luận văn, tác giả đã phân tích những nội dung sau đây: 1. Làm rõ những vấn đề lý luận chung về các nguồn NLX, NLS, NLTT, bao gồm khái niệm, phân biệt, phân loại các nguồn năng lượng này (năng lượng mặt trời, gió, sinh khối, thủy triều, sức nước/thủy điện nhỏ, sóng biển, địa nhiệt …). Khái niệm “năng lượng tái tạo” là khái niệm có nội hàm, đặc điểm, tính chất rõ ràng hơn cả và dễ sử dụng nhất cho mục đích xây dựng và hoàn thiện pháp luật tại Việt Nam, phân biệt với các nguồn năng lượng từ nguyên – nhiên – vật liệu hóa thạch không thể tái tạo. Các khái niệm “năng lượng sạch” và “năng lượng xanh” là các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường, là một khái niệm thuộc phạm vi pháp luật về bảo vệ môi trường.

2. Pháp luật về khuyến khích đầu tư NLX, NLS, NLTT là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm khuyến khích, thúc đẩy và kích thích sự đầu tư, phát triển, khai thác, sản xuất và sử dụng các nguồn NLX, NLS, NLTT để đáp ứng các mục tiêu kinh tế - xã hội – môi trường và phát triển bền vững. Khuyến khích đầu tư được điều chỉnh bởi nhiều ngành luật khác nhau. Về lĩnh vực NLX, NLS, NLTT, có hai nhóm cách tiếp cận chính về nội dung pháp luật: Một là, tiếp cận dưới góc độ là một bộ phận của pháp luật về bảo vệ môi trường; và Hai là, tiếp cận dưới góc độ là một bộ phận của pháp luật về đầu tư. Luận văn với đề tài “Pháp luật về khuyến khích đầu tư năng lượng xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo” được thực hiện theo cách tiếp cận thứ hai, là một phận của pháp luật về đầu tư.

3. Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm: các cơ chế khuyến khích đầu tư NLX, NLS, NLTT; và quy hoạch và đầu tư xây dựng các dự án NLX, NLS, NLTT. Nội dung thứ nhất về các cơ chế khuyến khích đầu tư bao gồm: cơ chế áp dụng trách nhiệm mua điện bắt buộc bởi Nhà nước thông qua EVN; cơ chế giá điện ưu đãi để khuyến khích đầu tư và phát triển các dự án NLX, NLS, NLTT; cơ chế HĐMBĐ mẫu áp dụng trong giao dịch mua bán điện với EVN; ưu đãi về huy động

hai về quy hoạch và đầu tư xây dựng bao gồm: quy hoạch, lập, thẩm định, phê duyệt, công bố và thực hiện quy hoạch; và đầu tư, xây dựng và vận hành các dự án NLX, NLS, NLTT.

4. Pháp luật có vai trò rất quan trọng trong việc khuyến khích đầu tư NLX, NLS, NLTT. Pháp luật là phương tiện, công cụ hữu hiệu để Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế, nhà đầu tư trong xã hội tham gia đầu tư, kinh doanh, cũng như đảm bảo thực hiện và thực thi các cơ chế, ưu đãi, khuyến khích đầu tư. Cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật về khuyến khích đầu tư NLX, NLS, NLTT. Điều này xuất phát từ các lợi ích tốt của các nguồn năng lượng mới này, nhu cầu an ninh năng lượng, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, cũng như xuất phát từ thực trạng thiếu hụt các nguồn cung năng lượng và tác động xấu đến môi trường từ nhiên liệu hóa thạch.

5. Pháp luật phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản, bao gồm: ưu tiên khai thác, đầu tư, phát triển và sử dụng các nguồn NLX, NLS, NLTT; kết hợp khuyến khích đầu tư với triển khai thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường; kết hợp cơ chế khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ với cơ chế thị trường; bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh.

6. Có nhiều yếu tố tác động tới pháp luật, bao gồm: điều kiện, đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, tình hình chính trị, hiện trạng và kế hoạch sử dụng đất, tài nguyên, điều kiện kỹ thuật, công nghệ, lợi ích kinh tế của doanh nghiệp, năng lực tài chính của doanh nghiệp, nhận thức, ý thức của chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, hiệp hội, người dân, nguồn nhân lực, cũng như tình hình thế giới, khả năng hợp tác, hội nhập quốc tế của Việt Nam.

7. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy pháp luật của nhiều quốc gia có đạo luật riêng về năng lượng tái tạo, đưa vào các cơ chế mới về đầu tư trong lĩnh vực này như: cơ chế đấu thầu cạnh tranh về giá điện và quyền phát triển dự án, cơ chế HĐMBĐ trực tiếp cho khu vực tư nhân, để khuyến khích đầu tư các nguồn năng lượng này và. Điều này gợi mở một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƢ NĂNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về khuyến khích đầu tư năng lượng xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo ở việt nam (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)