2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về khuyến khích đầu tƣ năng lƣợng
2.2.2. Những hạn chế, vướng mắc, bất cập còn tồn tại
Việc thực hiện các cơ chế khuyến khích đầu tư và phát triển NLX, NLS, NLTT vẫn là các mục tiêu dài hạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, và hiện nay, một số thành tựu đạt được đang chỉ là những bước đầu. Việc thu hút, quản lý và hoạt động đầu tư trong lĩnh vực này vẫn còn những tồn tại, hạn chế và phát sinh những vấn đề mới. Thể chế, cơ chế và quy định pháp luật về khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực này còn chưa theo kịp yêu cầu phát triển chung của thế giới và thị trường trong nước. Một số cơ chế ưu đãi còn dàn trải, thiếu đồng bộ, không ổn định. Môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh tuy đã được cải thiện, nhưng vẫn còn hạn chế; chất lượng, hiệu quả thu hút và quản lý đầu tư chưa cao. Hạ tầng kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng yêu cầu. Cơ chế và năng lực xử lý tranh chấp hiệu lực, hiệu quả chưa cao. Hệ thống tổ chức bộ máy và năng lực thu hút, quản lý đầu tư còn có một số bất cập, phân tán, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu, một số bộ phận cơ quan quản lý còn thiếu chủ động trong lĩnh vực đặc thù này.
Cụ thể hơn, đã phát sinh một số hạn chế, vướng mắc, khó khăn còn tồn tại sau đây:
Một là, kinh nghiệm đầu tư phát triển NLX, NLS, NLTT của các nhà đầu tư tư nhân trong nước, các ngân hàng trong nước và cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa nhiều. Năng lực tài chính của các nhà đầu tư trong nước còn hạn chế. Các nhà đầu tư nước ngoài thường có nguồn tài chính dồi dào hơn song họ lại thường gặp khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục đầu tư, đất đai, các giấy phép cần thiết cho dự án.
Hai là, nhiều nhà đầu tư, các định chế tài chính quốc tế và các tổ chức tài chính quốc tế đang còn nhiều quan ngại đối với thực trạng NLX, NLS, NLTT của Việt Nam.