Hƣớng hoàn thiện khung pháp luật trong nƣớc về chống khủng bố

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật quốc tế về chống khủng bố một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 104 - 106)

7. Kết cấu của đề tài

3.1.3. Hƣớng hoàn thiện khung pháp luật trong nƣớc về chống khủng bố

quốc tế trong tình hình mới

Trước tình hình quốc tế đang biến động nhanh chóng với sự nghiệp chống khủng bố của nhân loại, hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về chống khủng bố nói riêng cần sớm được hồn thiện để theo kịp sự phát triển của pháp luật quốc tế và bảo đảm sự hội nhập cho Việt Nam. Trong thời gian tới, hệ thống pháp luật Việt Nam có nhiều việc phải làm và riêng trong lĩnh vực chống khủng bố, chúng ta cần sớm hoàn thiện các quy định trong BLHS, BLTTHS và các văn bản khác cho phù hợp với các thông lệ quốc tế đặc biệt là những điều ước ràng buộc với chúng ta. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần có sự chuẩn bị trước để gia nhập các điều ước quốc tế còn lại và ký kết các điều ước mới về chống khủng bố. Trong Dự thảo Chiến lược phát triển Hệ thống pháp luật VN tới năm 2010 do Bộ Tư pháp đang soạn thảo, BLHS 1999 sẽ được sửa đổi quy định thêm để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ và quyền của Việt Nam theo các điều ước quốc tế về chống khủng bố mà Việt Nam đã ký kết. Như vậy, các quy định trong pháp luật Việt Nam về chống khủng bố sẽ phát triển theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn và đáp ứng tốt hơn, hài hoà hơn với các tiêu chuẩn của pháp luật quốc tế về chống khủng bố,

3.2. KẾT CHƢƠNG

Việt Nam đã tích cực tham gia cùng cộng đồng quốc tế trong sự nghiệp chống khủng bố. Chúng ta đã tham gia vào 8 điều ước quóc tế phổ cập về chống khủng

bố. Các nỗ lực chống khủng bố và thái độ nhất quán của Việt Nam trong việc chống khủng bố quốc tế được thể hiện qua việc thực thi các cam kết quốc tế. Trong đó, pháp luật Việt Nam về chống khủng bố là một công cụ đặc lực để góp phần cùng thế giới trong sự nghiệp chung này. Các quy định đã bảo đảm được những yêu cầu cơ bản cho công cuộc đấu tranh phòng ngừa và trừng trị khủng bố trong nước và việc hợp tác với các quốc gia khác chống khủng bố. Tuy nhiên vẫn còn một số điểm chúng ta cần hoàn thiện thêm: bổ sung một số quy định về dẫn độ, cụ thể hoá khái niệm khủng bố, gia nhập các điều ước quốc tế còn lại và tiến hành đàm phán với các quốc gia khác trong khu vực về các hiệp định dẫn độ. Vấn đề tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật trong nước theo hướng hài hồ hố với pháp luật quốc tế là một xu hướng tất yếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật quốc tế về chống khủng bố một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)