Các quy định về ngăn ngừa khủng bố

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật quốc tế về chống khủng bố một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 90 - 99)

7. Kết cấu của đề tài

3.1.2. Việc thực thi các cam kết quốc tế

3.1.2.2. Các quy định về ngăn ngừa khủng bố

Pháp luật Việt Nam có nhiều quy định về các biện pháp hành chính, hình sự để ngăn ngừa việc thực hiện hành vi khủng bố. Các biện pháp về cơ bản đã bước đầu đảm bảo thực hiện được những cam kết pháp lý của Việt Nam với cộng đồng quốc tế trong việc phòng ngừa khủng bố.

Về các biện pháp ngăn ngừa việc chuẩn bị khủng bố, ngăn ngừa khủng bố tiếp cận với các nguồn tài chính, các nguồn lực khác, pháp luật Việt Nam đã có nhiều quy

định cụ thể về việc kiểm sốt các giao dịch bị nghi ngờ, kiểm soát việc rửa tiền, việc cung cấp thông tin về các giao dịch có nghi ngờ, trừng trị việc chuẩn bị tài chính, các cơ sở để thực hiện khủng bố v.v.

Quy định trừng trị các hành vi chuẩn bị phạm tội khủng bố

Mặc dù pháp luật và BLHS khơng có điều khoản cụ thể về việc cá nhân, tổ chức tuyển mộ nhân sự, gây quỹ hoặc tài trợ, thực hiện các hình thức khác để hỗ trợ cho khủng bố tiến hành trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng các hành vi cung cấp tiền cho việc thực hiện tội phạm khủng bố sẽ bị coi là đồng phạm với khủng bố và có thể bị truy cứu theo Điều 84 BLHS. Việc tìm kiếm, sửa soạn cơng cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm khủng bố cũng có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội khủng bố ở gia đoạn chuẩn bị phạm tội (Điều 17, Điều 84 và các điều khoản khác theo BLHS 1999). Điều 5, BLHS 1999 quy định BLHS được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Những hành vi khủng bố cũng như các hành vi phạm tội khác thực hiện tại Việt Nam liên quan đến hành vi khủng bố ở nước ngoài mà cấu thành một tội phạm theo BLHS thì có thể bị truy tố. Các hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam khơng phải là các hành vi khủng bố nhưng có liên quan tới các hành vi khủng bố hoặc chuẩn bị khủng bố ở nước ngồi có thể bị truy tố theo luật hình sự nếu như chúng cấu thành một tội phạm nào đó được quy định trong BLHS theo cá Điều 2, 5 và 84 của BLHS 1999.

Hành vi không tố giác tội phạm khủng bố sẽ bị truy tố theo Điều 314 BLHS 1999.

Quy định về ngăn chặn khủng bố tiếp cận các nguồn tài chính

Trong các giao dịch ngân hàng tín dụng, việc chuyển tiền các giao dịch tín dụng ngân hàng được quy định rất chi tiết. Tất cả các hành vi chuyển dịch liên quan đến ngoại hối (mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ tại Việt Nam và nước ngoài, sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam (mua bán thông qua các tài khoản ngoại tệ, thanh toán qua tài khoản ngoại tệ v.v.); các giao dịch chuyển ngoại tệ vào và ra khỏi Việt Nam v.v.) phải tuân theo các điều kiện, thủ tục và phải xuất trình những tài liệu phải với ngân hàng tạo thuận lợi cho việc theo dõi và kiểm sốt nhằm bảo

đảm tính hợp pháp của các giao dịch tài chính và các mục đích hợp pháp của các giao dịch chuyển ngoại tệ vào và ra khỏi Việt Nam (Luật Ngân hàng nhà nước 1997, Luật các tổ chức tín dụng 1997 và các văn bản có liên quan như Nghị định 63/1998/NĐ-CP về quản lý ngoại hối, Nghị định 20/2000/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, Nghị định 64/2001/NĐ-CP về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán).

Các cơ quan chuyên trách phịng, chống tội phạm về ma t thuộc Cơng an nhân dân được tiến hành yêu cầu cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thơng tin, tài liệu, tình hình tài chính và tài khoản tại ngân hàng khi có căn cứ cho rằng có hành vi hợp pháp hố tiền, tài sản do phạm tội về ma tuý mà có. (Điều 13 Luật phòng, chống ma tuý năm 2000). Quy định này nhằm tạo thuận lợi cho việc phát hiện và điều tra các tội phạm.

Việc thanh tra và kiểm tra nội bộ cũng như việc thanh tra chung việc thực hiện các quy định pháp luật về ngân hàng cũng được quy định rõ trong Luật ngân hàng nhà nước 1997 và Luật các tổ chức tín dụng 1997. Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng 1997 và Điều 59 Luật ngân hàng nhà nước 1997 quy định các tổ chức và cá nhân thực hiện các giao dịch tài chính và ngân hàng bất hợp pháp, có hành vi vi phạm như cản trở, gây khó khăn cho việc kiểm tra, thanh tra, thiếu trách nhiệm trong thi hành cơng vụ v.v. thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật, nếu gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước hoặc của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 26(2) và (3) Quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (ban hành kèm theo quyết định 226/2002/QĐ-NHNN) quy định các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải "Từ chối thực hiện giao dịch thanh toán đã có bằng chứng về nguồn gốc bất hợp pháp" và "khơng được che dấu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về người sử dụng dịch vụ thanh toán, số tiền thanh toán và các thơng tin có liên quan khác đối với các giao dịch thanh tốn đã có bằng

chứng về nguồn gốc bất hợp pháp".

Việc theo dõi các giao dịch tài chính có nghi vấn cũng được quy định chi tiết

- Tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng khơng được che giấu, thực hiện bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến khoản tiền đã có bằng chứng về nguồn gốc bất hợp pháp". "Trong trường hợp phát hiện các khoản tiền có dấu hiệu bất hợp pháp, tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng phải thông báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền" (Điều 19 Luật các tổ chức tín dụng 1997).

- Để đảm bảo nguồn gốc hợp pháp của nguồn tài chính từ ngoại hối, pháp luật Việt Nam cũng yêu cầu người cư trú ở Việt Nam hoặc ở nước ngồi và người khơng cư trú ở Việt Nam có các hoạt động ngoại hối phải cung cấp các thông tin, số liệu theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước phù hợp với các quy định của pháp luật" (Điều 36 Nghị định 63/1998/NĐ-CP ngày 17/8/1998 về quản lý ngoại hối)

- Các tổ chức nhận tiền gửi, tài sản gửi của khách hàng "phải báo cáo ngay cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong trường hợp phát hiện các khoản tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng có dấu hiệu bất hợp pháp" (Điều 3(2) Nghị định 70/2000/NĐ-CP về việc giữ bí mật, lưu trữ và cung cấp thơng tin liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng).

- Nhằm theo dõi hiệu quả các giao dịch tài chính có nghi vấn, theo Điều 5 Nghị định 70/2000/NĐ-CP về việc giữ bí mật, lưu trữ và cung cấp thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng, các tổ chức nhận tiền gửi, tài sản gửi của khách hàng sẽ cung cấp thông tin về tiền gửi, tài sản gửi của khách hàng theo yêu cầu bằng văn bản của các cơ quan Nhà nước trong quá trình thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, văn bản yêu cầu tổ chức cung cấp các thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng phải do những người có thẩm quyền sau đây ký:

a) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Chánh án, Phó Chánh án Tồ án nhân dân tối cao; Thẩm phán Toà án nhân dân thực hiện theo quy định tại

các văn bản do Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành;

b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sự, Chánh án, Phó Chánh án Tồ án qn sự, Thẩm phán TAQS cấp quân khu trở lên;

c) Cục trưởng, Phó Cục trưởng các Cục nghiệp vụ Bộ Cơng an; Giám đốc, Phó Giám đốc cơng an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra cấp Bộ, cơ quan điều tra của công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT trong Quân đội nhân dân VN cấp quân khu trở lên;

d) Chấp hành viên hoặc Thủ trưởng các cơ quan thi hành án các cấp được giao thi hành các bản án theo quyết định của Toà án các cấp;

đ) Tổng Thanh tra NN, Phó Tổng Thanh tra NN, Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra thuộc các tổ chức thanh tra nhà nước và thanh tra chuyên ngành, Trưởng đoàn thanh tra được thành lập theo quy định của pháp luật về thanh tra, xét giải quyết khiếu nại tố cáo và chống tham nhũng từ cấp tỉnh trở lên.

Việc trốn tránh nghĩa vụ báo cáo trong hoạt động ngân hàng sẽ bị xử lý hành chính theo Điều 34 Nghị định 20/2000/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng:

"Điều 34. Vi phạm về quản lý thông tin, báo cáo hoạt động ngân hàng

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi gửi báo cáo không đúng thời hạn theo quy định của cấp có thẩm quyền.

2. Phạt tiền từ trên 200.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không gửi đủ báo cáo hoặc gửi báo cáo không đúng mẫu biểu theo quy định của cấp có thẩm quyền.

3. Phạt tiền từ trên 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Báo cáo không trung thực về hoạt động của tổ chức tín dụng;

b) Cung cấp cho tổ chức, cá nhân những thông tin liên quan đến hoạt động của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng mà khơng được phép của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc chưa có sự chấp thuận của khách hàng, trừ trường hợp quy định tại các Điều 102, Điều 103, khoản 2 Điều 104 của Luật Các tổ chức tín dụng.

4. Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi: không báo cáo ngay cấp có thẩm quyền về diễn biến khơng bình thường trong hoạt động có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh của tổ chức tín dụng.

Các biện pháp cấm công dân Việt Nam hay bất kỳ cá nhân, tổ chức nào tại Việt Nam cung cấp tài chính hay các nguồn tài sản khác cho người hoặc tổ chức có liên quan đến các hoạt động khủng bố được quy định rất rõ trong nhiều văn bản:

- Pháp luật nghiêm cấm việc các cấp chính quyền, tổ chức và cá nhân tự giữ lại nguồn thu của ngân sách nhà nước hoặc dùng nguồn ngân sách nhà nước để lập quỹ ngồi ngân sách trái quy định của Chính phủ. Tất cả các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước phải được hạch toán đầy đủ vào ngân sách nhà nước.

Các tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ thu, nộp và sử dụng ngân sách nhà nước phải tổ chức hạch toán kế toán, báo cáo và quyết toán theo đúng chế độ kế toán nhà nước; quyết toán đầy đủ và trung thực các khoản thu, chi phát sinh; sử dụng hoá đơn, chứng từ thu, chi thống nhất do Bộ Tài chính phát hành. (Điều 7 Nghị định 87/CP ngày 19/12/1996 quy định chi tiết việc phân cấp quản lý, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước).

- Việc lập quỹ trái quy định, chuyển quỹ ra nước ngồi khơng đúng quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt từ 5 000 000 đến 15.000.000 đồng (Điều 27 Nghị định 20/2000/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng)

- Các quỹ và các nguồn tài sản khác quyên góp cho mục đích tơn giáo, từ thiện, văn hố khơng được sử dụng sai mục đích nhất là để tài trợ cho khủng bố: Cấm cá nhân, tổ chức sử dụng các quỹ này vào các hoạt động bất hợp pháp để thu lợi bất chính (Điều 7 Nghị định 177/1999/NĐ-CP về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện). Các quỹ từ thiện, xã hội chỉ có thể được lập ra nhằm mục đích nhân đạo, từ thiện, khuyến khích phát triển văn hoá, thể thao, khoa học, xã hội (Đ. 2 Nghị định 177/1999/NĐ- CP). Các quỹ phải thực hiện cơng khai tình hình thu và sử dụng các nguồn thu của Quỹ, cung cấp thông tin cần thiết cho các cơ quan chức năng của Nhà nước khi có yêu cầu theo quy định và chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật (Điều 8 Nghị định 177/1999/NĐ-CP). Các quỹ này cũng phải lập và gửi đầy đủ, đúng thời hạn các báo cáo tài chính theo định kỳ và quyết tốn hàng năm của Quỹ theo quy định cho cơ quan tài chính của cấp có thẩm quyền cho phép thành lập (Đ. 15 Nghị định 177/1999/NĐ-CP).

Đối với giao dịch chuyển, gửi tiền từ nước ngoài, Điều 4 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Số 170/1999/QĐ-TTg ngày 19/8/1999 về việc khuyến khích Người Việt Nam ở nước ngồi chuyển tiền về nước quy định người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài được chuyển ngoại tệ từ nước ngồi vào Việt

Nam dưới các hình thức sau: 1. Chuyển ngoại tệ thơng qua các tổ chức tín dụng được phép; 2. Chuyển ngoại tệ thơng qua các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính bưu chính quốc tế; 3. Cá nhân mang theo người vào Việt Nam. Cá nhân ở nước ngoài khi nhập cảnh vào Việt Nam có mang theo ngoại tệ hộ cho Người Việt Nam ở nước ngoài phải kê khai với Hải quan cửa khẩu số ngoại tệ mang hộ từ nước ngoài gửi về cho Người thụ hưởng ở trong nước.

Các quy định kiểm sốt khủng bố tiếp cận với vũ khí, chất nổ, chất phóng xạ

Các hành vi vi phạm quy định về quản lý vũ khí, chất nổ chất độc hố học sẽ bị trừng trị theo các điều khoản tương ứng trong BLHS 1999 [tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (Đ. 230), Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ (Đ. 232), tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thơ sơ hoặc cơng cụ hỗ trợ (Đ. 233), Tội vi phạm quy định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, cơng cụ hỗ trợ (Đ. 234), Tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vật liệu nổ, cơng cụ hỗ trợ gây HQNT (Đ. 235) Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ (Đ. 236), Tội vi phạm quy định về quản lý chất phóng xạ (Đ. 237), Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc (Đ. 238), Tội vi phạm quy định về quản lý chất cháy, chất độc (Đ. 239)

Ngoài các điều khoản cụ thể về biện pháp hình sự trong BLHS quy định về các tội phạm vi phạm việc quản lý và kiểm sốt vũ khí, chất nổ chất độc hố học và chất phóng xạ, Việt Nam cũng đã quy định về việc phân phối, đăng ký, tàng trữ, sửa chữa, vận chuyển, sử dụng, kiểm tra, tiêu huỷ và phá huỷ các loại vũ khí, chất độc hố học và chất phóng xạ nhằm kiểm sốt chặt chẽ việc bảo quản và sử dụng:

 Nghị định 47/CP ngày 12/8/1996 về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và cơng cụ hỗ trợ  Thông tư của Bộ Nội vụ số 05/TT-BNV (C13) ngày 28/9/1996 về việc hướng dẫn thực

hiện một số vấn đề trong Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ về quản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật quốc tế về chống khủng bố một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 90 - 99)