.Vị trí, vai trò của biểu tình và quyền biểu tình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về biểu tình trên thế giới và ở Việt Nam (Trang 30 - 32)

Biểu tình là một hình thức để công dân có thể thực hiện quyền của mình thông qua biểu tình công dân gửi đến chủ thể một thông điệp mạnh mẽ. Thông qua biểu dương lực lượng đông đảo buộc chủ thể hướng tới phải thực hiện nguyện vọng của mình. Vì vậy, công dân thực hiện quyền biểu tình thông qua việc tổ chức, tham gia cuộc biểu tình có vị trí, vai trò hết sức to lớn.

Là thước đo trình độ dân trí của một xã hội dân chủ, dân quyền

Một xã hội dân chủ là xã hội đảm bảo được quyền cơ bản của công dân, đảm bảo quyền lợi của mỗi công dân trong sự hài hòa với quyền lợi của tập thể, của xã hội. Đảm bảo sự ổn định và phát triển của xã hội trong sự quản lý của nhà nước. Như vậy có nghĩa là phải đảm bảo cho sự hài hòa. Không có sự tự do nào là tuyệt đối nhưng cũng không nên vì quá coi trọng lợi ích tập thể mà xem nhẹ đi quyền lợi của cá nhân vì mục đích cao nhất của tất cả các hoạt động kinh tế, chính trị xã hội đã, đang và sẽ diễn ra là để mỗi người có được cuộc sống tự do và thoải mái nhất.

Nhà báo Quang Minh nhận xét “Không có người bình thường nào muốn cuộc sống xáo trộn bởi các cuộc biểu tình, nhưng không có biểu tình thì chưa chắc lòng người đã thật bình yên”[49]. Biểu tình là hoạt động để biểu lộ ý chí của một tập thể, số đông, đương nhiên điều đó là những vấn đề nổi cộm hơn, nóng bỏng và cấp thiết hơn khi có nhiều người cùng quan điểm như vậy, cũng không phải là vấn đề có thể giải quyết từ từ mà là một vấn đề cấp bách, phải được giải quyết ngay, như các vấn đề chấm dứt sự can thiệp vào vấn đề nội bộ quốc gia, hoặc các quyết sách quan trọng của nhà cầm quyền. Ví dụ

Thượng viện Pháp đã thông qua dự luật cải cách chế độ hưu trí, người dân đổ xuống đường phản đối dự luật của chính phủ nhằm tăng tuổi về hưu từ 60 lên 62. Biểu tình phản ánh được khả năng nhận thức đánh giá vấn đề của công dân, vấn đề nào là cần lên tiếng đồng tình hay phản đối. Thông qua biểu tình đảm bảo cho xã hội cởi mở, và công bằng hơn, nhân dân có quyền lên tiếng và nhà cầm quyền lắng nghe. Hơn nữa nhà nước ta là nhà nước của dân do dân và vì dân, khi nhà nước là của dân thì quyền biểu tình là một cách thức để thực hiện quyền dân chủ của nhân dân một cách thực sự.

Biểu tình góp phần trong xây dựng nhà nước pháp quyền.

Nhân dân không bao giờ đòi hỏi quá đáng những gì đáng được hưởng, đảm bảo quyền biểu tình cho công dân bằng pháp luật, tức là đã thiết lập một cơ chế quản lý nhà nước, giám sát xã hội bằng pháp luật. Mặt khác biểu tình khi đã được thể chế hóa một cách rõ ràng, căn cứ mạch lạc thì nhân dân sẽ dễ dàng hơn trong việc thực hiện quyền biểu tình mà nhà nước cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc quản lý, vì tất cả đã được quy định trong luật.

Thêm một cách thức để quản lý nhà nước.

Nhà nước nắm trong tay quyền lực của nhân dân vì nhân dân không thể trực tiếp sử dụng quyền của mình, nắm trong tay quyền lực của nhân dân lẽ dĩ nhiên phải phục vụ nhân dân. Nhưng khi có quyền lực mà không có hoặc cơ chế kiểm soát yếu thì hiện tượng lạm quyền dễ xảy ra. Thiết lập các cơ chế giám sát việc quản lý nhà nước là các cơ quan này thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình. Qua biểu tình, nhà nước có thể nhìn thấy những sai phạm của những người cầm quyền, những vấn đề mà nhà nước chưa giải quyết thấu đáo, những chính sách của Nhà nước chưa hợp lý để kịp thời có những sự giải thích, điều chỉnh để tạo được sự đồng thuận xã hội cao.

Một hình thức phản biện xã hội, phản ảnh thực trạng của xã hội để nhà nước có thể quản lý xã hội hiệu quả hơn

Phân tích xã hội là các hoạt động của các chủ thể khác nhau trong xã hội sử dụng các lập luận phân tích, hoặc các công cụ tư duy logic để khẳng

định, bổ sung hoặc bác bỏ khuynh hướng, phương án kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội (gọi chung là đối tượng của phản biện xã hội). Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ pháp luật, mang tính tích cực xây dựng, nhằm hướng tới các mục tiêu chung của xã hội (công bằng, dân chủ, pháp chế, phát triển đất nước. Thông qua biểu tình, nhân dân có thể phản ảnh ý chí của mình đến với xã hội, đến với Nhà nước về những chủ trương, chính sách của Nhà nước chưa đúng, chưa hợp lý để kịp thời có những điều chỉnh thích hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về biểu tình trên thế giới và ở Việt Nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)