Các nguyên tắc khi xây dựng pháp luật biểu tình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về biểu tình trên thế giới và ở Việt Nam (Trang 91 - 93)

2.2 .Pháp luật biểu tình một số quốc gia trên thế giới

2.2.7 .Xử lý vi phạm

3.2. Hoàn thiện pháp luật biểu tìn hở Việt Nam

3.2.1. Các nguyên tắc khi xây dựng pháp luật biểu tình

Hiến pháp Việt Nam không những quy định các quyền, nghĩa vụ của công dân mà còn quy định những nguyên tắc cơ bản của quy chế công dân. Những nguyên tắc cơ bản này là những tư tưởng chính trị pháp lý chủ đạo, làm cơ sở nền tảng, làm phương hướng đúng đắn để xây dựng quy chế pháp lý công dân. Quyền biểu tình là một quyền cơ bản được Hiến pháp ghi nhận, việc xây dựng cơ sở pháp lý đảm bảo cho việc thực hiện quyền biểu tình cũng phải tuân thủ các nguyên tắc này bao gồm:

Nguyên tắc tôn trọng các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội

Theo khoa học pháp lý, quyền con người được hiểu là những quyền mà pháp luật cần phải thừa nhận đối với tất cả các thể nhân. Đó là quyền tối thiểu các cá nhân phải có, những quyền mà nhà lập pháp không được xâm hại đến.. Khi xây dựng dự luật biểu tình trước nhất và đầu tiên phải đảm bảo được các quyền cơ bản của con người được ghi nhận trong các văn bản pháp luật có liên quan, đặc biệt là các văn kiện quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc kí kết gia nhập về các vấn đề liên quan đến quyền con người. Hơn nữa cũng phải nhấn mạnh, việc tôn trọng các quyền con người còn được thể hiện trong việc “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” [17].

Nguyên tắc quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân

Quyền và nghĩa vụ là hai mặt của quyền làm chủ của công dân, công dân muốn được hưởng quyền thì phải thực hiện nghĩa vụ và ngược lại, khái niệm này còn bao hàm cả nghãi vụ của người khác. Quyền biểu tình thực ra là quyền nhưng để thực hiện quyền này thì cần phải đảm bảo các nghĩa vụ nhất định như tuân theo trật tự công cộng và các quy tắc sinh hoạt xã hội, nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản công cộng, … Trong quá trình xây dựng dự luật phải đảm bảo nguyên tắc này như: nghĩa vụ thông báo, nghĩa vụ tuân thủ các quyết định của cơ quan nhà nước. Nó sẽ đảm bảo quyền lợi của người biểu tình và những chủ thể khác đạt được sự cân bằng quyền lực ở mức độ tương đối, vừa đảm bảo quyền biểu tình vừa giữ ổn định trật tự xã hội.

Nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật

Bình đẳng trong pháp luật, theo quan điểm của chủ nghĩa Mac - Lênin là “bình đẳng mang tính chất xã hội, bình đẳng về địa vị xã hội chứ không phải là bình đẳng về khả năng thể chất và tinh thần của các cá nhân” [48]. Khi nguyên tắc này được đảm bảo thì xã hội mới có công bằng, pháp luật mới

được thi hành nghiêm chỉnh. Trong quá trình xây dựng dự luật biểu tình, các nhà làm luật phải quán triệt quan điểm về nguyên tắc bình đẳng, tức là không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính đều có thể thực hiện quyền này. Ngoài ra, nguyên tắc này còn bao gồm là sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ khi thực hiện quyền biểu tình.

Nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa

Nội dung chính của nguyên tắc này là những quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân phải đảm bảo nhu cầu cuộc sống vật chất của họ, tạo điều kiện cho các cá nhân trong xã hội có điều kiện phát triển toàn diện về sức khỏe, tài năng và đức hạnh. Nhà nước phải lưu tâm đến địa vị pháp lý của từng cá nhân, chú ý đến hoàn cảnh đặc biệt của một số cá nhân trong xã hội, xây dựng dự luật biểu tình cần chú ý đến vấn đề này đặc biệt các mục về chế tài đối với những người vi phạm. Nếu người vi phạm là người dân tộc thiểu số, người chưa thành niên, thì phải xem xét quy định các loại chế tài phù hợp.

Nguyên tắc tính hiện thực về quyền và nghĩa vụ của công dân

Nguyên tắc này đòi hỏi các quyền và nghĩa vụ được quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác phải là quyền và nghĩa vụ có cơ sở, điều kiện thực hiện được trong thực tế cuộc sống. Về mặt ý nghĩa lý luận và thực tiễn, tuân thủ nguyên tắc này có vai trò cực kỳ quan trọng. Dự luật biểu tình không thể bám sát cuộc sống, không xuất phát từ như cầu xã hội, không thể hiện được nhiệm vụ của mình là cách thức thể hiện nguyện vọng của người dân thì dự luật có được lập ra và đưa vào áp dụng cũng là vô nghĩa.

Tuân thủ các nguyên tắc này giúp chúng ta có một định hướng rõ ràng khi xây dựng dự luật giống như chiếu la bàn cho người đi giữa rừng rậm, tránh những bước đi sai hướng hoặc thiệt hại không đáng có.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về biểu tình trên thế giới và ở Việt Nam (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)