2.2 .Pháp luật biểu tình một số quốc gia trên thế giới
2.2.5. Các trường hợp đình chỉ, tạm đình chỉ, giải tán cuộc biểu tình
Luật Hàn Quốc quy định tại điều 20 các trường hợp giải tán, các vấn đề liên quan đến hạn chế và cấm được liệt kê và rơi vào các trường hợp thì phải giải tán. Tuy nhiên, có hai trường hợp để giải tán có thể xảy ra đó là trường hợp cơ quan nhà nước nhận thấy có các dấu hiệu được liệt kê thì ra quyết định giải tán, tuy luật chỉ quy định thủ tục thông báo nhưng nhà làm luật vẫn trao cho cơ quan hành pháp quyền giải tán đoàn biểu tình trong những trường hợp
cần thiết. Trường hợp tiếp theo là tự nguyện giải tán, thủ tục này là được liệt kê tại Nghị định của Chính phủ.
Luật Campuchia quy định không rõ về các biện pháp đình chỉ, tạm đình chỉ, giải tán mà quy định nếu có vấn đề binh biến bạo lực xảy ra các cơ quan có thẩm quyền phải sử dụng các biện pháp thích hợp để ngăn chặng, ngăn ngừa ngay lập tức các cuộc biểu tình, như vậy nếu có vấn đề bạo lực xảy ra, hoặc đe dọa xảy ra, cơ quản có thẩm quyền xét đến tính chất của cuộc biểu tình, tính chất vũ lực được thể hiện mà đưa ra quyết định phù hợp, có thể là một trong ba hình thức trên, cũng có thể biểu tình tiếp tục và xử lý gọn những nhân tố gây rối nhằm đảm bảo quyền cho người dân. Nếu các cuộc biểu tình được tổ chức hòa bình nhưng không có thư thông báo thì cuộc biểu tình có thể bị buộc phải chấm dứt, thư thông báo trong một số trường hợp nó chỉ có giá trị hợp pháp hình thực, nền tùy vào tình hình cụ thể mà quy định chứu không nên chỉ dựa vào thư thông báo hay không.
Luật Trung Quốc, tại Điều 10 quy định về việc trì hoãn hoặc tổ chức biểu tình trong trường hợp có những vấn đề phí, hay việc kiểm tra các vấn đề an ninh, đây được coi là một trong những trường hợp đặc biệt của tạm đình chỉ việc tổ chức biểu tình. Điều 14 quy định trường hợp về không cho phép tiến hành biểu tình do không đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết, trong trường hợp này, nếu cuộc biểu tình đã bắt đầu thì người tham gia có trách nhiệm giải thể, Điều 27 quy định một loạt các trường bị đình chỉ bởi cảnh sát thi hành nhiệm vụ: không phù hợp với quy định của luật, không được sự cho phép, thực hiện không đúng các nội dung trong đơn đăng ký như số lượng, tuyến đường, áp phích, phương pháp thời gian địa điểm hoặc có thể nguy hiểm cho trật tự công cộng, cảnh sát có quyền ra lệnh giải thể nếu thấy cần thiết. Tác giả cho rằng các trường hợp vi phạm pháp luật rõ ràng thì không phải bàn cãi thêm nhưng nếu có sự chính xác so với đơn đăng ký thì phải xem xét cân
nhắc. Như đã nói, không phải sự thay đổi nào cũng có thể giải tán đoàn biểu tình, vì bản thân một số thông tin chỉ là xác xuất. Như vậy, đối với các quy định về phần này cần quy định rõ các trường hợp nào thì đình chỉ, để làm được phần này tốt phần các căn cứ cấm, hạn chế phải làm chi tiết và rõ ràng như vậy việc viện dẫn sang sẽ dễ dàng hơn.
Luật biểu tình của Đức chỉ quy định một trường hợp giải tán biểu tình được quy định tại Khoản 1, Điêu 15 khi có những căn cứ rõ ràng cho thấy việc biểu tình là gây nguy hiểm trực tiếp cho “trật tự chung”.Cũng có nhiều tranh luận xung quanh thuật ngữ “trật tự chung” (öffentliche ordnung), vì nhiều nhà khoa học pháp lý Đức cho rằng, đây là một thuật ngữ “không xác định”, làm thế nào để biết được một hành vi có trực tiếp xâm phạm đến trật tự chung hay không. Về vấn đề này, Tòa án Hiến pháp liên bang đã giải thích thuật ngữ trật tự chung quy định tại Điều 15 khoản 1 Luật biểu tình rằng: “Đây không phải là cửa tử để hạn chế quyền biểu tình. Khi áp dụng vào trường hợp cụ thể, cơ quan có thẩm quyền phải căn cứ vào những tiêu chuẩn định lượng của Luật Hiến pháp như: phải có đủ cơ sở pháp lý, có đủ bằng chứng thực tế xác minh, các biện pháp áp dụng phải tương xứng với hành vi vi phạm”
Như vậy, về quy định đình chỉ, tạm đình chỉ, giải tán biểu tình giữa pháp luật của bốn quốc gia đều có những điểm chung nhất định về điều kiện giải tán biểu tình, nếu như cuộc biểu tình đang diễn ra mà có những hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật như: gây ra mất an ninh, trật tự, xảy ra hành vi bạo lực thì cuộc biểu tình đó sẽ bị giải tán ngay lập tức. Ngoài ra, tùy thuộc vào điều kiện của mỗi quốc gia mà đặt ra các trường hợp đình chỉ, tạm đình chỉ, giải tán cuộc biểu tình. Trong số các quốc gia nêu trên, Trung Quốc là quốc gia quy định nhiều trường hợp, khá chi tiết và rõ ràng các trường hợp đình chỉ, tạm đình chỉ và giải tán các cuộc biểu tình. Điều này xuất phát từ
việc thủ tục biểu tình ở Trung Quốc là thủ tục xin phép, các cơ quan chức năng cần có thời gian nghiên cứu và đánh giá các cuộc biểu tình diễn ra có gây ảnh hưởng đến trật tự công cộng, an ninh quốc gia. Do hoản cảnh địa lý, chế độ chính trị, lịch sử mà pháp luật biểu tình của Trung Quốc đặt ra nhiều trường hợp đối với các cuộc biểu tình để đảm bảo sự quản lý của nhà nước được hiệu quả, các cuộc biểu tình diễn ra phải thực sự trong hòa bình và khôn ảnh hưởng đến kinh tế - chính trị của Trung Quốc.
2.2.6. Trách nhiệm, thẩm quyền của các cơ quan đảm bảo an ninh, trật tự cho cuộc biểu tình
Luật biểu tình của Đức quy định mang tính nguyên tắc về trách nhiệm, thẩm quyền đảm bảo an ninh, trật tự cho cuộc biểu tình. Theo đó, ngày sau khi nhận được thông báo biểu tình thì trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền là phải tổ chức các phương tiện giao thông tại nơi diễn ra biểu tình để đảm bảo an toàn cho cuộc biểu tình. Phán quyết số 69 của Tòa án Hiến pháp liên bang đã nêu rõ “các cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm tổ chức, tạo mọi điều kiện cho cuộc biểu tình diễn ra một cách ôn hòa. Trong quá trình biểu tình, không chỉ trưởng đoàn biểu tình mà cảnh sát cũng có thể yêu cầu người không tuân thủ các quy định về Luật biểu tình ra khỏi đoàn biểu tình (Điều 18). Cơ quan công quyền cũng không có quyền quay phim, chụp ảnh những người tham gia biểu tình, trừ khi có căn cứ thực tế cho rằng, việc biểu tình đang gây nguy hiểm trực tiếp cho an toàn và trật tự chung (Điều 12a).
Theo quy định trong luật Campuchia cơ quan hành chính có thẩm quyền cho phép biểu tình còn cơ quan an ninh có trách nhiệm đảm bảo an ninh trật tự cho cuộc biểu tình và cho trật tự chung của toàn xã hội. Điều này được quy định tại một số điều của chương 3 quy định về trách nhiệm của những người tổ chức và nhà chức trách có thẩm quyền. Các cơ quan an ninh phải tuân thủ một số quy tắc chung khi tiến hành nhiệm vụ: Cơ quan chức
năng phải có biện pháp để bảo vệ sự yên bình của cuộc biểu tình, đảm bảo an toàn an ninh và trật tự công cộng và không được can thiệp với việc tiến hành biểu tình một cách hòa bình. Ngoài ra, nếu có yêu cầu từ những người tổ chức thì cơ quan có thẩm quyền sẽ nỗ lực để đáp ứng với sự quan tâm đầy đủ tới yêu cầu phù hợp theo quy định của pháp luật để đảm bảo việc thực hiện quyền tự do hội họp hòa bình và việc thực hiện quyền. Không chỉ các cơ quan an ninh mới có nghĩa vụ này mà tất cả các cơ quan đều phải đảm bảo. Các trách nhiệm và nghĩa vụ của cơ quan an ninh bao gồm: khi tham gia việc giữ gìn an ninh phải mặc đồng phục phù hợp với tên và mã số nhận dạng trên các phần phía trước của trang phục (Điều19). Chỉ định các tuyến đường nào là phù hợp và thuận tiện cho phương tiện để tránh sự xáo trộn nghiêm trọng cho các hoạt động bình thường của các chủ thể khác (Điều 15). Như đã liệt kê ở phần trước trong trường hợp có dấu hiệu bạo lực, phải có biện pháp phù hợp để ngăn ngừa và ngăn chặn các cuộc biểu tình ngay lập tức cũng như giải tán nếu không có thư thông báo hợp lệ (Điều 20).
Cảnh sát Hàn Quốc có thẩm quyền rộng lớn đối với hoạt động biểu tình, ngoài việc được thông báo về biểu tình sẽ diễn ra, thẩm quyền được quy định các hạn chế về tuyến đường, quyền giải tán các cuộc biểu tình bị cấm, luật còn quy định nhiệm vụ giữ trật tự cho biểu tình. Khi tham gia giữ gìn trật tự cảnh sát phải mặc đồng phục bao gồm băng tay, mũ, quần áo để có thể dễ dàng nhận ra, đảm bảo trật tự được duy trì trong suốt qua trình tiến hành, ngăn chặn các hành vi gây rối bạo lực (Điều 17), trách nhiệm thông báo nếu địa điểm tổ chức không được phép, nếu địa điểm tổ chức là tư nhân thì được xâm nhập trong trường hợp khẩn cấp (Điều 19) và cảnh sát trưởng có quyền yêu cầu giải thể nếu biểu tình bị cấm (Điều 20).
Luật Trung Quốc cũng quy định trách nhiệm đảm bảo an ninh của cuộc biểu tình cũng thuộc về cơ quan cảnh sát, thẩm quyền chi tiết được quy định
tại chương 3 với trách nhiệm cơ bản là để duy trì trật tự giao thông, trật tự xã hội, bảo vệ các cuộc biểu tình, diễu hành trong suốt quá trình diễn ra (Điều 18). Luật cũng quy định nguyên tắc không được phép sử dụng các biện pháp vũ lực, cưỡng chế bất hợp để giải tán, gây ảnh hưởng đến cuộc biểu tình (Điều 19), việc quy định nguyên tắc này nhằm mục đích giới hạn hành vi của cảnh sát trong khi thi hành nhiệm vụ. Thẩm quyền của cảnh sát được quy định trong luật này bao gồm: Trách nhiệm duy trì trật tự giao thông (Điều 20) quyền thay đổi lộ trình trước nếu đi qua các tuyến đường cấm, hạn chế (Điều 21) quyền chỉ định cuộc biểu tình khi vi phạm luật như đã liệt kê ở mục cấm, hạn chế, quyền giải tán biểu tình, quyền yêu cầu rời khỏi đoàn biểu tình hay quyền bắt giữ theo quy định (Điều 27).
Như vậy, thẩm quyền giữ trật tự thông thường sẽ thuộc về cảnh sát, vì đây là lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự xã hội, thẩm quyền cơ bản là giữ cho biểu tình ổn định, hòa bình và đúng luật, nhân viên cảnh sát có nghĩa vụ thể thực hiện đúng chức năng, thẩm quyền, người dân cũng có thể theo luật mà tuân thủ sự hướng dẫn cũng như quản lý của lực lượng chức năng. Trách nhiệm của cơ quan cảnh sát được xác định ngay từ khi nhận được thông báo biểu tình, tuy nhiên tính chủ động của cảnh sát trong pháp luật biểu tình của Đức cao hơn cả. Ngay từ khi nhận được thông báo biểu tính, cảnh sát ở Đức đã phải lên kế hoạch nhanh chóng về thời gian, địa điểm, số lượng cảnh sát tham gia, yêu cầu các cơ quan chức năng khác cùng phối hợp để cuộc biểu tình diễn ra một cách có hiệu quả. Còn đối với pháp luật biểu tình của ba nước còn lại, trách nhiệm của cảnh sát diễn ra chậm hơn so thông báo biểu tình sẽ phải qua các cơ quan hành chính khác xem xét trước rồi mới chuyển cho lực lượng cảnh sát.