Sự cho phép trong biểu tình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về biểu tình trên thế giới và ở Việt Nam (Trang 49 - 51)

2.2 .Pháp luật biểu tình một số quốc gia trên thế giới

2.2.2. Sự cho phép trong biểu tình

Như đã phân tích ở trên, Luật biểu tình của CHLB Đức quy định mang tính nguyên tắc là biểu tình không giới hạn. Điều này được cụ thể hóa trong Điều 14 của Luật biểu tình, theo đó bất cứ ai biểu tình ở ngoài trời phải tiến hành thông báo cho cơ quan có thẩm quyềnchậm nhất trước 48 giờ. Luật biểu tình của CHLB Đức quy định biểu tình không có nghĩa vụ phải xin phép (nicht genehmigungspflichtig), mà chỉ cần thông báo (Bekanntgabe).

Điều 6 luật Hàn Quốc quy định về việc thông báo trước khi tiến hành biểu tình nơi công cộng 30 ngày báo cáo về người tổ chức biểu tình phải được gửi đến cảnh sát địa phương và 2 ngày đối với cảnh sát tỉnh, việc thông báo

không phải lúc nào cũng là bắt buộc nhưng là cần thiết đối với cuộc biểu tình không chỉ giới hạn trong một khu vực nhỏ và không thuộc thẩm quyền của mỗi nhân viên cảnh sát.

Luật Trung Quốc quy định các cuộc biểu tình, diễu hành muốn diễn ra được thì phải xin phép và nếu được cho phép mới được diễn ra, luật này đồng thời cũng liệt kê hai trường hợp không cần phải xin phép đó là các hoạt động chào mừng, kỉ niệm theo quyết định của nhà nước, hoạt động của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật quy định không cần xin phép.

Luật Campuchia dành ra hẳn chương II từ Điều 5 đến Điều 14, Điều 9 trong tổng số 20 điều chỉ để nói về thủ tục thông báo, đã chứng tỏ sự quan trọng của việc quy định chi tiết về vấn đề thông báo, về cơ bản điều 5 luật Campuchia đã khẳng định “Bất kỳ nhóm các cá nhân muốn tổ chức một cuộc biểu tình hòa bình ở bất kỳ địa điểm công cộng phải thông báo cho thành phố, tỉnh có thẩm quyền lãnh thổ, cơ quan phụ trách địa điểm đó bằng văn bản”, tức là bất kỳ hoạt động nào là biểu tình như đã quy định từ đầu muốn tổ chức phải thông báo trong khoảng thời gian chậm nhất là 5 ngày tới cơ quan nhà nước cấp tỉnh. Mà không có một trường hợp ngoại lệ nào như trường hợp luật Anh hoặc luật Trung Quốc. Ngay cả Điều 14 quy định về thủ tục rút gọn trong trường hợp cấp bách, thủ tục này vẫn phải được đảm bảo trong một khoảng thời gian ngắn hơn 36 giờ đối với ngày nghỉ và 12 giờ đối với ngày làm việc. Nghĩa vụ thông báo trong luật Campuchia gọi là thông báo nhưng không thực sự nguyên nghĩa vì vẫn phải nhận được sự phản hồi từ phía cơ quan nhà nước trong thời hạn 3 ngày và phải có nghĩa vụ tích cực đáp ứng nguyện vọng của người dân.

Như vậy, khi quy định thủ tục cho phép trong biểu tình đã có sự khác nhau giữa các quốc gia. Nếu như pháp luật biểu tình của Đức, Hàn Quốc và Campuchia đều cho rằng để tiến hành cuộc biểu tình thì người tổ chức biểu

tình chỉ cần gửi thông báo đến các cơ quan chức năng, còn luật biểu tình của Trung Quốc quy định sau khi gửi thông báo thì cần phải có sự đồng ý của cơ quan chức năng thì mới có thể tiến hành biểu tình trừ hai trường hợp biểu tình mà không cần cho phép. Đặc biệt, trong Luật biểu tình của Đức thì quy định rất ngắn gọn và tạo điều kiện cho công chúng tham gia, chỉ cần trước khi biểu tình 48 giờ, người tổ chức chỉ cần gửi thông báo đến các cơ quan chức năng là có thể tiến hành biểu tình mà không cần đợi sự cho phép từ phía các cơ quan chức năng nay. Đây là những quy định mang tính tạo điều kiện mở hết mức cho những người tham gia biểu tình thực hiện được quyền này, việc thông báo phải gửi cho cơ quan nhà nước là để các cơ quan này nắm bắt được thông tin và tạo các điều kiện để cuộc biểu tình được diễn ra hiệu quả. Khác với Luật biểu tình của Đức, Luật biểu tình của Trung Quốc yêu cầu phải có sự cho phép từ phía các cơ quan nhà nước thì cuộc biểu tình mới được diễn ra. Nguyên nhân dẫn sự khác nhau khi quy định thủ tục cho phép trong biểu tình giữa các quốc gia là do chế độ chính trị, điều kiện cơ sở vật chất và trình độ dân chủ tại các quốc gia. Theo đó, quốc gia nào có trình độ dân chủ cao thì nhà nước tạo những điều kiện thông thoáng để những người tham gia biểu tình thực hiện được quyền biểu tình của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về biểu tình trên thế giới và ở Việt Nam (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)