Đảm bảo quyền bình đẳng trong tranh luận tại Tịa án có thể nói là nội dung quan trọng nhất. Nếu như phần thẩm vấn chủ yếu để làm rõ các chứng cứ đã thu thập được, đối chiếu với lời khai của các nhân chứng, bị cáo, bị hại, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan thì phần tranh luận để cho các bên kiểm tra, đánh giá chứng cứ, phát biểu quan điểm buộc tội và gỡ tội. Phần tranh luận sẽ đánh giá tồn diện nội dung vụ án. Các cơng việc như nghiên cứu hồ sơ, phân tích, đánh giá chứng cứ cũng nhằm giúp cho việc bào chữa tại phiên tịa. Chính vì thế mà Nghị Quyết 08/NQ-TW của Bộ chính trị cũng đã chỉ rõ: “Việc xét xử của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng
tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo…”.
Bảo đảm quyền bình đẳng trong tranh luận nghĩa là các bên buộc tội, bên gỡ tội và những người tham gia tố tụng khác đều có cơ hội và được tạo điều kiện và có địa vị pháp lý ngang nhau trong việc đưa ra chứng cứ, yêu cầu, được trình bày ý kiến riêng của mình. Đồng thời được bình đẳng trong việc kiểm tra, đánh giá chứng cứ, luận điểm của bên kia. Có thể chấp nhận hoặc phản đối ý kiến của phía bên kia, đặc biệt đối với bị cáo, bình đẳng trong tranh luận là phải đảm bảo cho bị cáo được quyền đối đáp với quan điểm của đại diện viện kiểm sát. Việc bị cáo đối đáp bình đẳng khơng được cho rằng bị cáo ngoan cố, chối tội, có thái độ khơng thành khẩn, bởi lẽ bị cáo chưa có bản án kết tội của Tịa án thì khơng thể cho là chối tội, miễn là bị cáo đưa ra được căn cứ, tài liệu chứng minh cho quan điểm của mình và việc tranh luận bình đẳng cũng là quyền lợi chính đáng của bị cáo được pháp luật bảo vệ.
Có một thủ tục tố tụng trước khi mở phiên tịa đó là tịa án phải giao quyết định đưa vụ án ra xét xử. Nhiều người cho rằng đây là sự đồng tình của Thẩm pháp đối với Kết luận điều tra của cơ quan điều tra và Cáo trạng của Viện kiểm sát. Thực ra khơng phải vậy, quan điểm này sẽ dẫn đến tình trạng thiếu cơng bằng, Thẩm phán bị thiên lệch, bên bị buộc tội sẽ ảnh hưởng đến nỗ lực bào chữa. Do đó cần hiều rằng, quyết định đưa vụ án ra xét xử là do khơng có căn cứ để trả hồ sơ điều tra bổ sung hoặc tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án. Căn cứ vào hồ sơ đã thu thập được của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có đủ điều kiện tối thiểu để mở phiên tòa xét xử, việc truy tố là có căn cứ. Tại phiên tịa căn cứ vào chứng cứ, tài liệu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và chứng cứ gỡ tội của bên bào chữa và kết quả tranh luận công khai tại phiên tòa, Tòa án sẽ quyết định các vấn đề về trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự. Chính vì thế việc bảo đảm quyền bình đẳng trong tranh luận tại phiên tịa
có ý nghĩa quan trọng, bởi tại phiên tòa các vấn đề sẽ được xem xét, đánh giá công khai, kết quả tranh luận là căn cứ quan trọng để Tòa án ra bản án.
Trong phần tranh luận cơng khai tại phiên tịa, các bên khơng bị hạn chế về thời gian tranh luận, cũng như không bị ngắt lời nếu như phần tranh luận đó có căn cứ, là những luận điểm mới được nêu ra. Chủ tọa phiên tịa có quyền ngắt lời, cắt bỏ những câu hỏi hoặc những vấn đề do những người tham gia tranh luận nêu ra nếu nó khơng liên quan đến vụ án, nhưng không được hạn chế thời gian tranh luận. Với mỗi câu hỏi hoặc vấn đề chưa rõ ràng thì cần phải tranh luận để làm rõ. Chủ tọa phiên tịa có quyền đề nghị Kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án của người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác mà những ý kiến đó chưa được Kiểm sát viên tranh luận. Chỉ không tranh luận khi vấn đề đã được giải đáp cụ thể, rõ ràng, những người tham gia tố tụng khơng trình bày gì thêm.
Một vấn đề cần xem xét đó là khái niệm tranh tụng và tranh luận tại phiên tòa. Trong Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành khơng sử dụng khái niệm tranh tụng, chỉ sử dụng khái niệm tranh luận tại phiên tịa. Khái niệm tranh luận có nội hàm hẹp hơn khái niệm tranh tụng. Tranh luận chủ yếu là việc đối đáp, trình bày ý kiến của mình đối với bên tham gia tố tụng khác, phần tranh luận chỉ bắt đầu sau khi kết thúc phần xét hỏi. Khái niệm tranh tụng là của kiểu tố tụng tranh tụng. Theo đó, tranh tụng khơng chỉ thể hiện ở phần tranh luận tại phiên tịa mà nó cịn thể hiện ở các phần khác của phiên tòa xét xử và các giai đoạn tố tụng khác, bởi vì cứ có hoạt động buộc tội thì cũng xuất hiện hoạt động gỡ tội. Ví dụ có hoạt động bắt giữ thì có sự tham gia của luật sư, có hoạt động điều tra thì luật sư cũng được tham gia và được tự mình tiến hành thu thập chứng cứ. Tại phiên tịa, tranh tụng có cả ở phần thẩm vấn. Cụ thể, sau khi bên buộc tội hỏi bị cáo theo hướng buộc tội thì người bào chữa cũng được hỏi bị cáo theo hướng gỡ tội, chứ không phải Hội đồng xét xử hỏi, Kiểm sát viên hỏi xong hết các bị cáo mới đến lượt người bào chữa. Để bảo đảm
quyền bình đẳng trong tranh luận tại phiên tòa cần áp dụng những yếu tố hợp lý, tích cực của kiểu tố tụng tranh tụng. Đó là chúng ta đang học tập, tiếp thu tinh hoa và thành tựu khoa học pháp lý của nhân loại.