tố tụng hình sự một số nƣớc
Bảo đảm quyền bình đẳng trước tịa án là một nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự, nguyên tắc này thể hiện tính nhân đạo, tính dân chủ và sự tơn trọng quyền con người trong quan hệ pháp luật tố tụng hình sự, đồng thời cũng thể hiện trình độ văn hóa pháp lý của một quốc gia. Dó đó, khơng chỉ Việt Nam ghi nhận và thực hiện nguyên tắc này mà các quốc gia dân chủ, tiến bộ khác cũng nghi nhận nguyên tắc này. Khi nghiên cứu nguyên tắc này, so sánh việc ghi nhận và thể hiện nguyên tắc trong Bộ luật tố tụng hình sự một số quốc gia thấy rằng có quốc gia ghi thành điều luật cụ thể, có quốc gia khơng ghi thành điều luật mà thể hiện nội dung nguyên tắc qua các điều luật khác nhau, nhưng vì đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự, thể hiện tính nhân đạo và giúp quá trình giải quyết vụ án hình sự khách quan, chính xác nên dù hình thức thể hiện khác nhau nhưng đều có sự ghi nhận nguyên tắc này. Việc nghiên cứu, so sánh với các quốc gia khác vừa
có ý nghĩa hiểu sâu sắc hơn nội dung nguyên tắc, tiếp thu những yếu tố tích cực của quốc gia khác và quan trọng giúp cho việc thực hiện nguyên tắc hiệu quả hơn.
Có rất nhiều quốc gia ghi nhận nguyên tắc này, nhưng người nghiên cứu chỉ chọn quốc gia tiêu biểu để nghiên cứu đó là Trung Quốc, CHLB Đức, Nhật và Nga. Trung Quốc là quốc gia Châu á, có địa lý và hệ thống chính trị gần gũi với Việt Nam; Nhật bản cũng là quốc gia Châu á, có nền kinh tế năng động và phát triển hàng đầu thế giới, hiện có nhiều dự án hợp tác hỗ trợ Việt Nam xây dựng và hoàn thiện pháp luật. CHLB Đức là quốc gia Châu âu, theo hệ thống pháp luật châu âu lục địa, có hệ tố tụng thẩm vấn phát triển, có bề dày truyền thống văn hóa pháp lý; Cộng hịa Liên bang Nga là quốc gia Châu âu phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa sau khi Liên bang Xơ Viết tan rã, đây là quốc gia có nhiều ảnh hưởng đối với việc xây dựng pháp luật Việt Nam.