Giai đoạn từ năm 198 9 đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước tòa án trong luật tố tụng hình sự những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 77 - 79)

Bộ luật tố tụng hình sự được ban hành đầu tiên vào năm 1988, sau khi có Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” thì Bộ luật tố tụng hình sự được sửa đổi, bổ sung vào năm 2003. Ngun tắc Bảo đảm quyền bình đẳng trước Tịa án cũng được sửa đổi cơ bản. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc này cũng có nhiều biến đổi so với giai đoạn trước khi có Nghị quyết 08/NQ-TW và Bộ luật tố tụng hình sự 2003.

Để đánh giá thực tiễn áp dụng nguyên tắc từ sau khi có Nghị quyết số 08/NQ-TW và ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, người viết điểm lại thực tiễn xét xử từ năm 1989 đến năm 2002 (năm Bộ luật tố tụng hình sự 1988 có hiệu lực thi hành đến khi có Nghị quyết 08/NQ-TW). Việc xem xét thực tiễn xét xử trước đây làm cơ sở để so sánh, đánh giá thực tiễn xét xử và áp dụng nguyên tắc trong những năm gần đây (từ năm 2003 đến năm 2007).

Hàng năm, Tòa án đã xét xử một số lượng rất lớn án hình sự (thống kê tại bảng 2.1), số lượng án phải giải quyết theo hướng tăng dần, năm sau cao hơn năm trước. Nếu năm 1989 chỉ có 16.465 vụ thì năm 2002 đã là 43.851 vụ nghĩa là tăng gần gấp 3 lần. Số lượng án xét xử thì tăng lớn như vậy nhưng chất lượng xét xử trong giai đoạn này còn nhiều hạn chế. Nếu con số thực tế Tòa án phải thụ lý - giải quyết là (xem bảng 2.1) thì con số

xét xử của Tịa án các cấp đã tăng lên rất nhiều (vì thụ lý sơ thẩm nhưng còn xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm do có kháng cáo, kháng nghị). Ví dụ năm 1989 số lượng án hình sự Tịa án phải thụ lý - giải quyết là 16.465 vụ thì thực tế các Tịa án đã phải giải quyết là 21.796 vụ tăng lên thành 132,37%. Hoặc lấy con số của năm 2002 để so sánh thì cũng vậy số lượng thụ lý - giải quyết là 43.851 vụ thì thực tế các Tịa án các cấp phải giải quyết 55.357 vụ tăng lên đến 126,32%. Nhìn vào bảng thống kê 2.1 ta có thể thấy rằng, sở dĩ số lượng án Tòa án các cấp phải giải quyết tăng cao lên đến vậy là do các Tòa án phải giải quyết án phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm khá nhiều.

Số lượng án phúc thẩm chỉ đánh giá phần nào chất lượng xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm nhưng số lượng án giám đốc thẩm và tái thẩm là căn cứ nói lên những hạn chế trong việc giải quyết án của Tòa án cấp dưới. Đáng lưu ý là tỷ lệ đó hầu như không thuyên giảm: năm 1989 tỷ lệ án giám đốc thẩm, tái thẩm là 0,99% thì năm 2002 tỷ lệ án phải giám đốc thẩm, tái thẩm là 1,08%. Năm 2002 tỷ lệ các bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị hủy là 3,71%; sửa án 11,5%. Các Tịa án các cấp tun bố khơng phạm tội đối với 47 bị cáo. Từ những hạn chế đó của một số Tịa án mà đã có những trường hợp để xảy ra án oan: năm 1998 có 34 người bị oan thì năm 1999 cịn 32 người, năm 2000 có 106 người (do thực hiện bộ luật hình sự 1999), năm 2001 có 37 người, năm 2002 có 30 người (theo Báo cáo tổng kết ngành toà án nhân dân hàng năm từ 1998 đến 2002). Những con số này đã nói lên sự hạn chế trong cơng tác xét xử án hình sự giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2002.

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp số liệu xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm,

tái thẩm của ngành Tòa án từ 1989 - 2002

Vụ Năm Sơ thẩm (1) Phúc thẩm (2) Giám đốc thẩm, tái thẩm (3) Tổng cộng (4) Tỷ lệ % (2)/(1) Tỷ lệ % (3)/(1) Tỷ lệ % (4)/(1) 1989 16465 5167 31,38 164 0,99 21.796 132,37 1990 21452 5180 24,15 176 0,82 26.808 124,96 1991 20046 5296 26,42 181 0,9 25.523 127,32 1992 25376 6596 25,99 267 1,05 32.239 127,04 1993 30219 7891 26,11 405 1,3 38.515 127,45 1994 31195 9359 30 364 1,17 40.918 131,16 1995 33135 10360 31,26 427 1,29 43.922 132,55 1996 41058 11449 27,88 456 1,11 52.963 128,99 1997 42440 11570 27,26 656 1,54 54.666 128,80 1998 48670 13817 28,39 595 1,22 63.082 129,61 1999 50461 12488 24,75 428 0,85 63.377 125,59 2000 46946 15399 32,8 441 0,94 62.786 133,74 2001 46347 13627 29,4 455 0,98 60.429 130,38 2002 43.851 11.032 25,16 474 1,08 55.357 126,23

Nguồn: Phòng Tổng hợp - Tòa án nhân dân tối cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước tòa án trong luật tố tụng hình sự những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)