Giai đoạn từ năm 1988 đến nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước tòa án trong luật tố tụng hình sự những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 49 - 52)

Cho đến khi pháp điển hóa Bộ luật tố tụng hình sự lần đầu tiên năm 1988 thì nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tịa án chính thức được ghi nhận thành một điều luật độc lập trong Bộ luật tố tụng hình sự, đó là Điều 20.

Điều 20- Bộ luật tố tụng hình sự 1988 quy định nguyên tắc “Bảo đảm quyền bình đẳng trước Tịa án” như sau:

“Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân

sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án và những người đại diện hợp pháp của họ đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ đưa ra yêu cầu và tranh luận trước Tòa án”.

Với sự ra đời của Bộ luật tố tụng hình sự, lần đầu tiên nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tịa án được quy định thành điều luật độc lập trong chương 1- “Những nguyên tắc cơ bản”. Việc ghi nhận này thể hiện sự

kế thừa và phát triển thành quả pháp lý tiến bộ trước đó, đồng thời cũng khẳng định ý thức lập pháp coi hoạt động xét xử là trọng tâm của tố tụng hình sự, khẳng định đây là nguyên tắc cơ bản chi phối toàn bộ hoạt động xét xử. Về nội dung, nguyên tắc đã khẳng định Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng đều bình đẳng với nhau trong việc đưa ra chứng cứ, đưa ra yêu cầu và bình đẳng trong tranh luận. Tuy nhiên, quy định này về nội dung chưa đầy đủ, vẫn mang tính hình thức, chưa chỉ ra cơ chế bảo đàm cho quyền này được thực hiện.

Đến lần pháp điển hóa Bộ luật tố tụng hình sự lần thứ hai năm 2003 thì nguyên tắc này đã được sửa đổi, bổ sung khá đầy đủ. Nguyên tắc này được quy định tại Điều 19- Chương 2 “Những nguyên tắc cơ bản”:

“Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân

sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án và những người đại diện hợp pháp của họ, người bảo vệ quyền lợi của đương sự đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và

tranh luận dân chủ trước Tòa án. Tịa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho

họ thực hiện các quyền đó nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án”.

Việc bổ sung những nội dung mới như trên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng xét xử, thực hiện có hiệu quả hơn nội dung của nguyên tắc. Điều luật mới bổ sung thêm chủ thể mới “người bảo vệ quyền

lợi của đương sự” là do sự phát triển của dịch vụ pháp lý, khơng chỉ bị cáo có

quyền mời luật sư bào chữa mà các đương sự khác cũng có quyền mời luật sự bảo vệ quyền lợi của mình trước tịa án.

Ngồi ra điều luật mới bổ sung thêm quyền đưa ra “tài liệu, đồ vật” và tranh luận “dân chủ” trước tòa án. Quy định mới này đã mở rộng hơn nữa quyền xuất trình bằng chứng chứng minh vụ án và khẳng định tính dân chủ tại phiên tịa. Điều luật cũ chỉ mới quy định quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, nhưng như ta biết, “chứng cứ là những gì có thật, được thu thập

theo đúng trình tự pháp luật, liên quan đến vụ án”, cũng có những đồ vật, tài

liệu không phải là chứng cứ vẫn có giá trị đối với quyền lợi của đương sự và ảnh hưởng tới phán quyết của Tịa án. Do đó, tại phiên tịa, ngồi chứng cứ, các đương sự cũng có quyền xuất trình tài liệu, đồ vật để giúp Tịa án có thêm căn cứ phán quyết chính xác. Bổ sung mới này góp phần bảo vệ tốt hơn quyền lợi của những người tham gia tố tụng.

Điều luật mới cũng bổ sung một vấn đề rất quan trọng, đó là xác định rõ ràng trách nhiệm bảo đảm quyền bình đẳng tại phiên tòa thuộc về Tịa án: “Tịa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho họ thực hiện các quyền đó nhằm

làm rõ sự thật khách quan của vụ án”. Việc bổ sung này nhằm thực hiện chủ

trương cải cách tư pháp theo nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ chính trị: “Khi xét xử, các Tịa án phải bảo đảm cho mọi cơng dân đều bình

đẳng trước pháp luật, thực sự dân chủ, khách quan”. Do mơ hình tố tụng hình

sự của nước ta thuộc mơ hình tố tụng xét hỏi có kết hợp với một số yếu tố của tố tụng tranh tụng, Tịa án án có trách nhiệm xét hỏi để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án, đồng thời Tịa án cịn có trách nhiệm để các bên tham gia vào quá trình xét xử thực sự bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và tranh luận dân chủ tại phiên tòa. Việc bổ sung nội dung mới của nguyên tắc không những làm rõ hơn trách nhiệm của Tòa án mà còn khẳng định vị trí, vai trị của Tịa án trong q trình giải quyết vụ án theo mơ hình tố tụng hình sự phù hợp với thực tiễn ở nước ta giai đoạn hiện nay.

Xem xét quá trình hình thành và phát triển quy định của pháp luật nước ta từ năm 1945 đến nay thấy rằng: ngay từ khi nhà nước mới được thành lập, nội dung nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án đã được ghi nhận. Việc ghi nhận này chứng tỏ giá trị và ý nghĩa khách quan của nguyên tắc: nguyên tắc này vừa tôn trọng quyền con người, quyền của những người tham gia tố tụng, đồng thời có ý nghĩa quan trọng đảm bảo phán quyết của Tòa án đúng pháp luật, khách quan, có sức thuyết phục. Mặt khác, việc ghi

nhận nguyên tắc này cũng thể hiện ý thức chủ quan của nhà làm luật đó là tơn trọng những giá trị tiến bộ, tích cực, có ý nghĩa lớn đối với việc giải quyết vụ án và đối với việc bảo vệ quyền con người.

Nội dung của nguyên tắc Bảo đảm quyền bình đẳng trước Tịa án lúc đầu còn rất đơn giản, quy định cịn rải rác, nhưng cùng với q trình phát triển của đất nước và phát triển của khoa học pháp lý thì nguyên tắc này đã ngày càng được hoàn thiện. Mới đầu chỉ được quy định trong các Sắc lệnh và là một phần của điều luật, dần dần được quy định thành điều luật độc lập trong Bộ luật tố tụng hình sự. Nội dung của điều luật ngày càng tiến bộ, hoàn thiện, thực sự trở thành nguyên tắc cơ bản trong bộ luật tố tụng hình sự và có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình giải quyết vụ án. Tuy nhiên, cần phải hoàn thiện hơn nữa nội dung nguyên tắc, quan trọng hơn đó là tạo ra cơ chế để thực hiện có hiệu quả nguyên tắc này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước tòa án trong luật tố tụng hình sự những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)