Cộng hòa Liên bang Nga

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước tòa án trong luật tố tụng hình sự những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 62 - 67)

Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Nga được Đuma quốc gia thông qua ngày 22/12/2001 và được Hội đồng Liên bang Nga phê chuẩn ngày 5/12/2001 gồm 5 phần và chia thành 18 chương. Phần thứ nhất-những quy định chung; Phần thứ hai- Thủ tục tố tụng trước khi xét xử; Phần thứ ba- Thủ tục xét xử;

Phần thứ tư- Thủ tục tố tụng đặc biệt; Phần thứ năm- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tố tụng hình sự.

Trong mục “Những nguyên tắc của Tố tụng hình sự” thuộc Phần thứ nhất-những quy định chung, tại khoản 4- Điều 15 ghi nhận: “Bên buộc tội và

bên gỡ tội bình đẳng trước Tịa án”. Khác với Bộ luật tố tụng hình sự Việt

Nam, nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước tịa án được quy định thành điều luật độc lập và những người tham gia tố tụng đều có quyền bình đẳng trước Tịa án. Tuy nhiên, phần quy định về quyền của các chủ thể tham gia tố tụng cũng đều ghi nhận: quyền bình đẳng đưa ra chứng cứ, đưa ra yêu cầu và tranh luận tại phiên tòa.

Đối với quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ: pháp luật quy định rất cụ thể.

Tại khoản 2, Điều 86 ghi nhận: “Người bị tình nghi, bị can, bị hại,

nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và những người đại diện của họ có quyền thu thập và đưa ra những tài liệu bằng văn bản và những vật để đưa vào hồ sơ vụ án với tư cách là chứng cứ”. Hồ sơ vụ án khơng chỉ có các chứng cứ

của cơ quan tiến hành tố tụng mà những người tham gia tố tụng cũng có quyền thu thập, đưa ra chứng cứ để lưu vào hồ sơ. Đặc biệt luật còn quy định người bào chữa có quyền thu thập chứng cứ bằng cách: “Tìm hiểu các chứng

từ, bản nhận xét và những tài liệu khác từ các cơ quan quyền lực nhà nước, các cơ quan tự quản địa phương, các tổ chức xã hội mà các cơ quan, mà các cơ quan, tổ chức này có nghĩa vụ cung cấp những tài liệu hoặc bản sao tài liệu được yêu cầu” khoản 3- Điều 86. Đây là quy định rất tiến bộ nhằm bảo

đảm cho quyền bình đẳng trong việc thu thập và xuất trình chứng cứ được thực hiện hiệu quả.

Tố tụng hình sự Liên bang Nga cũng coi phiên tòa là nơi diễn ra hoạt động điều tra cơng khai các chứng cứ, tại tịa “Bên buộc tội đưa ra các chứng

xét các chứng cứ do bên bào chữa đưa ra” khoản 2- Điều 274. Các bên cũng

có quyền yêu cầu triệu tập người làm chứng, người giám định đến phiên tòa và đặt câu hỏi đối với người làm chứng, người giám định. Các bên có quyền yêu cầu Tòa án loại bỏ những chứng cứ trong danh sách chứng cứ được đưa ra xem xét tại phiên tòa. Nếu Tòa án chấp nhận yêu cầu này thì chứng cứ sẽ khơng có giá trị pháp lý.

Đối với quyền bình đẳng trong việc đưa ra yêu cầu và tranh luận dân chủ trước Tòa án, Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Nga quy định rất rõ ràng cụ thể: “Tại phiên tòa bên buộc tội và bên bào chữa bình đẳng về quyền đưa ra

đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng và đưa ra các yêu cầu, đưa ra chứng cứ, tham gia vào việc xem xét chứng cứ, phát biểu khi tranh luận tại phiên tòa”- Điều 242.

Đối với người làm chứng, người giám định là những người tham gia tố tụng có vai trị rất quan trọng trong việc làm sáng tỏ vụ án, thì các bên tham gia tố tụng có quyền u cầu tịa án triệu tập để lấy lời khai, bổ sung lời khai và bổ sung kết luận giám định (Điều 282). Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Liên bang Nga rõ ràng bảo đảm quyền của những người tham gia tố tụng một cách hữu hiệu khi ghi nhận quyền được yêu cầu trưng cầu giám định, quyền được yêu cầu triệu tập người giám định đến phiên tòa và hỏi những vấn đề liên quan đến việc giám định.

Cũng như các quốc gia đã nghiên cứu trên, đều coi hoạt động xét xử là hoạt động điều tra chứng cứ nên tại phiên tịa các bên được bình đẳng đưa ra chứng cứ, được xem xét, đánh giá và tranh luận về giá trị chứng minh của chứng cứ. Pháp luật cũng ghi nhận vai trò quan trọng của Chủ tọa phiên tòa đối với việc bảo đảm quyền bình đẳng này: “Chủ tọa phiên tòa điều khiển

phiên tòa và áp dụng tất cả những biện pháp do Bộ luật này quy dịnh để đảm bảo sự tranh tụng và bình đẳng của các bên”- Điều 243.

Một quy định mở rộng quyền của các bên khi tham gia tranh luận đó là các bên khơng những được tranh luận về vấn đề của mình mà cịn được tranh luận về vấn đề của các bên: “Người bị hại và người đại diện của họ, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, những người đại diện của họ, bị cáo có quyền yêu cầu được tham gia vào quá trình tranh luận của các bên”- Điều292. Tịa án khơng có quyền hạn chế thời gian tranh luận của các bên, chỉ có quyền cắt ý kiến không liên quan đến vụ án hoặc chứng cứ không được công nhận.

Như vậy, mặc dù không quy định độc lập nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước tịa án nhưng pháp luật tố tụng hình sự liên bang Nga ghi nhận rất chi tiết, đầy đủ nội dung nguyên tắc này và tạo ra cơ chế hữu hiệu để quyền bình đẳng được thực hiện trong thực tiễn.

Qua nghiên cứu Bộ luật tố tụng hình sự một số quốc gia phát triển trên thế giới ta rút ra một số nhận xét sau:

Về mặt hình thức, nhiều quốc gia không ghi nhận nguyên tắc tố tụng hình sự thành một chương độc lập, chỉ có Trung Quốc và Liên bang Nga có hẳn một chương quy định về các nguyên tắc tố tụng hình sự, nhưng cũng khơng quy định ngun tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước tịa án thành một điều luật độc lập. Tuy vậy, khơng có nghĩa là pháp luật tố tụng của họ khơng bảo đảm quyền bình đẳng của những người tham gia tố tụng trước Tòa án, ngược lại hầu hết các quốc gia đều coi trọng giai đoạn xét xử, coi đây là giai đoạn trọng tâm của tố tụng hình sự, hoạt động xét xử là hoạt động điều tra, xem xét chứng cứ cơng khai và tồn diện. Vì thế đảm bảo quyền bình đẳng là điều kiện quan trọng góp phần giải quyết vụ án khách quan, tồn diện.

Bộ luật tố tụng hình sự các quốc gia trên đều tôn trọng nguyên tắc suy đốn vơ tội và ngun tắc tranh tụng triệt để. Tại phiên tịa, khơng chỉ Tịa án mới có quyền thẩm vấn, để làm sáng tỏ cụ án, các bên tham gia tố tụng đều có quyền hỏi những vấn đề chưa rõ, làm rõ những chứng cứ chưa rõ trong vụ án. Các quốc gia trên đều coi việc xét xử tại tòa án là nhằm chứng minh sự thật,

khi chưa có kết luận của Tịa án thì quyền được chứng minh, được u cầu và tranh luận của bị cáo vẫn được bảo đảm tuyệt đối.

Khi nghiên cứu Bộ luật tố tụng hình sự của các quốc gia trên cần phân biệt mơ hình tranh tụng và ngun tắc tranh tụng. Mơ hình tranh tụng là cách tổ chức bộ máy tư pháp hoạt động theo kiểu tố tụng tranh tụng, còn nguyên tắc tranh tụng là yêu cầu, quy tắc buộc các cơ quan tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng tuân thủ. Một quốc gia theo hệ tố tụng thẩm vấn vẫn có nguyên tắc tranh tụng, vẫn có hoạt động tranh tụng tại phiên tịa, bởi lẽ qua tranh tụng thì những mâu thuẫn, những chứng cứ và những quan điểm của các bên mới được đưa ra, được kiểm tra, đánh giá qua đó Tịa án mới có cơ sở để ra phán quyết cuối cùng.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước tòa án trong luật tố tụng hình sự những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)