Tại phiên tòa, những u cầu chính đáng, có căn cứ và giúp cho việc giải quyết vụ án được chính xác, khách quan thì đều được chấp nhận, Tịa án đảm bảo quyền bình đẳng trong việc đưa ra yêu cầu của những người tham gia phiên tòa.
“Điều 205. Giải quyết những yêu cầu về xem xét chứng cứ và hỗn
phiên tịa khi có người vắng mặt
Chủ tọa phiên tòa phải hỏi Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng xem ai có yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng hoặc yêu cầu đưa thêm vật chứng và tài liệu ra xem xét hay khơng. Nếu có người tham gia tố tụng vắng mặt thì chủ tọa phiên tịa cũng phải hỏi xem có ai u cầu hỗn phiên tịa hay khơng”. Đây là quy định rất có lợi cho những người tham gia tố
tụng, Tòa án sẽ triệu tập thêm người làm chứng hoặc chứng cứ, tài liệu mới theo yêu cầu của những người tham gia tố tụng nếu như trước phiên tịa họ khơng thể tự mình thực hiện được. Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng đều được Tòa án bảo đảm quyền bình đẳng trong việc đưa ra các yêu cầu này. Ngoài ra, để việc xét xử tồn diện, khách quan thì khi có người tham gia tố tụng vắng mặt, mọi người đều có quyền u cầu Tịa án hỗn phiên tịa. Tuy nhiên pháp luật hiện nay thiếu các quy định về thủ tục tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật tại phiên tòa và trách nhiệm của Hội đồng xét xử phải xem xét các chứng cứ đó như nào.
Những người tham gia phiên tịa có quyền bình đẳng u cầu được xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi bổ sung vào biên bản phiên tòa:
“Điều 200. Biên bản phiên tòa 1…
2… 3…
4. Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân
bảo vệ quyền lợi của đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của những người đó được xem biên bản phiên tịa, có quyền u cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa và ký xác nhận ”.
Quy định này phù hợp với nội dung nguyên tắc của Điều 19, bình đẳng trong việc đưa ra yêu cầu, được xem biên bản, sửa đổi và bổ sung biên bản. Vì biên bản phiên tòa cũng được coi là chứng cứ, những lời khai tại phiên tịa có thể được dùng làm chứng cứ, những người tham gia tố tụng cần được xem để giúp cho việc kháng cáo và xét xử ở phiên tịa phúc thẩm.
Tuy nhiên có thực tế tại phiên tịa, khi phổ biến quyền của những người tham gia tố tụng, chủ tọa phiên tịa khơng phổ biến quyền này. Do đó, để đảm bảo quyền của những người tham gia tố tụng cần bổ sung, quyền được xem biên bản cũng như được sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa.
Tại phiên tòa, những người tham gia tố tụng có quyền u cầu cơng bố những tài liệu đã có trong hồ sơ, được xem xét vật chứng, kết luận giám định, được nhận xét và yêu cầu làm rõ những vấn đề chưa rõ ràng, chưa đầy đủ hoặc mâu thuẫn trong chứng cứ và kết luận giám định. Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành mặc dù ghi nhận quyền cho những người tham gia tố tụng được yêu cầu giám định bổ sung, giám định lại nhưng là yêu cầu các cơ quan tiến hành tố tụng giám định chứ khơng được tự mình trưng cầu giám định.
“Điều 158. Quyền của bị can và những người tham gia tố tụng đối với
kết luận giám định
1…
Bị can, những người tham gia tố tụng khác được trình bày những ý kiến của mình về kết luận giám định, yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại. Những việc này được ghi vào biên bản.
2. Trong trường hợp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát không chấp nhận yêu cầu của bị can, những người tham gia tố tụng khác thì phải nêu rõ lý do và thơng báo cho họ biết”.
Trong vụ án hình sự, kết quả giám định rất quan trọng, nhiều vụ án kết luận giám định có ý nghĩa quyết định với việc định tội, định khung hình phạt. Do đó cần trao quyền cho những người tham gia tố tụng được yêu cầu giám định bổ sung, giám định lại, quyền trưng cầu giám định. Có như vậy mới đảm bảo thực tế quyền bình đẳng của những người tham gia tố tụng tại phiên tòa, hướng tới phiên tịa tranh tụng bình đẳng, khách quan. Nghĩa vụ của nhà nước là thành lập các cơ quan, tổ chức giám định đủ điều kiện về chuyên môn và vật chất để đảm bảo kết quả giám định chính xác, khách quan, độc lập.
Qua phân tích thực trạng quy định của pháp luật đối với nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của những người tham gia tố tụng trong việc đưa ra yêu cầu trước tòa án cho thấy mặc dù có nhiều điều luật đã thể hiện nội dung nguyên tắc Điều 19, tuy nhiên còn rất nhiều hạn chế trong cơ chế cũng như thủ tục để thực hiện có hiệu quả quyền này của những người tham gia tố tụng.