Mối quan hệ giữa chính quyền huyện mới với tổ chức Đảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình tổ chức chính quyền huyện trong điều kiện không tổ chức hội đồng nhân dân (Trang 73 - 75)

Ở nước ta, Đảng giữ vai trò lãnh đạo, chịu trách nhiệm trước nhân dân về vận mệnh đất nước. Đảng đã lãnh đạo bằng cơ chế:

Đảng lãnh đạo - Nhà nước quản lý - nhân dân làm chủ". Cơ chế này đã tạo niềm tin trong nhân dân và sự nghiệp cách mạng của Đảng đã được thăng hoa và bền vững. Sở dĩ có cơ chế này là do Đảng ta đã vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác - Lê-nin một cách sáng tạo vào thực tiễn ở Việt Nam. Nhận thức được vai trị tích cực của chính trị, chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp, các tổ chức chính trị xã hội trong việc giành, giữ và sử dụng chính quyền nhà nước. Do vậy, nói đến chính trị là nói đến chính quyền Nhà nước, đến chế độ xã hội, đến sự sống còn của chế độ xã hội đó [32].

Thực tiễn cho thấy, Đảng lãnh đạo xã hội chủ yếu thông qua Nhà nước và các đồn thể quần chúng; cịn đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng được Nhà nước thể chế hóa bằng các chính sách, nghị định, quyết định, kế hoạch, chương trình hành động cụ thể. Đảng ln quan tâm đến việc xây dựng chính quyền địa phương, đồng thời kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết của Đảng. Ngoài ra, Đảng cịn lãnh đạo xã hội thơng qua hệ thống tổ chức đảng các cấp và đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng. Đảng lãnh đạo

công tác cán bộ bằng việc xác định đường lối, chính sách cán bộ, lựa chọn, bố trí, giới thiệu cán bộ có đủ tiêu chuẩn vào các cơ quan lãnh đạo của Nhà nước và các đoàn thể quần chúng và các tổ chức chính trị - xã hội.

Vì vậy, trong giai đoạn đổi mới, khơng phải là chỉ đơn độc mỗi một việc bỏ Hội đồng nhân dân đi là xong mà đích quan trọng nhất phải là tổ chức lại hệ thống chính trị cấp huyện. Cái tâm của các nhà lãnh đạo, của những người cách mạng, những người cộng sản là luôn muốn đổi mới, tìm ra mơ hình hợp lý nhất để nâng cao hiệu lực, hiệu quả phục vụ nhân dân chứ trong động cơ thì khơng bao giờ muốn làm khó, làm khổ cho dân. Cách mạng là tiến lên, không bao giờ thỏa mãn với hiện tại nên thực hiện thí điểm khơng tổ chức Hội đồng nhân dân huyện phải thống nhất nhận thức là bước quan trọng để kiện tồn hệ thống chính trị ở huyện.

Do đó, Ủy ban nhân dân huyện nơi khơng có Hội đồng nhân dân cần phải đổi mới mạnh mẽ đối với tổ chức Đảng, bộ máy của các tổ chức Đảng cần phải gọn nhẹ, tăng cường sử dụng bộ máy cấp chính quyền làm nhiệm vụ tham mưu cho cấp ủy đảng địa phương về chủ trương và các giải pháp thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Sự lãnh đạo của các cấp ủy được thông qua Ban cán sự đảng, thông qua các ủy viên thường vụ, ủy viên ban chấp hành đảng bộ, các đảng viên là những người đứng đầu, hoặc cán bộ chủ chốt trong các cơ quan hành chính nhà nước. Các cấp ủy đảng lãnh đạo chính quyền huyện bằng đường lối, chủ trương, không gây sự trùng lắp về nội dung công tác giữa các cơ quan chuyên môn của Đảng với các cơ quan chuyên môn của huyện.

Để hoạt động của chính quyền huyện có hiệu quả, cần phải tơn trọng và đề cao vai trò của Đảng, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo đường lối của Đảng. Các tổ chức Đảng và đảng viên tại chính quyền huyện phải gương mẫu, tơn trọng và phát huy quyền làm chủ của dân; phải thật sự là người phục vụ nhân dân, đáp ứng các nhu cầu hợp pháp của nhân dân, người bảo vệ mọi lợi ích chính đáng của nhân dân.

Hơn thế nữa, chính quyền huyện khơng chỉ thụ động cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, mà còn là cơ quan tham mưu cho Đảng, để đưa ra những quyết định đúng về chủ trương, chính sách. Phương thức lãnh đạo của Đảng phải phát huy vai trò của các cơ quan nhà nước, cơ quan đại diện cho dân, để có được những kiến nghị với Đảng thật chính xác, để có được sự cụ thể hóa thật sự sáng tạo, linh hoạt, khơng giáo điều, thụ động. Đó là cơ sở cho việc thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Đảng, thể hiện phương thức lãnh đạo hợp lý của Đảng. Đảng coi trọng và đề cao pháp luật, coi pháp luật là tối thượng, không áp đặt, không lấn sân, không làm thay công việc của Nhà nước, không quyết định những vấn đề thuộc phạm vi quản lý của nhà nước [65].

Như vậy, trong điều kiện từng bước khẳng định mạnh mẽ vai trò và quyền lực quản lý của Nhà nước pháp quyền, với tư cách là Đảng cầm quyền, đòi hỏi Đảng phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền huyện, nhằm xây dựng và hồn thiện các cơ chế thực thi quyền chi phối hợp pháp của Đảng cầm quyền đối với tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện trên các mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức bộ máy, cán bộ, kiểm tra, giám sát. Đồng thời, cần xác định rõ hơn, cụ thể hơn chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan Đảng với chính quyền huyện mới trong giai đoạn thí điểm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình tổ chức chính quyền huyện trong điều kiện không tổ chức hội đồng nhân dân (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)