Vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Na mở huyện nơi khơng có Hội đồng nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình tổ chức chính quyền huyện trong điều kiện không tổ chức hội đồng nhân dân (Trang 51 - 53)

khơng có Hội đồng nhân dân

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở huyện là cơ quan chấp hành của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, do Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đó hiệp thương cử ra, có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Điều 3, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được Quốc hội thông qua năm 1999).

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng Nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức Nhà nước. Điều 9, Hiến pháp năm 1992.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân thu thập ý kiến nguyện vọng của nhân dân, tuyên truyền giải thích chính sách và pháp luật trong nhân dân, động viên quần chúng rộng rãi tích cực tham gia việc quản lý của Nhà nước, tham gia giám sát hoạt động của Nhà nước.

Xuất phát từ vị trí, vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn thí điểm khơng tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, Điều 14 Nghị quyết số 725/2009/UBTVQH12 đã chỉ rõ:

- Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu các đồn thể nhân dân ở huyện nơi khơng tổ chức Hội đồng nhân dân được mời dự các phiên họp của Ủy ban nhân dân cùng cấp khi bàn các vấn đề có liên quan.

- Ủy ban nhân dân huyện nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân tạo điều kiện thuận lợi để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân cùng cấp tổ chức, động viên nhân dân tham gia xây dựng, củng cố chính quyền nhân dân; tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước, giám sát các hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức.

- Ủy ban nhân dân huyện nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân thực hiện chế độ thơng báo tình hình mọi mặt của địa phương cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân cùng cấp.

- Ủy ban nhân dân và các thành viên của Ủy ban nhân dân huyện nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân có trách nhiệm giải quyết và trả lời các kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân cùng cấp.

Tuy nhiên, văn bản quy định về vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thì nhiều, song thực tế triển khai khó. Theo ơng Lê Hiếu Đằng, Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố chỉ rõ là: Luật và các nghị định hướng dẫn luật quy định rõ một trong những nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ công chức; tập hợp ý kiến, kiến nghị của dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước. Trong trường hợp cơ quan chức năng nhận được kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thì cơ quan đó phải có trách nhiệm trả lời trong thời hạn chậm nhất khơng q 30 ngày. Đó là chưa kể các văn bản như Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007, Quy chế thanh tra nhân dân... cũng quy định hoạt động giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều kiến nghị của người dân gửi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chuyển đến các cấp chính quyền yêu cầu giải quyết phần nhiều rơi vào im lặng. Nguyên nhân là do chưa có chế tài cụ thể [62]. Bên cạnh đó, nhiều vi phạm, thất thốt để xảy ra trong cơ quan nhà nước, các cơng

trình, dự án lớn nhân dân bức xúc, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam biết nhưng do chưa cơ chế rõ ràng, chưa được phân công nên cũng không biết chỉ đạo, tham gia như thế nào. Vì vậy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chưa thể hiện được quyền giám sát, phản biện thay dân của các cơ quan này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình tổ chức chính quyền huyện trong điều kiện không tổ chức hội đồng nhân dân (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)