THAY ĐỔI TÊN GỌI CHO PHÙ HỢP VỚI TÍNH CHẤT MỚ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình tổ chức chính quyền huyện trong điều kiện không tổ chức hội đồng nhân dân (Trang 60 - 62)

Ngày 25 tháng 4 năm 2009, mơ hình tổ chức chính quyền huyện khơng tổ chức Hội đồng nhân dân bắt đầu được thực hiện thí điểm đối với 10 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Việc thí điểm khơng tổ chức Hội đồng nhân dân huyện nhằm có thêm kinh nghiệm thực tiễn cho việc nghiên cứu tổ chức lại chính quyền địa phương theo hướng tinh gọn bộ máy, giảm cấp trung gian, khắc phục sự trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đáp ứng yêu cầu quản lý đặc thù của chính quyền mỗi cấp song vẫn đảm bảo tính thống nhất, thông suốt và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống hành chính nhà nước.

Để góp phần hồn chỉnh mơ hình tổ chức chính quyền huyện trong khi thực hiện thí điểm và triển khai ra diện rộng mơ hình tổ chức chính quyền

huyện khơng có Hội đồng nhân dân, trong thời gian thực hiện thí điểm, theo chúng tơi, cần phải tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu nhiều khía cạnh, trong đó, khơng thể khơng xem xét, nghiên cứu nhằm thay đổi tên gọi cho phù hợp với vị trí, vai trị của tổ chức chính quyền huyện nơi khơng có Hội đồng nhân dân. Giai đoạn Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959, Ủy ban nhân dân (hiện hành) được gọi là Ủy ban hành chính. Mãi đến Hiến pháp năm 1980, ở địa phương, cơ quan quản lý nhà nước mới được đổi tên là Ủy ban nhân dân. Tuy nhiên, so với Hiến pháp năm 1959, cơ quan nhà nước ở cơ sở (Ủy ban hành chính) chỉ khác nhau về tên gọi cịn tính chất pháp lý, vị trí và vai trị vẫn giữ ngun như trước đây.

Sau khi có Hiến pháp mới năm 1992, chúng ta nghiên cứu xây dựng dự thảo luật mới để thay thế Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 1989, vấn đề tên gọi của Ủy ban nhân dân đã được đặt ra, nhưng vẫn chưa có gì thay đổi. Cũng có thể là do quan niệm cảm tính với mong muốn của các nhà làm luật là làm sao phải gắn tính từ "nhân dân" để thể hiện rõ bản chất Ủy ban là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Tuy nhiên, trong giai đoạn thực hiện thí điểm khơng tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, vị trí, vai trị của Ủy ban nhân dân huyện đã có sự thay đổi rõ rệt. Ủy ban nhân dân huyện nơi thực hiện thí điểm khơng tổ chức Hội đồng nhân dân được xác định là "cơ quan hành chính nhà nước trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương". (Điều 9, Nghị quyết số 275/2009/UBTVQH12). Do đó, bên cạnh việc sắp xếp, bố trí nhân sự, chuyển đổi chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân huyện nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân, theo chúng tôi cần phải nghiên cứu, xem xét hoàn chỉnh về tên gọi của Ủy ban nhân dân huyện. Có thể đổi tên Ủy ban nhân dân huyện thành Ủy ban hành chính huyện như nó vốn có trước đây sẽ phù hợp với tính chất và nội dung hoạt động của cơ quan này.

Để việc thực hiện thí điểm khơng tổ chức Hội đồng nhân dân không bị xáo trộn, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân vẫn giữ nguyên như trước đây. Vị trí và chức năng của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện vẫn được xác định là "cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản

lý nhà nước ở địa phương, thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công của Ủy ban nhân dân huyện và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực từ trung ương đến cơ sở". Điều 13, Nghị quyết số 275/2009/UBTVQH12.

Vấn đề đặt ra là trong 12 cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân, thì Văn phịng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân nếu vẫn để tên gọi như vậy thì khơng cịn phù hợp. Theo chúng tơi, để góp phần vào cơng cuộc cải cách bộ máy nhà nước nói chung và cải cách chính quyền địa phương nói riêng, cần đổi mới một cách đồng bộ, nhất quán cả nội dung và hình thức thì việc triển khai sẽ thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn.

Do vậy, trong thời gian thí điểm khơng tổ chức Hội đồng nhân dân, các cơ quan chức năng cần sớm nghiên cứu, ban hành văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể đối với 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân về việc đổi tên Ủy ban nhân dân và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cho phù hợp. Theo chúng tôi, nên đổi tên "Ủy ban nhân dân" thành "Ủy ban hành chính" và "Văn phịng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân" thành "Văn phịng Ủy ban hành chính" sẽ hợp lý và nhất quán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình tổ chức chính quyền huyện trong điều kiện không tổ chức hội đồng nhân dân (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)