Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành, các tổ chức cùng toàn thể nhân dân tham gia vào công tác đấu tranh phòng chống tộ

Một phần của tài liệu một số vấn đề lí luận về tội giết người trong bộ luật hình sự việt nam năm 1999 thực trạng tại huyện hoa lư, tỉnh ninh bình trong giai đoạn 2010 – 2012 (Trang 54 - 58)

b) Mặt chủ quan

2.3.6.Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành, các tổ chức cùng toàn thể nhân dân tham gia vào công tác đấu tranh phòng chống tộ

cùng toàn thể nhân dân tham gia vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm giết người

Bên cạnh các biện pháp trên thì biện pháp tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành, các tổ chức cùng toàn thể nhân dân tham gia vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm giết người cũng là một biện pháp có ý nghĩa quan trọng trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm giết người nói riêng. Nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm không phải là nhiệm riêng biệt của một cơ quan chuyên trách nào mà đó là sự nghiệp của toàn đảng, toàn dân. Từ thực tế nhiều người dân không nhận thức được trách nhiệm của bản thân nên có có thái độ thờ ơ, thiếu sự hợp tác,không tố giác tội phạm. Thêm đó, sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội vào công tác chống tội phạm ở nhiều cơ sở còn yếu và mang tính hình thức. Thiết nghĩ cần phải tăng cường sự hợp tác giữa các lực lượng công an, bộ đội với các tổ chức chính trị xã hội cùng toàn thể nhân dân để tạo nên sức mạnh tổng

hợp, đần có đấu tranh phòng chống tội phạm đạt hiệu quả. Các cấp, các ngành cũng cần chế độ khen thưởng kịp thời các cá nhân, tổ chức có tinh thần tích cực đấu tranh chống tội phạm để động viên, khích lệ họ. Đồng thời cũng cần có các biện pháp để đảm bảo an toàn cho những người đứng ra làm chứng, tố giác tội phạm. Vì trên thực tế, pháp luật chưa có một cơ chế hoàn chỉnh để bảo vẹ người làm chứng, người tố giác tội phạm. Trong khi, nhiều người còn có tâm lí e ngại, không muốn đứng ra làm chứng, tố giác tội phạm vì sợ bị trả thù, sợ nguy hiểm cho bản thân cũng như cho người thân của họ.

KẾT LUẬN

Hiện nay, tội phạm đang là một vấn nạn không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia khác trên thế giới.Tội phạm ngày càng tăng về số lượng cũng như tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội… gây hoang mang lo ngại cho toàn xã hội. Đồng thời đó cũng là hồi chuông cảnh báo về sự mất an toàn xã hội, an ninh chính trị. Với tư cách là công cụ hữu hiệu, đắc lực để nhà nước thực hiện chức năng xã hội của mình thì pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng đang ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình. Trong đó, Luật hình sự là ngành luật có vị trí to lớn trong hệ thống pháp luật Việt Nam cũng như trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Nhận thức được tầm quan trọng đó, kể từ khi ra đời cho đến nay BLHS đã qua bốn lần sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đấu tranh phòng chống tội phạm trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trong đó, Điều 93 BLHS năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung một cách khá toàn diện trên cơ sở kế thừa Điều 101 BLHS năm 1985, khắc phục được một số tồn tại hạn chế trong Điều 101. Qua đó, góp phần quan trọng vào công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm giết người,

Qua việc phân tích các dấu hiệu pháp lí của tội giết người, chúng ta thấy rõ bản chất của tội giết người cũng như tính nguy hiểm cho xã hội của tội giết người gây ra. Đồng thời cũng thấy được sự khác biệt giữa tội giết người và các tội xâm phạm tính mạng, đặc biệt là so với tội giết con mới đẻ, tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Các quy định của pháp luật hình sự về tội giết người cũng đã thể hiện sự nghiêm khắc của nhà nước đối với người có hành vi tước đoạt tính mạng của người khác một cách cố ý và trái pháp luật.

Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm giết người luôn dành được sự quan tâm sâu sắc của Đảng, nhà nước và toàn thể nhân dân. Tuy nhiên hiệu quả của công tác đạt được chưa cao, còn xảy ra nhiều vụ giết người với tính chất, mức độ nguy hiểm ngày càng cao. Điều đó xuất phát tử nhiều

nguyên nhân khác nhau. Trong phạm vi bài khóa luận, tôi chỉ mới đề cập đến nguyên nhân xuất phát từ các quy định của pháp luật hình sự về tội giết người và một số nguyên nhân khác mang tính khái quát chung. Tuy nhiên, tôi cũng mong qua bài khóa luận này sẽ góp phần nhỏ bé vào công tác hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về tội giết người, loại trừ tội phạm giết người ra khỏi đời sống xã hội, đảm bảo cuộc sống bình yên và hạnh phúc cho nhân dân.

Một phần của tài liệu một số vấn đề lí luận về tội giết người trong bộ luật hình sự việt nam năm 1999 thực trạng tại huyện hoa lư, tỉnh ninh bình trong giai đoạn 2010 – 2012 (Trang 54 - 58)