b) Mặt chủ quan
2.1.1. Một vài nét về điều tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của huyện Hoa Lư
GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP 2.1. Thực trạng tội giết người trên địa bàn huyện Hoa Lư
2.1.1. Một vài nét về điều tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Hoa Lư Hoa Lư
Về điều kiện tự nhiên:
Hoa Lư là một huyện nằm ở trung tâm tỉnh Ninh Bình, có vị trí bao bọc phía Bắc và phía Tây với thành phố Ninh Bình, phía Nam giáp huyện Yên Mô, phía Đông giáp Nam Định. Diện tích tự nhiên của huyện là 102,9 km2; dân số là 67.435 người và trung bình có 625 người/km2. Hoa lư có mười một đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm các xã: Ninh Khang, Ninh Giang, Ninh Mỹ, Ninh Vân, Ninh Hòa, Trường Yên, Ninh An, Ninh Thắng, Ninh Hải và TT. Thiên Tôn.
Hoa Lư có vị trí địa lí được xác định bởi: - Phía bắc giáp huyện Gia Viễn
- Phía tây và nam giáp thị xã Tam Điệp
- Phía đông nam giáp huyện Yên Mô và Yên Khánh
- Phía đông giáp thành phố Ninh Bình và huyện Ý Yên của tỉnh Nam Định
Hoa Lư lại là mảnh đất nằm ở vùng bán sơn địa, có những dãy núi đá vôi ngập nước, tạo nên những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tuyệt đẹp có một không hai. Nhắc đến các địa danh ở Hoa Lư người ta nghĩ ngay đến khu du lịch sinh thái Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, khu di tích lịch sử đền cố đô Hoa Lư – kinh đô xưa của nước ta
Điều kiện kinh tế - xã hội:
Từ những điều kiện tự nhiên thuận lợi đã tác động rất lớn đến nền kinh tế xã hội. Hoa Lư được đánh giá là một huyện có tiềm năng phát triển kinh tế
rất lớn. Trong đó, tiềm năng du lịch là hàng đầu. Bởi, nơi đây có nhiều cảnh đẹp, khu di tích lịch sử văn hóa như khu di tích lịch sử cố đô Hoa Lư nằm ở xã Trường Yên, huyện Hoa Lư là kinh đô xưa nơi tồn tại các triều đại pong kiến Đinh – Lê – Lý. Ngoài đền cố đô Hoa Lư thì khu du lịch sinh thái Tràng An, khu du lịch Tam Cốc – Bích Động cũng được nhiều người biết đến. Trong đó, quần thể di sản Tràng An đang được đệ trình lên UNESCO để công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Bên cạnh tiềm năng du lịch, Hoa Lư cũng có tiềm năng lớn về phát triển công nghiệp. Hiện nay, ở Hoa Lư có 3 cụm công nghiệp: Cụm công nghiệp Thiên Tôn, cụm công nghiệp Ninh Tiến, cụm công nghiệp Ninh Khánh. Trong đó, cụm công nghiệp Thiên Tôn: Với diện tích 50ha, tập trung nhiều công ty dệt may, các cơ sở biến chế hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản, thực phẩm…
Ví dụ: Công ty may Palofvina, công ty may Vạn Xuân, Vạn Lợi…làng nghề đá mỹ nghệ ở Ninh Vân.
Về nông nghiệp: Hoa Lư là một vùng chiêm trũng, kinh tế nông nghiệp không phát triển như các huyện Yên Khánh, Kim Sơn, Nho Quan. Nhưng ở Hoa Lư nghề chăn nuôi dê núi, các nghề truyền thống như nghề đá mĩ nghệ ở Ninh Vân, nghề thêu ở Ninh Hải… lại rất phát triển.
Như vậy, Hoa lư là một vùng đất giàu tiềm năng đề phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ và đặc biệt là ngành du lịch. Trong những năm gần đây, nhiều công ty may mặc được thành lập không những giải quyết nhu cầu việc làm của nhân dân đia phương mà nó còn thu hút lao động từ các địa phương khác. Kéo theo đó là sự phát triển rầm rộ của các nhà hàng, quán nét và các dịch vụ khác trong khi công tác quản lí tình hình an ninh trật tự trên địa bàn còn nhiều hạn chế dẫn đến sự gia tăng của các tệ nạn xã hội cũng như của các loại tội phạm.