Khung tăng nặng (Khoản 1 Điều 93 BLHS)

Một phần của tài liệu một số vấn đề lí luận về tội giết người trong bộ luật hình sự việt nam năm 1999 thực trạng tại huyện hoa lư, tỉnh ninh bình trong giai đoạn 2010 – 2012 (Trang 25 - 32)

Tình tiết định khung hình phạt là những tình tiết của tội phạm phù hợp và thỏa mãn dấu hiệu định khung hình phạt của những tội phạm cụ thể trong BLHS. Đây là khung có các tình tiết định khung tăng nặng của điều luật, quy định về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm,tù chung thân hoặc tử hình.

Hình phạt tù được hiểu là giam người bị kết án phạt tù vào trại giam, cách li người đó ra khỏi xã hội trong khoảng một thời gian nhất định hoặc vô thời hạn nhằm trừng phạt họ, đảm bảo công lí và công bằng xã hội.

Hình phạt tử hình: Là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống các hình phạt nhằm tước bỏ quyền sống của người phạm tội, loại trừ vĩnh viễn người đó ra khỏi xã hội. Như vậy, hình phạt tử hình chỉ được áp dụng đối với người phạm tội giết người trong các trường hợp pháp luật quy định phải áp dụng hình phạt tử hình. Và cũng theo quy định, người phạm tội giết người mà là người chưa thành niên, phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì sẽ không áp dụng hình phạt đi tử hình điều này thể hiện tinh thần nhân đạo của pháp luật hình sự Việt Nam.

Khung tăng nặng này được áp dụng trong trường hợp người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội của mình có một hoặc nhiều các tình tiết định khung tăng nặng như: giết nhiều người; thuê giết người hoặc giết người thuê, giết phụ nữ mà biết là có thai, giết người một cách man rợ…

Giết nhiều người

Giết nhiều người là trường hợp người phạm tội giết từ 2 người trở lên.

Ví dụ: Vụ thảm án giết hại cả gia đình người yêu ở Thái Bình vào đêm 23/12/2012

Giết phụ nữ mà biết là có thai

Đây là trường hợp người phạm tội giết người phụ nữ đang có thai và bản thân người phạm tội biết được rằng người phụ nữ đó có thai.

Trong trường hợp, người phạm tội giết người phụ nữ có thai nhưng bản thân người phạm tội không biết nạn nhân đang mang thai thì đây không được coi là tình tiết định khung tăng nặng.

Trường hợp người phạm tội có sự lầm tưởng người phụ nữ đó có thai và sự lầm tưởng đó là có căn cứ thì khi giết người phụ nữ đó thì người phạm tội có bị áp dụng tình tiết định khung tăng nặng này hay không? Vấn đề này cũng chưa được pháp luật đề cập đến. Tuy nhiên theo ý kiến của Ths. Đinh Văn Quế thì trong trường hợp này người phạm tội vẫn bị áp dụng tình tiết giết phụ nữ mà biết là có thai [17].

Ví dụ: Vụ án chồng dùng khẩu súng tự chế bắn chết vợ là Huệ đang mang bầu 8 tháng tại thôn Nham Tràn, xã Thanh Tân, Thanh Niêm, Hà Nam xảy ra vào ngày 28/12/2012.

Giết trẻ em

Trong trường hợp này, nạn nhân bị tước đoạt mạng sống là trẻ em theo Điều 1 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định: “Trẻ em quy định trong luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”.

Như vậy, nạn nhân là trẻ em phải dưới 16 tuổi, hành vi giết trẻ được coi là một tình tiết định khung tăng nặng cho người có hành vi giết người bởi trẻ em là đối tượng cần được quan tâm, chăm sóc, bảo vệ đặc biệt của gia đình, nhà trường và toàn xã hội.

Ví dụ: Vụ án mạng thương tâm xảy ra ở Sơn Tây, Hà Nội vào ngày 28/07/2012 khi hung thủ Đặng Trần Hoài lẻn vào nhà một người dân để

thực hiện hành vi hiếp dâm cháu H sinh năm 2004 và giết chết em gái của H mới 4 tuổi.

Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lí do công vụ của nạn nhân

Công vụ là: “Công việc mà cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội giao cho người thực hiện”. Trong trường hợp này, nạn nhân là người có nghĩa vụ thi hành công vụ. Động cơ thúc đấy người phạm tội thực hiện hành vi giết người của mình là nhằm ngăn chặn việc thi hành công vụ hoặc vì lí do công vụ mà giết chết người đó.

Trong trường hợp này, người phạm tội không những xâm phạm đến tính mạng con người mà còn xâm phạm đến trật tự công cộng, cản trở hoạt động chung của xã hội, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự, trị an cũng như đời sống chung của nhân dân.

Ví dụ: Giết người đang thi hành công vụ. Theo cáo trạng, 10h sáng ngày 07/07/2009 anh Phùng Tuấn Anh là thành viên tổ công tác của đội thanh tra giao thông vận tải huyện Thanh Trì – Hà Nội trong khi đang làm nhiệm vụ, khi yêu cầu xe ô tô của Trần Danh Tuyên dừng lại để kiểm tra vì xe của Tuyên có dấu hiệu trở quá tải, nhưng Tuyên đã không dừng xe lại mà tiếp tục đâm thẳng vào anh Tuấn Anh dẫn đến việc anh Tuấn Anh bị thương nặng và tử vong tại bệnh viện quân y 103.

Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình

Nạn nhân trong trường hợp này có thể là ông, bà, cha mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của người phạm tội giữa nạn nhân và nạn nhân được nuôi dưỡng, dạy dỗ, giáo dục. Trong đó, trường hợp giết người nuôi dưỡng của mình thì có quan điểm cho rằng, cứ giết người đã hoặc đang nuôi dưỡng mình dù quan hệ nuôi dưỡng này không được pháp luật thừa nhận thì người phạm tội vẫn bị áp dụng tình tiết này. Nhưng cũng có quan điểm lại cho rằng, để áp dụng tình tiết này thì phải thỏa mãn hai điều kiện là nạn nhân đã hoặc đang là người nuôi dưỡng người phạm tội. Đồng thời, quan hệ pháp luật này phải được nhà nước bảo hộ. Nếu theo đạo lí truyền thống “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”của dân tộc Việt Nam, thì người phạm tội phải kính trọng biết ơn

họ, đặc biệt đối với cha mẹ, ông bà thì người phạm tội còn phải có nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng... Nhưng người phạm tội lại đi ngược lại đạo lí đó, nhẫn tâm tước đoạt đi sự sống của chính những người đã nuôi dạy, sinh thành ra mình.

Ví dụ: Vụ án giết cô giáo cũ để cướp tài sản ở xã Gia Hòa, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

“Theo cáo trạng của viện kiểm soát nhân nhân tỉnh Ninh Bình khoảng 20h30’ ngày 16/03/2007, bị cáo Trần Văn Minh (sinh năm 1986, quê Gia Viễn, Ninh Bình) đến nhà cô giáo cũ Nguyễn Thị Lụa cũng ở Gia Viễn, nhà chỉ có 2 mẹ con, chồng đi nước ngoài. Minh mang theo 1 con dao nhọn và đâm nhiều nhát vào người cô Lụa sau đó dùng dao cắt cổ cô Lụa cho đến khi cô tắt thở. Còn cháu Hoàng Anh cũng bị Minh đâm nhiều nhát. Sau đó Minh lên tầng lục lọi tất cả các phòng để lấy đi toàn bộ số nữ trang bằng vàng và 1 chiếc xe máy atila màu trắng.

Ngày 13/07/2007, tòa án nhân dân tinh Ninh Bình đã mở phiên tòa xét xử bị cáo Minh “tội giết người cướp tài sản” với mức hình phạt cao nhất là tử hình.

Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm tội rấtt nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng

Đây là trường hợp ngoài phạm tội trước khi giết người hoặc ngay sau khi giết người đã thực hiện tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Ví dụ: Sau khi thực hiện hành vi hiếp dâm người phạm tội đã giết chết nạn nhân để che dấu hành vi phạm tội của mình.

Giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mục đích giết người là để thực hiện một tội phạm khác hoặc vì muốn che giấu tội phạm khác mà người đó đã thực hiện hành vi giết người.

Ví dụ: A muốn trộm chiếc xe máy nhà B, để trộm được chiếc xe máy A đã giết chết B. Hay, A trộm chiếc xe máy của B nhưng đang trộm thì bị B phát hiện. Sợ B sẽ nói với G (là người yêu của A), A đã giết chết B để che giấu hành vi phạm tội của mình.

Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân

Bộ phận cơ thể của nạn nhân có thể là tim, thận, gan... Mục đích người phạm tội là giết người đó để lấy các bộ phận cơ thể của nạn nhân đem bán cho nhưng người có nhu cầu nhằm thu lợi nhuận.

Có thể nói đây là một trong những hành vi thể hiện sự độc ác, vô nhân tính chất của những người phạm tội khi họ biến những bộ phận cơ con người thể thành thứ hàng hóa để họ buôn bán kiếm lợi nhuận, đánh đổi tính mạng của người khác để thỏa mãn nhu cầu của bản thân mình. Điều đó không những thể hiện sự độc ác, không có tính người của người phạm tội mà nó còn thể hiện sự coi thường tính mạng, sức khỏe của con người, sự coi thường pháp luật của người phạm tội. Vì thế, việc quy định đây là một tình tiết định khung tăng năng là rất hợp lí.

Thực hiện tội phạm một cách man rợ

Đây là trường hợp người phạm tội tước đoạt đi tính mạng của nạn nhân, chấm dứt sự sống của nạn nhân một cách rất tàn ác, man rợ. Với việc gây ra cái chết trong đau đớn cho nạn nhân. Tính man rợ ở đây được thể hiện như việc giết nạn nhân bằng cách hành hạ, tra tấn, gây ra cho người khác sự rùng rợn, kinh hãi: Chặt tay, chặt chân nạn nhân, sử dụng các hình thức tra tấn dã man thời trung cổ… Tuy nhiên, cũng cần phân biệt rõ ràng ranh giới giết người man rợ và thực hiện phi tang xác một cách man rợ.

Thực hiện tội phạm bằng cách lợi dụng nghề nghiệp

Bất cứ ai cũng có thể trở thành hung thủ giết người nếu trong họ có ý định giết người, có những nghề nghiệp mà họ dễ dàng lợi dụng nghề của mình để thực hiện hành vi giết người như bác sĩ lợi dụng nghề nghiệp để giết bệnh nhân, công an lợi dụng nghề nghiệp của mình để giết phạm nhân….

Ví dụ: A là bác sĩ chuyên khoa tim. Trong một lần thực hiện ca phẫu thuật cho bệnh nhân X. A phát hiện X chính là người đã cướp mất người yêu của mình trong thời gian A đi du học ở Pháp. A nhận thấy đây là cơ hội thuận lợi để giết X. Trong quá trình mổ cho X, A đã cố tình tiêm nhầm thuốc cho X,

làm X chết. Như vậy, trong tình huống này, A đã lợi dụng nghề nghiệp của mình để giết chết X.

Thực hiện tội phạm bằng phương pháp có khả năng chết nhiều người

Trong trường hợp này, hậu quả mà người phạm tội gây ra là rất nghiêm trọng khi họ thực hiện hành vi phạm tội của mình bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người. Phương pháp đó có thể là dùng bom mìn, dùng thuốc độc để đầu độc… Đây là một tình tiết định khung tăng nặng hình phạt, hậu quả chết nhiều người không bắt buộc phải có mà chỉ cần thỏa mãn điều kiện là có khả năng làm chết nhiều người.

Ví dụ: A nổi tiếng là kẻ lưu manh, vô học trong làng M. A và B vốn yêu nhau được hơn một năm thì gia đình B biết chuyện nên đã ngăn cản, cấm đoán B. Do gia đình cương quyết ngăn cản, cấm đoán nên B đành chia tay với A. A không đồng ý và dọa nếu B không nối lại tình cảm thì A sẽ giết cả nhà người yêu. Đã nói là làm, A đi mua 2 quả lựu đạn và ném vào nhà B. Hậu quả là làm bố mẹ B tử vong, em gái B bị thương nặng. Như vậy, trong trường hợp này A đã thực hiện hành vi phạm tội của mình bằng phương pháp có khả năng chết nhiều người. Và thực tế, hậu quả làm 2 người tử vong.

Thuê giết người hoặc giết người thuê

Trong trường hợp này, người phạm tội muốn tước đi tính mạng của người khác nhưng họ lại không tự ra tay mà bỏ tiền thuê người khác giết thuê. Còn giết người thuê là việc tước đoạt đi tính mạng của người khác theo sự thuê mướn của người thuê giết, sau khi giết người thuê xong họ sẽ nhận được một khoản thù lao là vật chất hoặc lợi ích khác theo sự thỏa thuận của hai bên.

Phạm tội có tính chất côn đồ

Phạm tội có tính chất côn đồ là trường hợp khi phạm tội người phạm tội đã rõ ràng coi thường những quy tắc trong cuộc sống, có những hành vi ngang ngược, càn quấy, bất chấp sự can ngăn của người khác chỉ vì những nguyên cớ nhỏ nhặt nhưng cũng cố tình gây sự để phạm tội.

Người phạm tội có những hành vi, những biểu hiện tính chất côn đồ như sử dụng hung khí nguy hiểm, giết người vì nhưng nguyên nhân nhỏ nhặt.

Tóm lại tính chất côn đồ thể hiện sự coi thường pháp luật, coi thường tính mạng, sức khỏe của người khác.

Ví dụ: A và B đang ngồi ăn cơm trong quán cơm bình dân H thì C đi vào. A cho rằng C nhìn đểu mình nên đứng dậy gây sự với C, mặc mọi người trong quán can ngăn. A rút dao thủ sẵn trong người đâm liên tiếp vào bụng C. C tử vong. Như vậy, hành vi phạm tội của A thể hiện tính chất côn đồ rõ nét. Chỉ vì một nguyên nhân nhỏ nhặt nhưng vẫn cố tình gây sự để phạm tội.

Có tổ chức

Theo Khoản 3 Điều 20 BLHS quy định: “Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm”.

Trường hợp này, giữa những người phạm tội giết người có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Để thực hiện hành vi giết người họ đã bàn bạc, lên kế hoạch cẩn thận trước khi hành động.

Phạm tội trong trường hợp tái phạm nguy hiểm

Tái phạm nguy hiểm là trường hợp người phạm tội đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý hoặc đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý.

Vì động cơ đê hèn

Người phạm tội thực hiện hành vi giét người của mình bởi sự thúc đẩy của động cơ đê hèn, động cơ có thể là sự ích kỉ, ghen tuông, sự phản trắc, bội bạc… Vì thực hiện tội phạm xuất phát từ động cơ đê hèn lên mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi giết người đó sẽ cao hơn so với các hành vi giết người không xuất phát từ động cơ đê hèn.

Như vậy, các tình tiết định khung tăng nặng trong tội giết người được chia thành bốn nhóm sau:

Nhóm 1: Các tình tiết phản ánh sự cần được tôn trọng và bảo vệ dặc biệt đối với các đói tượng bị xâm hại, bao gồm các tình tiết: giết phụ nữ mà biết là có thai, giết con mới đẻ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhóm 2: Các tình tiết phản ánh tính chất của hành vi, mức độ gây ra thiệt hại.Bao gồm các tình tiết: Giết nhiều người, bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người, bằng cách lợi dụng nghề nghiệp,…

Nhóm 3: Các tình tiết phản ánh tính chất của động cơ và mức độ lỗi của người phạm tội. Bao gồm các tình tiết: giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lí do công vụ của nạn nhân, để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;, để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân, vì động cơ đê hèn…

Nhóm 4: Các tình tiết phản ánh đặc điểm nhân thân, khả năng giáo dục cải tạo của người phạm tội. Bao gồm các tình tiết: Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biêt nghiêm trọng, có tính chất côn đồ, tái phạm nguy hiểm.

Việc phân loại các tình tiết định khung tăng nặng có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng các tình tiết đó vào các trường hợp phạm tội giết người cụ thể. Đảm bảo việc áp dụng chính xác các tình tiết đó, tránh các trường hợp áp

Một phần của tài liệu một số vấn đề lí luận về tội giết người trong bộ luật hình sự việt nam năm 1999 thực trạng tại huyện hoa lư, tỉnh ninh bình trong giai đoạn 2010 – 2012 (Trang 25 - 32)