Khung cơ bản (Khoản 2 Điều 93 BLHS)

Một phần của tài liệu một số vấn đề lí luận về tội giết người trong bộ luật hình sự việt nam năm 1999 thực trạng tại huyện hoa lư, tỉnh ninh bình trong giai đoạn 2010 – 2012 (Trang 32 - 34)

Đây là khung cơ bản của điều luật,quy định về tội phạm rất nghiêm trọng có mức phạt tù từ 7 năm đến 15 năm. Áp dụng khi không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 93 BLHS

1.3.2. Hình phạt bổ sung (Khoản 3 Điều 93 BLHS)

Ngoài các hình phạt chính nêu trên thì người phạm tội giết người có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung như cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, phạt quản chế, cấm cư trú.

Quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn, sinh sống, cải tạo ở một địa phương nhất định, có sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương.

Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định là cấm người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định nếu xét thấy nếu họ tiếp tục hành nghề, đảm nhiệm chức vụ, làm công việc đó có thể gây nguy hại cho xã hội. Thời hạn cấm từ 1 đến 5 năm.

Cấm cư trú là buộc người bị kết án phạt tù không được tạm trú hoặc thường trú ở một số địa phương nhất định trong thời hạn từ 1 năm đến 5 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

1.4. Một số trường hợp đặc biệt của tội giết người1.4.1. Tội giết con mới đẻ (Điều 94 BLHS) 1.4.1. Tội giết con mới đẻ (Điều 94 BLHS)

1.4.1.1. Khái niệm

Giết con mới đẻ được hiểu là hành vi của người mẹ làm chết đứa con của mình mới sinh ra một cách cố ý, trái pháp luật hoặc vứt bỏ đứa trẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết.

1.4.1.2. Dấu hiệu pháp lí

a) Mặt khách quan của tội giết con mới đẻ

Mặt khách quan của tội giết con mới đẻ bao gồm: Hành vi khách quan, hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan cà hậu quả đứa trẻ chết

Hành vi khách quan trong tội giết con mới đẻ bao gồm các hành vi: Hành vi làm chết đứa trẻ một cách cố ý và trái pháp luật. Người mẹ thực hiện hành vi này bằng những hành động cụ thể như cho đứa trẻ uống thuốc độc, bóp cổ đứa trẻ, dìm đứa trẻ xuống nước…

Hành vi vứt bỏ đứa trẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết: Trong trường hợp này, người mẹ đã từ bỏ nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng đứa trẻ, vứt bỏ đứa trẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết.Ví dụ như hành động vứt bỏ đứa trẻ trên đồi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết vì đói…

Người mẹ thực hiện hành vi giết đứa trẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ trong các trường hợp sau:

Thứ nhất, do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu. Tư tưởng lạc hậu được hiểu là những tư tưởng lỗi thời, cổ hủ, thiếu khoa học. Người mẹ do mê tín dị đoan, do đứa trẻ bị dị tật dị dạng…

Thứ hai, do hoàn cảnh khách quan đặc biệt: Hoàn cảnh khách quan đặc biệt có thể là đứa trẻ bị bệnh hiểm nghèo nhưng người mẹ không có tiền để chạy chữa cho con, đứa trẻ là con ngoài giá thú người mẹ không muốn bị tai tiếng, bị xã hội dè bỉu nên đã thực hiện hành vi giết hoặc vứt bỏ đứa trẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết.

Hành vi khách quan của tội giết con mới đẻ cũng được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động, sử dụng vũ lực hoặc không sử dụng vũ lực, có hoặc không có sử dụng hung khí, vũ khí.

Đối tượng tác động của tội giết con mới đẻ là đứa trẻ được sinh ra trong vòng 7. Như vậy, trường hợp đứa trẻ đã được sinh ra từ ngày thứ 8 trở đi thì người mẹ sẽ bị truy cứu TNHS về tội giết người chứ không phải là tội giết con mới đẻ.

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan của tội giết con mới đẻ và hậu quả đứa trẻ chết được thể hiện hành vi khách quan đó là nguyên nhân trực tiếp, chủ yếu dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết và hậu quả đứa trẻ chết là kết quả tất yếu của hành vi khách quan đó.

Một phần của tài liệu một số vấn đề lí luận về tội giết người trong bộ luật hình sự việt nam năm 1999 thực trạng tại huyện hoa lư, tỉnh ninh bình trong giai đoạn 2010 – 2012 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w