b) Mặt chủ quan
2.2.2. Một số nguyên nhân khác
Bên cạnh sự thiếu sót, hạn chế trong các quy định pháp luật hính sự về tội giết người làm ảnh hưởng đến quá trinh đấu tranh phòng chống loại tội phạm này thì sự gia tăng của tội phạm giết người, sự thiếu hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm giết người còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác. Cụ thể:
Thứ nhất, do tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường
Nền kinh tế thị trường có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt trong đời sống của nhân dân. Bên cạnh những mặt tích cực mà nó đem lại cho con người thì con người cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn từ nó. Trong đó giá trị của đồng tiền được tôn vinh, coi trọng; lối sống ích kỉ, hẹp hòi cũng phổ biến hơn trước. Các giá trị văn hóa, đạo đức có sự xuống cấp nghiêm trọng, có biểu hiện của sự tha hóa về đạo đức trong một bộ phận không nhỏ dân cư đặc biệt là trong giới trẻ hiện nay. Bên cạnh đó, sự bùng nổ của công nghệ thông tin giúp con người ta có khả năng giao lưu, giải trí bằng nhiều hình thức khác nhau qua mạng internet. Việc du nhập tràn lan các nền văn hóa ngoại lai không có sự chọn lọc cũng tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, nhận thức của
con người. Con người bị ảnh hưởng nặng nề của các trò chơi, bộ phim có tính chất bạo lực, khiêu dâm, thiếu lành mạnh, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển về nhận thức của giới trẻ.
Thứ hai, công tác quản lí trật tự xã hội còn nhiều hạn chế
Qua công tác quản lí trật tự xã hội giúp các cơ quan chức năng nắm được tình hình tạm trú, tạm vắng của người dân cũng như các đối tượng có tiền án tiền sự, đối tượng nghiện hút các đối tượng không nghề nghiệp, hay gây gổ đánh nhau… để có biện pháp quản lí thích hợp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, trên thực tế công tác quản lí việc tạm trú, tạm vắng của người dân địa phương cũng như người dân từ nơi khác đến còn bị buông lỏng. Các trưởng xóm, trưởng thôn, công an xã chưa thực sự quan tâm đến công tác đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn mà mình quản lí. Việc tuần tra, kiểm tra an ninh trong xóm, trong các phòng trọ, nhà nghỉ, quán game tốc độ cao còn rất hời hợt và còn mang tính hình thức làm lấy lệ. Hoặc khi phát hiện vi phạm thì chỉ nhắc nhở qua loa, xử phạt còn nhẹ. Thêm đó các đối tượng nghiện ngập, hay trộm cắp vặt vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng. Công tác quản lí trật tự xã hội hạn chế, thiếu hiệu quả dẫn đến các vi phạn pháp luật, các cuộc đụng độ giữa các băng nhóm tội phạm, các cuộc cãi vã, ẩu đả giữa các đối tượng thanh niên không được phát hiện kịp thời nên đã xảy ra án mạng.
Thứ ba, một bộ phận cán bộ thực thi pháp luật có lối sống sa đọa, thiếu tinh thần trách nhiệm, năng lực còn hạn chế
Bên cạnh những cán bộ thực thi pháp luật có tinh thần trách nhiệm, có năng lực trình độ chuyên môn thì cũng có không ít những cán bộ, nhân viên thiếu tinh thần trách nhiệm, có lối sống sa đọa, năng lực trình độ chuyên môn còn hạn chế. Công tác thi hành pháp luật không những đảm bảo tính pháp chế XHCN mà còn bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân. Chính vì thế, hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án phải diễn ra một cách trung thực, chính xác và khách quan. Dưới tác động của nền kinh tế thị trường nhiều cán bộ trong cơ quan tiến hành tố tụng đã bị đồng tiền cám dỗ, mua
chuộc. Nhiều người lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để tiếp tay cho kẻ phạm tội dẫn đến tình trạng bỏ lọt tội phạm. Có những nhân viên, cán bộ trình độ chuyên môn còn hạn chế lại thiếu tinh thần trách nhiệm, áp dụng pháp luật một cách tùy tiện, thiếu thống nhất làm ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình điều tra, xét xử… ảnh hưởng đến công tác đấu tranh phòng chống tội phạm giết người riêng và tội phạm nói chung.
Thứ tư, do sự thiếu hiểu biết về pháp luật
Trên thực tế, một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến các vụ phạm tội nói chung và vụ phạm tội giết người nói riêng xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về pháp luật của người phạm tội. Người phạm tội nhận thức về pháp luật hạn chế cùng với lối sống ích kỷ, thiếu lí tưởng nên dễ sa ngã vào những con đường tội lỗi khi bị bạn bè rủ rê, lôi kéo. Đồng thời, bản thân họ không nhận thức được giá trị của quyền được sống, được tôn trọng và bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người cũng như họ không nhận thức được tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện. Bản thân nhiều người phạm tội không biết được hành vi của mình thực hiện là hành vi giết người, hành vi đó có thể gây ra hậu quả chết người. Nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hiểu biết về pháp luật của người dân một phần do trình độ học vấn của người phạm tội thấp; một phần do công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật còn mang nặng tính hình thức, thiếu hiệu quả. Từ sự thiếu hiểu biết về pháp luật, sự sốc nổi của bản thân mà chỉ cần một mâu thuẫn nhỏ cũng đủ để người đó trở thành kẻ phạm tội giết người, gây ra những hậu quả đáng tiếc xảy ra.