Hạn chế trong quy định của pháp luật hình sự về tội giết ngườ

Một phần của tài liệu một số vấn đề lí luận về tội giết người trong bộ luật hình sự việt nam năm 1999 thực trạng tại huyện hoa lư, tỉnh ninh bình trong giai đoạn 2010 – 2012 (Trang 47 - 48)

b) Mặt chủ quan

2.2.1. Hạn chế trong quy định của pháp luật hình sự về tội giết ngườ

Có thể nói, pháp luật hình sự là một công cụ sắc bén, hữu hiệu để đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm giết người nói riêng. Nhận thức được điều đó, kể từ khi ra đời cho đến nay, BLHS đã qua bốn lần sửa đổi bổ sung để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đấu tranh phòng chống tội phạm cũng như để phù hợp với những biến đổi của điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội. Bên cạnh những ưu điểm mà BLHS đã đạt được thì trong quá trình thi hành nó cũng bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu sót. Đặc biệt là trong các quy định của BLHS năm 1999 về tội giết người. Đây cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản làm gia tăng tội phạm giết người cũng như làm giảm hiệu quả của công tác đấu tranh phòng chống loại tội phạm nguy hiểm này.

Đầu tiên, việc quy định khoảng cách giữa mức khởi đầu và mức cuối của khung hình phạt quá dài làm cho quá trình áp dụng khung hình phạt, mức phạt thiếu tính chính xác và tính thống nhất giữa các trường hợp phạm tội có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội, có các tình tiết tăng nặng TNHS, các tình tiết giảm nhẹ, nhân thân như nhau… nhưng lại có các mức hình phạt khác nhau.Thêm vào đó, việc quy định khoảng cách hình phạt quá rộng dẫn

đến việc cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng áp dụng pháp luật một cách tùy tiện, thiếu tính thống nhất.

Thứ hai, tính phân hóa TNHS trong Điều 93 BLHS Việt Nam năm 1999 được thể hiện ở mức cao hơn so với Điều 101 BLHS Việt Nam năm 1985. Tuy nhiên, việc giải thích, hướng dẫn áp dụng một số tình tiết định khung tăng nặng của các cơ quan có thẩm quyền chưa đầy đủ, chưa kịp thời cũng như chưa tháo gỡ được những khó khăn vướng mắc trong quá trình áp dụng. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng nhận thức không đầy đủ, thống nhất về các tình tiết định khung tăng nặng ảnh hưởng đến tính chính xác, tính thống nhất trong quá trình áp dụng dẫn đến án oan sai, bỏ lọt tội phạm. Đồng thời, một số đối tượng lợi dụng kẽ hở của pháp luật để lách luật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật cũng như tính pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu một số vấn đề lí luận về tội giết người trong bộ luật hình sự việt nam năm 1999 thực trạng tại huyện hoa lư, tỉnh ninh bình trong giai đoạn 2010 – 2012 (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w