Cơ sở phỏp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hội đồng bảo an liên hợp quốc trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế (Trang 44 - 46)

Trong đời sống quốc tế hiện nay, hũa bỡnh, hợp tỏc và phỏt triển đó trở thành xu thế chung tỏc động đến mọi quốc gia dõn tộc. Tham gia vào đời sống quốc tế, cỏc quốc gia dõn tộc trờn thế giới rất đa dạng và phức tạp, sức mạnh tổng hợp ở mức độ cao thấp khỏc nhau, lợi ớch cũng khụng phải lỳc nào cũng tương đồng nhau. Do vậy, quan hệ hợp tỏc giữa cỏc quốc gia ngày càng phỏt triển thỡ tranh chấp cũng càng cú cơ sở để phỏt sinh. Với tư cỏch là cơ quan đại diện cho LHQ chịu trỏch nhiệm chớnh trong duy trỡ hũa bỡnh và an ninh quốc tế, HĐBA được giao nhiệm vụ giải quyết hũa bỡnh cỏc tranh chấp quốc tế. Quyền lợi và nghĩa vụ của HĐBA trong lĩnh vực này được ghi nhận cụ thể tại chương VI của HCLHQ. Theo quy định tại Đ34 HCLHQ, HĐBA trước hết cú thẩm quyền điều tra mọi tranh chấp hoặc tỡnh thế tranh chấp để xỏc định xem nếu kộo dài cú thể đe dọa hũa bỡnh và an ninh quốc tế hay khụng. Những tranh chấp hoặc tỡnh thế như vậy cú thể do cỏc nước thành viờn LHQ, ĐHĐ hoặc TTK LHQ lưu ý HĐBA. Một quốc gia khụng phải là thành viờn LHQ cũng cú thể lưu ý HĐBA việc cuộc tranh chấp mà bản thõn họ là một bờn đương sự để cơ quan này xem xột giải quyết, miễn là quốc gia này thừa nhận trước sẽ tuõn thủ nghĩa vụ giải quyết hũa bỡnh cuộc tranh chấp theo quy định của HCLHQ (Đ35 HC). Là một cơ quan cú chức năng chớnh trị, Đ36 HCLHQ yờu cầu HĐBA phải lưu ý đến những tranh chấp cú tớnh chất phỏp lý, thụng thường, những vụ tranh chấp như vậy phải do cỏc đương sự đưa ra trước TAQT theo đỳng quy chế của HC. Điều ấy cú nghĩa, khụng phải mọi tranh chấp đều được xem xột và giải quyết tại HĐBA. HĐBA chỉ xem xột, giải quyết cỏc tranh chấp vừa cú tớnh chất chớnh trị vừa cú khả năng đe dọa đến hũa bỡnh và an ninh quốc tế như

tranh chấp về chủ quyền quốc gia đối với dõn cư, lónh thổ, tài nguyờn; tranh chấp liờn quan đến việc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, đến việc can thiệp vào cụng việc nội bộ của nhau, đến quyền bỡnh đẳng về chớnh trị của cỏc quốc gia trong quan hệ quốc tế... Đối với những tranh chấp thuần tỳy mang tớnh chấp phỏp lý như tranh chấp liờn quan đến việc giải thớch và ỏp dụng cỏc điều ước quốc tế; tranh chấp liờn quan đến vi phạm nghĩa vụ phỏp quốc tế phải xỏc định tớnh chất và mức độ bồi thường, vi phạm quyền ưu đói và miễn trừ ngoại giao theo luật ngoại giao và lónh sự... thỡ HĐBA cú thể khuyến nghị cỏc bờn đưa tranh chấp loại này ra trước TAQT để giải quyết.

Kết thỳc quỏ trỡnh điều tra, nếu xỏc định tranh chấp hoặc tỡnh thế tranh chấp được xem xột kộo dài cú thể đe dọa đến hũa bỡnh và an ninh quốc tế, trước hết, HĐBA tụn trọng quyền chủ động, tớch cực tự giải quyết tranh chấp của cỏc đương sự. Cỏc đương sự cú quyền lựa chọn bất kỳ biện phỏp hũa bỡnh nào, cú thể là thụng qua đàm phỏn, điều tra, trung gian, hũa giải, trọng tài, tũa ỏn, cú thể sử dụng những tổ chức, những hiệp định khu vực hoặc bằng bất kỳ biện phỏp hũa bỡnh nào khỏc tựy theo sự lựa chọn của mỡnh để giải quyết hũa bỡnh tranh chấp đú. Ngoài ra, nếu thấy cần thiết trong trường hợp cỏc bờn tham gia vào tranh chấp khụng tự mỡnh giải quyết bằng biện phỏp hũa bỡnh hoặc giải quyết khụng hiệu quả, HĐBA cú thể yờu cầu cỏc đương sự giải quyết tranh chấp của họ bằng cỏc biện phỏp hũa bỡnh nờu trong Đ33 HCLHQ. Như vậy, vai trũ của HĐBA trong quỏ trỡnh này chỉ dừng lại ở việc xỏc định mức độ ảnh hưởng của tranh chấp đối với hũa bỡnh và an ninh quốc tế, kờu gọi cỏc bờn đương sự tự mỡnh ỏp dụng biện phỏp hũa bỡnh thớch hợp để giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp giành quyền chủ động cho cỏc bờn liờn quan đến tranh chấp khụng mang lại hiệu quả thỡ khi đú, để hoàn thành chức năng của mỡnh, HĐBA sẽ đưa tranh chấp đú ra bàn bạc, thảo luận. Lỳc này, vai trũ của HĐBA được nõng lờn rất nhiều. HĐBA cú thể đúng vai trũ là trung gian hũa giải với quyền kiến nghị những thủ tục hoặc những phương thức giải quyết thớch đỏng trong bất kỳ giai đoạn nào của vụ tranh chấp hay tỡnh thế như vậy hoặc kiến nghị cỏc điều kiện giải quyết tranh chấp mà HĐBA cho là hợp lý (Điều 36 và 37 HCLHQ) với

mục đớch cuối cựng là giải quyết nhanh chúng, dứt điểm tranh chấp, đảm bảo quyền và lợi ớch hợp phỏp của tất cả cỏc bờn liờn quan; xúa bỏ cỏc điều kiện để tỡnh thế ấy cú thể kộo dài đe dọa đến hũa bỡnh và an ninh quốc tế.

Để giỳp HĐBA hoàn thành được chức năng duy trỡ hũa bỡnh và an ninh quốc tế, những khuyến nghị của HĐBA, theo quy định của HCLHQ, cú giỏ trị phỏp lý cao hơn những khuyến nghị của cỏc cơ quan khỏc của LHQ, trong đú cú khuyến nghị của ĐHĐ. Thật vậy, nếu như những khuyến nghị của ĐHĐ chỉ cú tớnh chất đạo lý, khụng cú giỏ trị bắt buộc thi hành, thỡ khuyến nghị của HĐBA lại cú giỏ trị về mặt phỏp lý. Nếu cỏc bờn liờn quan khụng làm theo khuyến nghị đú, để cho tỡnh hỡnh tranh chấp hoặc tỡnh thế kộo dài hay trở nờn trầm trọng hơn, thỡ HĐBA sẽ thực hiện những biện phỏp thớch hợp cú giỏ trị bắt buộc cao hơn nhằm duy trỡ hũa bỡnh và an ninh quốc tế. Trong quỏ trỡnh giải quyết hũa bỡnh cỏc tranh chấp quốc tế, quyền hạn của HĐBA khụng chỉ dừng lại ở việc đưa ra kiến nghị về những thủ tục, phương thức hoặc điều kiện giải quyết tranh chấp, mà HĐBA cũn cú quyền đưa ra những kiến nghị nhằm giải quyết hũa bỡnh tranh chấp quốc tế cho cỏc bờn đương sự (tức là kiến nghị giải quyết nội dung tranh chấp một cỏch hũa bỡnh) nếu tất cả cỏc bờn đương sự yờu cầu (Đ38 HCLHQ).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hội đồng bảo an liên hợp quốc trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)