có Hội thẩm tham gia và nguyên tắc Toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số là ba nguyên tắc có tính chất quyết định nhiều nhất đến quyền và nghĩa vụ của Thẩm phán trong khi thực hiện chức năng xét xử của mình.
1.2.3.1. Nguyên tắc khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật theo pháp luật
Đây là một nguyên tắc hiến định không chỉ được quy định trong Hiến pháp nước ta mà còn được quy định trong Hiến pháp của nhiều nước trên thế giới. Việc nghiên cứu về nguyên tắc này không chỉ có ý nghĩa đối với các cơ quan và cán bộ làm công tác tư pháp mà còn cần thiết đối với các cơ quan nhà nước khác. Trong hệ thống các cơ quan nhà nước thì chỉ có Toà án mới có quyền xét xử. Ngoài Toà án không một cơ quan nhà nước nào khác tự nhận về mình chức năng xét xử và cũng không có quyền can thiệp bằng cách này hay cách khác vào hoạt động xét xử của Toà án. Nội dung của nguyên tắc này là đảm bảo tính khách quan, công bằng trong các quyết định do Toà án đưa ra, đề cao trách nhiệm và tính tự chủ của Thẩm phán và Hội thẩm.
Nguyên tắc này được thể hiện ở hai khía cạnh độc lập với các yếu tố bên ngoài và độc lập với các yếu tố bên trong. Độc lập với các yếu tố bên ngoài là khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm không bị phụ thuộc vào các quyết định hoặc kết luận của cơ quan điều tra (tức là độc lập với hồ sơ vụ án), độc lập với kết luận của Viện kiểm sát (tức là độc lập với bản cáo trạng và
quyết định truy tố của Viện kiểm sát). Tại phiên toà, Thẩm phán và Hội thẩm phải trực tiếp xem xét những chứng cứ của vụ án chứ không phải chỉ căn cứ vào hồ sơ của vụ án hay chứng cứ mà Viện kiểm sát đưa ra trong bản cáo trạng. Bản án của Toà án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ đã được xem xét thẩm định tại phiên toà. HĐXX dựa vào kết quả phiên toà, đối chiếu với các quy định của pháp luật để xử lý vụ án và có quyền kết luận khác với ý kiến của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát. Không một ai, không một cơ quan tổ chức nào có quyền can thiệp hay dùng áp lực tác động vào hoạt động xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm. Trong quá trình xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm có thể tham khảo lắng nghe ý kiến của bất cứ ai nhưng trong hoạt động nghề nghiệp phải luôn luôn thể hiện bản lĩnh của mình để xem xét mọi vấn đề một cách độc lập, không được để cho các ý kiến của bên ngoài làm thay đổi quyết định của mình.
Ngoài ra, tính độc lập còn được thể hiện ngay trong mối quan hệ giữa các thành viên trong HĐXX. Thẩm phán và Hội thẩm độc lập với nhau trong suy nghĩ, trong việc xem xét, kiểm tra, đánh giá chứng cứ và đưa ra các kết luận về sự việc phạm tội và người thực hiện tội phạm, không bị lệ thuộc vào quan điểm chính kiến của các thành viên khác trong HĐXX. Theo quy định tại điều 185 và điều 244 của BLTTHS 2003 thì việc xét xử sơ thẩm hoặc trong những trường hợp đặc biệt của xét xử phúc thẩm thành phần HĐXX gồm có Thẩm phán và Hội thẩm. Tuy là những người bán chuyên nghiệp nhưng khi thực hiện quyền xét xử, Hội thẩm độc lập với Thẩm phán. Để đảm bảo được điều này, pháp luật tố tụng hình sự quy định Thẩm phán phải là người phát biểu sau cùng để không ảnh hưởng đến tính độc lập của Hội thẩm. Các vấn đề của vụ án đều được giải quyết bằng biểu quyết và quyết định theo đa số. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bầy ý kiến của mình bằng văn bản và được lưu vào hồ sơ vụ án.
Sự độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm khi xét xử còn được thể hiện trong quan hệ giữa Toà án cấp trên với Toà án cấp dưới. Đây là mối quan hệ
tố tụng, Toà án cấp dưới xét xử độc lập không chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo hành chính của Toà án cấp trên. Toà án cấp trên không thể ra lệnh hoặc bằng các biện pháp hành chính buộc Toà án cấp dưới xét xử theo ý mình. Toà án cấp trên chỉ có quyền quản lý về mặt con người đối với Toà án cấp dưới, còn về chuyên môn đường lối giải quyết từng vụ án cụ thể thì Toà án cấp trên cũng không có quyền can thiệp. Toà án cấp trên không được định hướng hoặc gợi ý cho Toà án cấp dưới để xét xử. Sự chỉ đạo của cấp trên đối với cấp dưới chỉ là sự giải thích về mặt pháp luật để đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ khi áp dụng quy định pháp luật vào trong công tác xét xử.
Nguyên tắc độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm không có mâu thuẫn với nguyên tắc Đảng lãnh đạo. Sự lãnh đạo của Đảng thể hiện bằng việc Đảng đưa ra quan điểm, nguyên tắc định hướng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Nội dung lãnh đạo của Đảng đối với cơ quan tư pháp nói chung và cơ quan Toà án nói riêng là lãnh đạo về chính trị, tư tưởng về tổ chức cán bộ. Sự lãnh đạo của Đảng không làm giảm đi tính độc lập của Toà án. Đảng không can thiệp vào từng vụ án hay không ra chỉ thị về mức án cụ thể mà chỉ ra đường lối xét xử trong từng giai đoạn. Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã chỉ rõ: Đảng không cho phép bất cứ ai dựa vào quyền thế để làm trái luật, mọi vi phạm đều đưa ra xử lý theo pháp luật, không được giữ lại để xử lý nội bộ, không làm theo kiểu phong kiến, dân thì phải chịu hình phạt, quan thì xử theo lễ. Phải nghiêm trị tất cả kẻ phạm tội bất kỳ ở cương vị nào và phải đảm bảo công bằng về quyền và nghĩa vụ của công dân. Đảng ta đã xác định "khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật" là một trong những đảm bảo cần thiết để nâng cao hiệu quả xét xử của Toà án đồng thời nó cũng là trách nhiệm nặng nề của Toà án.
Sự độc lập ở đây không có nghĩa là Thẩm phán và Hội thẩm được xét xử tuỳ tiện mà độc lập trong khuôn khổ pháp luật. Nó đòi hỏi “Thẩm phán và
Hội thẩm không một bước xa rời pháp luật, không có bất kỳ một sự lẩn tránh nào đối với pháp luật, không tha thứ cho bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật
nào."[32, tr 48]. Điều này có nghĩa khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm phải
tuân thủ, phải dựa vào các quy định của pháp luật để giải quyết vụ án. Pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự là những chuẩn mực, căn cứ để Thẩm phán và Hội thẩm xem xét đối chiếu với sự việc thực tế xảy ra. Trên cơ sở các quy định đó, HĐXX sẽ đưa ra các pháp quyết của mình về hành vi phạm tội của bị cáo một cách chính xác phù hợp với diễn biến thực tế của vụ án.
Như vậy, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập khi xét xử nhưng độc lập trong không khổ và tuân theo pháp luật. Độc lập là điều kiện để HĐXX tuân theo pháp luật. Tuân theo pháp luật là cơ sở không thể thiếu để Thẩm phán và
Hội thẩm độc lập khi xét xử. Mối quan hệ này là mối quan hệ ràng buộc [32,
tr 49]. Nếu chỉ độc lập mà không tuân theo pháp luật thì dễ dẫn đến tình trạng xét xử độc đoán.