Địa vị pháp lý của Thẩm phán trong thực tiễn hoạt động tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Địa vị pháp lý của thẩm phán trong tố tụng hình sự trước yêu cầu cải cách tư pháp (Trang 52)

chức năng thực hành hoạt động xét xử của Chánh án và Phó chánh án Toà án. Điều 38 BLTTHS năm 2003 đã phân nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của Chánh án, Phó Chánh án Toà án thành hai nhóm: nhóm quyền hạn nghĩa vụ của người đứng đầu cơ quan tiến hành tố tụng và nhóm quyền và nghĩa vụ của người trực tiếp tiến hành giải quyết vụ án hình sự.

Tóm lại, việc tìm hiểu nghiên cứu các nét chung nhất về địa vị pháp lý của Thẩm phán qua các giai đoạn lịch sử phát triển của đất nước đã cho chúng ta thấy vị trí trung tâm của Thẩm phán trong hoạt động xét xử của Toà án. Vị trí, vai trò của Thẩm phán được thể hiện thông qua địa vị pháp lý của họ. Tuy nhiên, địa vị pháp l‎ý của Thẩm phán không phải và không thể bất di bất dịch. Địa vị pháp lý của Thẩm phán mang những nét đặc trưng riêng và nó được tạo nên bởi chính đặc thù của từng mô hình tố tụng hình sự.

2.2. Địa vị pháp lý của Thẩm phán trong thực tiễn hoạt động tố tụng hình sự sự

BLTTHS năm 2003 có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2004 quy định về trình tự thủ tục tố tụng hình sự rất chặt chẽ, có nhiều vấn đề mới mà những người tiến hành tố tụng phải nghiên cứu sâu và thực hiện nghiêm túc chính xác.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, còn có một số thiếu sót, bất cập. Những thiếu sót, bất cập này một phần do Thẩm phán chưa hiểu đầy đủ, chính xác những quy định mới, phần khác do tinh thần trách nhiệm chưa cao, chưa làm hết sức mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Địa vị pháp lý của thẩm phán trong tố tụng hình sự trước yêu cầu cải cách tư pháp (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)