PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ CĂN CỨ TÍNH

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Căn cứ tính thuế Thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 25 - 31)

THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Quy định về thu nhập chịu thuế

Ở Trung Quốc: Theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

năm 2007 Trung Quốc cũng có điểm tƣơng tự nhƣ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam về việc phân loại thành thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh chính và các thu nhập khác. Tuy nhiên, thu nhập chịu thuế ở Trung Quốc đƣợc xác định bao quát dƣới hình thức bằng tiền mặt và không bằng tiền mặt [13].

Cụ thể, Điều 6 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp Trung Quốc quy định: Tổng thu nhập trong năm bao gồm các khoản thu nhập từ các nguồn dƣới hình thức bằng tiền mặt và không bằng tiền mặt bao gồm: thu nhập từ bán hàng, cung cấp dịch vụ, chuyển nhƣợng tài sản, thu nhập từ đầu tƣ nhƣ lợi tức cổ phần, lãi cho vay, phí cho thuê, từ quyền sử dụng tài sản sở hữu trí tuệ, thu nhập từ gửi giữ và các khoản thu nhập khác [13, tr.110].

Ở Nhật Bản: Theo quy định của Luật thuế thu nhập pháp nhân Nhật

Bản thu nhập chịu thuế đƣợc xác định dựa trên tổng lợi nhuận trừ các chi phí trong năm tài chính đó. Trong đó các loại thu nhập ở Nhật Bản bao gồm: Thu

nhập hàng năm; Thu nhập liên kết trong các năm; Quỹ tiền hƣu và thôi việc; và thu nhập từ thanh lý.

Tuy nhiên, đối với pháp nhân công ích là pháp nhân trong nƣớc và tổ chức không có tƣ cách pháp nhân chỉ bị đánh thuế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh có lợi nhuận và hoạt động kinh doanh tiền hƣu (pháp nhân công ích nƣớc ngoài và tổ chức không có tƣ cách pháp nhân nƣớc ngoài không bị đánh thuế với thu nhập phi lợi nhuận). Đối với pháp nhân tín thác trong nƣớc phải có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập đối với thu nhập từ thanh lý và thu nhập liên quan đến hoạt động tín thác, thu nhập từ quỹ thôi việc hàng năm (đối với pháp nhân tín thác nƣớc ngoài cũng tƣơng tự) [13].

Ở Pháp theo Luật thuế công ty của Pháp, thu nhập chịu thuế đƣợc xác

định trên cơ sở các khoản lợi nhuận của các công ty, không phân biệt quốc tịch, phát sinh tại Pháp thì phải nộp thuế thu nhập tại Pháp. Do vậy, khoản lợi thu nhập phát sinh ngoài lãnh thổ Pháp thì không phải nộp thuế công ty tại Pháp. Tuy nhiên khác với Pháp, hầu hết các nƣớc thƣờng áp dụng đồng thời nguyên tắc cƣ trú và nguyên tắc nguồn phát sinh thu nhập [2].

Quy định về miễn giảm thuế

Việc áp dụng quy định miễn giảm thuế có thể đƣợc thực hiện theo nhiều cách khác nhau nhằm đạt đƣợc hiệu quả tối ƣu của Luật thuế. Trên thế giới hiện nay có các phƣơng pháp miễn giảm chủ yếu sau: Thứ nhất, trong luật thuế có quy định rõ khung tỷ lệ phần trăm (%) trên số thuế phải nộp; Thứ hai, quy định miễn giảm thuế dƣới hình thức tạm thời chƣa thu thuế đối với một số khoản thu nhập doanh nghiệp trong khoảng thời gian nhất định. Thứ ba, là sự kết hợp ƣu điểm của hai phƣơng thức trên. Theo đó, vừa quy định tỷ lệ % đƣợc miễn giảm trên tổng số thuế phải nộp và thời hạn tạm thời chƣa thu thuế đối với một số khoản thu nhập nhất định.

giảm trên tổng số thuế phải nộp và thời hạn tạm thời chƣa thu thuế đối với một số khoản thu nhập nhất định, cụ thể:

Miễn thuế trong 1 năm đầu có lãi và giảm 50% số thuế phải nộp trong 2 năm tiếp theo đối với các ngân hàng nƣớc ngoài, ngân hàng liên doanh, các liên doanh góp vốn cổ phần hoạt động tại các khu phát triển công nghệ mới và công nghệ cao, hoặc tại các đặc khu kinh tế có thời gian hoạt động từ 10 năm trở lên; miễn thuế trong 2 năm đầu có lãi và 50% số thuế phải nộp cho 3 năm tiếp theo đối với các doanh nghiệp có thời gian hoạt động từ 10 năm trở lên trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc tại các địa bàn có điệu kiện kinh tế khó khăn, hoặc các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa; miễn thuế trong 5 năm đầu có lãi và giảm 50% số thuế phải nộp cho 5 năm tiếp theo đối với các doanh nghiệp có thời gian hoạt động từ 15 năm trở lên trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng cảng, cầu tàu, giao thông vận tải, năng lƣợng, hoạt động trong các đặc khu kinh tế [2].

Ở Nhật Bản chế độ miễn giảm thuế không dựa trên những tiêu chí về

lĩnh vực hay địa bàn kinh tế mà lại căn cứ vào quy mô của doanh nghiệp thể hiện mục tiêu phát triển kinh tế đảm bảo sự công bằng trong phát triển. Chế độ miễn giảm thuế chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ [13].

Luật thuế pháp nhân Nhật Bản quy định: Công ty gia đình có đủ điều kiện sau thì đƣợc miễn thuế: Thu nhập bình quân ba năm liên tiếp sau khi mới bắt đầu hoạt động và khoản chi trả thù lao cho ngƣời quản lý dƣới 8 triệu yên; Thu nhập bình quân ba năm liên tiếp sau khi mới bắt đầu hoạt động và khoản chi trả thù lao của ngƣời quản lý từ trên 8 triệu yên đến 30 triệu yên, và tỷ lệ trả thù lao cho ngƣời quản lý dƣới 50% [13].

Ở Malaysia, trong những năm gần đây đã có những điều chỉnh chính

khuyến khích đầu tƣ (nhƣ dịch vụ tài chính, giáo dục, y tế, Nghiên cứu & Phát triển, Công nghệ thông tin và truyền thông) đƣợc hƣởng ƣu đãi thuế trong vòng 5 năm, kể từ ngày bắt đầu hoạt động với mức thuế suất 7,5% so với mức thuế suất phổ thông 25%. Một số ngành nhƣ công nghiệp vũ trụ, công nghệ sinh học… đƣợc miễn thuế TNDN trong thời gian từ 10 đến 15 năm [2].

In-đô-nê-xi-a áp dụng chính sách ƣu đãi thuế có thời hạn từ 5 đến 10

năm đối với các ngành công nghiệp: luyện kim, lọc dầu, hóa chất cơ bản, máy công nghiệp, tài nguyên tái tạo, thiết bị viễn thông. Doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện sẽ đƣợc miễn thuế trong 10 năm kể từ ngày bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh và đƣợc giảm thuế 50% cho 2 năm tiếp theo [2].

Hàn Quốc cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ

vào lĩnh vực công nghệ cao đƣợc miễn 100% thuế TNDN trong thời gian 5 năm, kể từ năm đầu tiên kinh doanh có lãi và giảm 50% thuế TNDN cho 2 năm tiếp theo.

Thông qua việc xây dựng quy định về chế độ ƣu đãi thuế của các nƣớc cho thấy mỗi quốc gia có những mục tiêu và cơ sở riêng để đƣa ra các chính sách ƣu đãi cụ thể. Nhận thấy Việt nam chúng ta đang xây dựng những quy định về ƣu đãi thuế trên định hƣớng phát triển ƣu tiên doanh nghiệp kinh doanh tại những địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn nhằm xóa đói giảm nghèo, xây dựng hệ thống các doanh nghiệp thuộc các ngành mũi nhọn, then chốt tuy nhiên chỉ tập trung vào những yếu tố này thì còn phiến diện bởi nếu không quan tâm đến yếu tố cạnh tranh lành mạnh sẽ không thể tạo đà phát triển cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Việc xây dựng các quy định về ƣu đãi thuế có thể cân nhắc đến việc phân biệt doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ với doanh nghiệp quy mô lớn ví dụ vấn đề về việc áp dụng mức thuế suất thấp hơn thuế suất thông thƣờng.

Quy định về thuế suất

Ở Nhật Bản thuế thu nhập doanh nghiệp bị đánh ở cả cấp chính quyền

Trung ƣơng và chính quyền địa phƣơng. Mức thuế suất thông thƣờng đối với các pháp nhân ở cấp địa phƣơng do tỉnh quyết định thƣờng là 5%, ngoài ra còn phải nộp cho quận với mức 12,3%/tổng thuế thu nhập pháp nhân.

Ngoài ra, nếu ở Việt Nam việc quy định thuế suất ƣu đãi dựa trên địa bàn, lĩnh vực kinh doanh, kết hợp với quy mô doanh thu thì Nhật Bản quy định thuế suất ƣu đãi với một số ngành nghề và loại hình doanh nghiệp. Luật thuế thu nhập pháp nhân quy định thuế suất phân biệt pháp nhân thông thƣờng theo quy mô hợp tác xã, doanh nghiệp y tế [13].

Cụ thể, theo luật thuế thu nhập pháp nhân sửa đổi năm 2015 của Nhật Bản, thuế suất đƣợc điều chỉnh giảm 25,5% xuống 23,9% đối với phần thu nhập trên 8 triệu Yên, và 15% đối với phần thu nhập dƣới 8 triệu Yên của pháp nhân quy mô vừa và nhỏ và hiệp hội không có tƣ cách pháp nhân. Các pháp nhân ngoài pháp nhân vừa và nhỏ áp dụng mức thuế suất là 23,9%. Đối với hợp tác xã có ba mức thuế: 15% đối với thu nhập dƣới 8 triệu Yên, 19% đối với thu nhập trên 8 triệu Yên, và phần thu nhập trên 1 tỷ Yên đối với hợp tác xã đặc biệt là 22%. Đối với doanh nghiệp y tế: 15% đối với thu nhập dƣới 8 triệu Yên, 19% đối với thu nhập trên 8 triệu Yên (Điều 66 Luật thuế pháp nhân Nhật Bản) [13, tr. 123].

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Thông qua việc nghiên cứu lý luận chung về căn cứ tính thuế ở chƣơng này chúng ta đã có cái nhìn tổng quan về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Với những yếu tố cấu thành cơ bản và quan trọng không thể thiếu, căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm: thu nhập chịu thuế, thu nhập miễn thuế, thuế suất và ƣu đãi thuế. Mỗi bộ phận trên đều có ý nghĩa riêng và đóng góp vào sự hoàn thiện vững chắc của hệ thống pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, những quy định về căn cứ tính thuế thu nhập nhập đƣợc xây dựng cụ thể và áp dụng trong thực tiễn nhƣ thế nào cho phù hợp với từng điều kiện kinh tế, xã hội mỗi quốc gia là khác nhau. Hệ thống pháp luật thuế nói chung và thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng của Việt Nam đã từng bƣớc đƣợc hoàn thiện thể hiện qua các văn bản Luật và Nghị định, thông tƣ hƣớng dẫn thi hành. Để có cái nhìn bao quát hơn về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam, những ƣu điểm và hạn chế, bất cập còn tồn tại tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế nhƣ thế nào chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Chƣơng 2 của luận văn - Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp và thực tiễn áp dụng

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ CĂN CỨ TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Căn cứ tính thuế Thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)