ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CĂN CỨ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Căn cứ tính thuế Thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 69 - 72)

THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về căn cứ tính thuế TNDN bảo đảm phù hợp chiến lược cải cách hệ thống pháp luật thuế

Hoàn thiện pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng trƣớc hết không nằm ngoài chiến lƣợc cải cách hệ thống pháp luật thuế nói chung giai đoạn 2011 – 2020 đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 732/QĐ- TTg Ngày 17 tháng 05 năm 2011. Theo đó xác định mục tiêu tổng quát trong chiến lƣợc cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 là:

Xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa; mức động viện hợp lý nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nƣớc và là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô có hiệu quả. Xây dựng ngành thuế Việt Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; công tác quản lý thuế, phí và lệ phí thống nhất, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện dựa trên ba nền tảng cơ bản; thể chế chính sách thuế minh bạch, quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản, khoa học phù hợp với thông lệ quốc tế; nguồn nhân lực có chất lƣợng, liêm chính; ứng dụng cộng nghệ thông tin hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hóa cao [21].

Góp phần thực hiện chiến lƣợc cải cách đã đề ra một cách hiệu quả bản thân mỗi chế định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp đều phải

từng bƣớc hoàn thiện. Cụ thể đối với pháp luật về căn cứ tính thuế cần thay đổi theo hƣớng sau: Về mặt nội dung cần phải khắc phục những tồn tại trƣớc mắt của những quy định pháp luật còn chƣa hợp lý; Về mặt kinh tế pháp lý

pháp luật căn cứ tính thuế phải có lộ trình rõ ràng về việc thực hiện cam kết quốc tế liên quan đến nghĩa vụ thuế, những quy định đƣợc xây dựng phải có tính ổn định lâu dài nhằm tạo tiền đề phát triển cho chủ thể nộp thuế.; Về

mặt kỹ thuật ban hành văn bản: các quy định về căn cứ tính thuế phải đƣợc

xây dựng theo đúng nguyên tắc đơn giản, dễ áp dụng và công bằng (nguyên tắc công bằng, nguyên tắc công khai minh bạch). Các văn bản hƣớng dẫn thi hành không mâu thuẫn chồng chéo làm mất tính phù hợp và khả thi trong quá trình áp dụng

Thứ hai, hoàn thiện pháp luật về căn cứ tính thuế TNDN thuế hiệu quả, đáp ứng yêu cầu hội nhập, phù hợp thông lệ quốc tế

Quá trình hoàn thiện pháp luật về căn cứ tính thuế không thể không học hỏi kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ quan tâm đến Việt Nam và cả những thuận lợi cho chính các doanh nghiệp Việt Nam khi chúng ta tham gia ký kết các Hiệp định thƣơng mại song phƣơng, đa phƣơng. Bởi hiện nay mở của hội nhập là xu thế tất yếu của mọi nền kinh tế, không một quốc gia nào có thể đứng ngoài quá trình này. Để hội nhập kinh tế quốc tế, cần phải tuân thủ theo những thông lệ quốc tế. Chúng ta có thể cân nhắc đến việc bổ sung thêm những quy định cụ thể để bao quát đƣợc những hoạt động kinh tế mới phát sinh trong kinh tế thị trƣờng hội nhập (nhƣ hoạt động bán hàng đa cấp, thƣơng mại điện tử, hiện tƣợng “vốn mỏng” khi xác định chi phí, đặc biệt là chi phí lãi vay...), xem xét lộ trình giảm thuế suất chung phù hợp, chính sách ƣu đãi phù hợp với những đối tƣợng và lĩnh vực nhất định nhằm phát huy tối ƣu sự động viên khuyến khích của nhà nƣớc đem lại hiệu quả tích cực cho nền kinh tế

Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về căn cứ tính thuế TNDN bảo đảm thống nhất hệ thống pháp luật thuế.

Muốn thu hút đầu tƣ đặc biệt là đầu tƣ nƣớc ngoài thì một trong những vấn đề cần thiết trƣớc mắt là hệ thống chính sách pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp phải đồng bộ, thống nhất, hiệu quả và có tính ổn định bền vững trong đó pháp luật về căn cứ tính thuế TNDN nói riêng không nằm ngoại lệ. Những quy định pháp luật mới đƣợc xây dựng không chỉ dừng ở việc khắc phục những bất cập, hạn chế trƣớc mắt mà còn phải đồng bộ, phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành. Cụ thể, khi xây dựng quy định về căn cứ tính thuế phải phù hợp với pháp luật chuyên ngành nhƣ: Luật đầu tƣ, Luật chứng khoán, Luật kiểm toán, các chuẩn mực kế toán, Luật lao động, Luật bảo hiểm xã hội...

Thứ tư, hoàn thiện pháp luật về căn cứ tính thuế TNDN nhằm hạn chế bất cập phát sinh, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh

Khi xây dựng những quy định hƣớng dẫn chi tiết những vấn đề nhƣ thời điểm xác định doanh thu thu nhập chịu thuế, chi phí phù hợp với doanh thu, thu nhập miễn thuế, các hình thức ƣu đãi thuế cụ thể, đúng đối tƣợng, địa bàn kinh tế, lĩnh vực ngành nghề đang đƣợc khuyến khích. Các quy định về ƣu đãi và thủ tục thực hiện đƣợc xác lập theo một cơ chế đảm bảo tạo ra một hành lang pháp lý rõ ràng và dễ áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp nói chung. Tránh tình trạng để lãng phí những cơ chế ƣu đãi khi doanh nghiệp lẽ ra đƣợc hƣởng thì lại phải chịu thiệt thậm chí vƣớng phải những vi phạm không đáng xảy ra tạo ra sự bất bình đẳng khi tham gia vào thị trƣờng chứng khoán nhƣ ví dụ điển hình ở thực trạng nêu trong Chƣơng 2. Để làm đƣợc điều này cần có sự phối hợp đồng bộ của cả cơ quan xây dựng pháp luật, cơ quan áp dụng pháp luật và bộ phận quản lý thuế.

Hoàn thiện theo hướng vẫn phải đảm bảo cân đối nguồn thu ngân sách Nhà nước

Căn cứ tính thuế là cơ sở quyết định số thuế mà doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện với Nhà nƣớc. Nhà nƣớc thông qua chính sách pháp luật để khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp của nền kinh tế là đƣa ra những quyền lợi nhất định mà doanh nghiệp có đƣợc trong từng yếu tố xác định số thuế TNDN phải nộp. Tuy nhiên điều đó đồng nghĩa với việc sẽ giảm thu vào ngân sách Nhà nƣớc. Trong khi đó khi Việt nam tham gia thực hiện cam kết của Hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) cũng đã cắt giảm thuế rất nhiều. Nhƣ vậy, về dài hạn, để đảm bảo nguồn thu vào Ngân sách nhà nƣớc, bên cạnh việc đƣa ra những chính sách mới có lợi cho doanh nghiệp nhƣ giảm thuế suất phổ thông, hay các chế độ ƣu đãi thuế… thì song song với nó cần xây dựng lộ trình phù hợp cho từng chính sách này. Tránh tình trạng khi đứng trƣớc áp lực về thiếu hụt nguồn thu lại thay đổi các chính sách dẫn đến sự thiếu bền vững và ổn định của các quy định pháp luật mới sửa đổi kèm theo nhiều tác động tiêu cực đến tâm lý doanh nghiệp, nhà đầu tƣ… đến nền kinh tế nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Căn cứ tính thuế Thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)