THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Căn cứ tính thuế Thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 59 - 69)

VỀ CĂN CỨ TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Trong giai đoạn những đổi mới của chính sách thuế đang đƣợc triển khai và đi vào hoàn thiện dẫn đến thực trạng còn tồn tại đó là chính sách ƣu đãi thuế TNDN chƣa ổn định, thay đổi liên tục trong thời gian ngắn, quá nhiều văn bản; thông tin đa chiều; thông tƣ, văn bản chƣa hƣớng dẫn chi tiết, chƣa rõ ràng, đôi lúc còn chồng chéo chƣa nhất quán.

Điều này khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận và thực hiện đúng chính sách pháp luật mới cũng nhƣ đảm bảo đƣợc quyền lợi của mình khi mà cả những văn bản quy phạm pháp luật thuế cũ và mới cùng đang đƣợc áp dụng trong giai đoạn hiện nay. Để đƣợc hƣởng chế độ ƣu đãi thuế thì doanh nghiệp phải tiến hành rất nhiều thủ tục trong xác đinh doanh thu, chi phí, thời gian chuyển lỗ không tránh khỏi những khó khăn cần đƣợc hƣớng dẫn cụ thể, chi tiết và kịp thời. Tuy nhiên, chính sự chậm trễ và không đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế này của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền dẫn đến việc áp dụng pháp luật còn gặp nhiều khó khăn. Thực tế đã xảy ra trƣờng hợp đƣợc trả lời nhƣng không đúng quy định, cụ thể:

Theo thông báo kết luận thanh tra số 276/TB-TTCP của Thanh tra Chính phủ ngày 21/2/2014 về việc thu ngân sách tại khu chế xuất và doanh nghiệp chế xuất trên địa bàn thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dƣơng và Đồng Nai thì: 1. Công văn số 207/TCT-KTNB ngày 17/1/2011 của Tổng cục thuế hƣớng dẫn xác định doanh thu, thu nhập chịu thuế, phƣơng

pháp chuyển lỗ và thời gian ƣu đãi thuế TNDN đối với Công ty Loteco (Đồng Nai) là không đúng quy định của Thông tƣ 128/2003/TT-BTC và mâu thuẫn với Công văn 1720/TCT-TTr ngày 24/5/2010; 2. Việc ban hành Công văn 2025/TCT-CS, Công văn 4578/TCT-CS, Công văn 2106/TCT-CS thiếu thống nhất và tạo sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp khi áp dụng ƣu đãi miễn, giảm thuế TNDN [20].

Tồn tại này dẫn đến việc không chỉ doanh nghiệp mà đến ngay chính cán bộ thuế, những ngƣời thƣờng xuyên phải nắm bắt với các quy định pháp luật kịp thời cũng gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc doanh nghiệp khiếu nại khi bị truy thu thuế, xử phạt và đã có trƣờng hợp doanh nghiệp thắng kiện Chánh Thanh tra Bộ tài chính để bảo vệ quyền lợi của mình.

Ví dụ thực tế điển hình 1:

- Trường hợp doanh nghiệp thắng kiện khi bị truy thu thuế oan

Vụ án hành chính đƣợc xét xử tại Tòa án nhân dân TP.HCM ngày 11/3/2014 giữa một bên khởi kiện là Công ty CP Dịch vụ Phú Nhuận (Maseco), ngƣời bị kiện là Chánh thanh tra Bộ tài chính và đối tƣợng bị khởi kiện là Quyết định số 150/QĐ/TTr ngày 11.12.2012 của Chánh thanh tra Bộ Tài chính xử phạt truy thu thuế TNDN, buộc Maseco nộp lại số tiền hơn 7,17 tỷ đồng - số tiền thuế TNDN chênh lệch từ năm 2009 đến 2011.

Tóm tắt vụ việc: Maseco là doanh nghiệp đƣợc hƣởng ƣu đãi đầu tƣ số 4031/UB-CNN ngày 13/11/2001 của UBND TP HCM theo Luật khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc và sau này là Luật Đầu tƣ. Sau khi nhận đƣợc thƣ mời của Cục thuế TP.HCM đến làm việc trực tiếp tại cơ quan thuế ngày 19/11/2012 về tình hình thực hiện nghĩa vụ ngân sách năm 2011, phía công ty đã cử lãnh đạo đến làm việc đồng thời đƣợc mời làm việc với đoàn thanh tra thuộc Thanh tra của Bộ Tài chính. Ngày 3/12/2012, Thanh tra ra văn bản kết

luận với nội dung công ty kê khai miễn giảm thuế thu nhập DN không đúng theo giấy chứng nhận ƣu đãi đầu tƣ. Đến ngày 17/12/2012, công ty nhận đƣợc Quyết định số 150/QĐ/TTr ngày 11/12/2012 do Chánh Thanh tra Bộ Tài chính ban hành, xử phạt truy thu thuế thu nhập DN với số tiền hơn 7,17 tỷ đồng từ năm 2009 đến 2011. Công ty Maseco đã gửi đơn khởi kiện đƣợc Quyết định số 150/QĐ/TTr của Chánh Thanh tra Bộ Tài chính [30].

Căn cứ pháp lý của Thanh tra Bộ Tài chính, trong 3 năm từ 2009-2011,

Maseco đã thực hiện kê khai nộp thuế TNDN theo thuế suất 20% là không đúng theo giấy chứng nhận ƣu đãi đầu tƣ mà mức thuế suất phải là 25%. Thanh tra bộ vận dụng quy định tại điểm 2, phần I Thông tư 130/2008 của Bộ Tài chính về nguyên tắc áp dụng ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp để cho rằng Maseco đã hết thời hạn đƣợc ƣu đãi về thuế đến hết kỳ tính thuế của năm 2008, do vậy từ 2009-2011, Maseco không đƣợc hƣởng ƣu đãi nhƣ quy định tại Thông tƣ này. Trên cơ sở đó, ngày 11/12/2012 Chánh thanh tra Nguyễn Kim Liên đã ban hành Quyết định số 150 nhƣ đã nói ở trên.

Căn cứ của pháp lý để Maseco khởi kiện là việc Công ty kê khai và nộp thuế TNDN theo thuế suất 20% là thực hiện theo Thông tư 128/2003/TT-BTC

Công văn hướng dẫn số 11684/BTC-TCT của Bộ Tài chính. Theo đó

“Thuế suất theo giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư là 25%, từ ngày 01/01/2004

chuyển sang áp dụng thuế suất 20% cho đến hết thời gian ưu đãi còn lại". Do

vậy, Maseco điều chỉnh mức thuế suất 20% trong các niên độ báo cáo tài chính thuế từ năm 2004 - 2011 là hoàn toàn có cơ sở và đúng quy định.

Đánh giá những cơ sở pháp lý trên mà các bên đƣa ra trong vụ kiện này thì có thể nhận thấy Công văn số 11684/BTC/TCT ngày 16/09/2005 quy định

DN hưởng thuế suất 25% từ ngày 01/01/2004 chuyển sang áp dụng thuế suất

20% cho đến hết thời gian còn lại, văn bản này hiện vẫn còn hiệu lực pháp

đãi thuế suất TNDN theo các quy định tại các văn bản quy phạm trước đây về thuế TNDN hoặc theo giấy chứng nhận đầu tư thì tiếp tục được hưởng các

mức ưu đãi này cho thời gian còn lại”. Do vậy yêu cầu khởi kiện của Maseco

là có cơ sở. Căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, Maseco vẫn còn đƣợc hƣởng thuế suất ƣu đãi 20% đến hết 2011.Chính vì vậy mà Hội đồng xét xử tuyên hủy Quyết định 150 và tuyên trả 7,17 tỉ đồng tiền thuế đã nộp cho Maseco.

Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên Công ty Maseco

thắng kiện. Trƣớc vụ kiện này Maseco đã phải trả 7,17 tỷ đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp bị truy thu tại thời điểm có quyết định truy thu và sau khi Tòa tuyên Thanh tra Bộ Tài chính phải hủy quyết định truy thu và trả lại cho doanh nghiệp 7,17 tỷ đồng. Có thể đánh giá đây là một vụ kiện hành chính điển hình cho việc áp dụng pháp luật về căn cứ tính thuế của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền đã gặp phải những hạn chế trong quá trình tổ chức cho những chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế thực hiện đúng quy định pháp luật mà Nhà nƣớc đã đặt ra.

Hiện nay, một thực trạng nữa còn tồn tại đó là việc doanh nghiệp đƣợc quyền tự kê khai và quyết toán thuế song thủ tục hành chính trong vấn đề hƣởng các chế độ ƣu đãi còn rất hạn chế. Việc doanh nghiệp chỉ đƣợc lựa chọn một chế độ ƣu đãi khi có nhiều chính sách ƣu đãi ở một thời điểm lại có thể đem đến rủi ro cho doanh nghiệp vì nếu doanh nghiệp tự khai là mình hƣởng ƣu đãi theo trƣờng hợp đã chọn cao hơn so với tính toán của cơ quan thuế thì doanh nghiệp sẽ bị phạt truy thu còn hoặc chịu thiệt khi phải chọn số thuế đƣợc ƣu đãi thấp hơn so với thực tế doanh nghiệp đƣợc hƣởng. Thực tế này dẫn đến trƣờng hợp doanh nghiệp đƣợc hƣởng nhiều chính sách ƣu đãi nhƣng không đƣợc hƣởng trọn vẹn ƣu đãi.

Ví dụ thực tế điển hình 2

- Trường hợp đối với những doanh nghiệp niêm yết

Ở giai đoạn 2004 – 2008, nhằm mục tiêu khuyến khích các doanh nghiệp cổ phần hóa và niêm yết chứng khoán lần đầu Nhà nƣớc đã có chính sách miễn, giảm thuế. Tuy nhiên, với sự quy định và hƣớng dẫn thủ tục cho các doanh nghiệp hƣởng ƣu đãi giữa các cơ quan thuế thiếu thống nhất, các văn bản bị sửa đổi liên tục dẫn đến việc các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong quá trình hƣởng các chế độ ƣu đãi, thậm chí mắc phải vi phạm không đáng có song vẫn phải chấp nhận bị xử lý. Có thể ví dụ tiêu biểu về trƣờng hợp của công ty Nhựa Bình Minh (BMP) thực hiện cổ phần hóa năm 2004.

Tóm tắt vụ việc: BMP vì muốn hƣởng chính sách ƣu đãi do cổ phần hóa và niêm yết chứng khoán lần đầu nên đã kê khai để đƣợc giảm 50% thuế do niêm yết lần đầu vào năm 2006, 2007. Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh đã phản hồi chỉ đƣợc hƣởng một ƣu đãi, nhƣng khi doanh nghiệp gửi văn bản kiến nghị lên Tổng cục thuế thì lại nhận đƣợc trả lời là đƣợc hƣởng cả hai loại ƣu đãi, đồng thời đƣợc gộp chung. Đến năm 2007 Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh lại ra văn bản thông báo doanh nghiệp phải hƣởng ƣu đãi theo trình tự, hết loại ƣu đãi này mới đến loại ƣu đãi khác và nếu đã kê khai gộp thì phải ngừng. Chính vì điều này mà công ty Nhựa Bình Minh hiểu rằng từ năm 2004-2008 sẽ đƣợc hƣởng ƣu đãi cổ phần hóa và đến năm 2009, 2010 hƣởng ƣu đãi niêm yết lần đầu do vậy mà đến 2009 công ty mới kê khai mức đƣợc giảm 50% [36].

Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh đã căn cứ Công văn cuả Tổng cục Thuế số 2924/TCT-PC ngày 19/8/2011 v/v ƣu đãi thuế TNDN do niêm yết chứng khoán lần đầu giai đoạn từ năm 2004-2006 để ra quyết định truy thu và phạt công ty Nhựa Bình Minh. Chính điều này đã gây bức xúc cho doanh nghiệp bởi thời điểm Tổng cục thuế ban hành công văn hƣớng dẫn này sau thời điểm doanh nghiệp đã đăng ký hƣởng ƣu đãi lần đầu.

Đánh giá sự việc trên có thể thấy rõ nguyên nhân của việc doanh nghiệp đứng trƣớc khó khăn khi bị truy thu và nộp phạt thuế nhƣ trên có liên quan trực tiếp đến bất cập trong hƣớng dẫn về hƣởng ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và niêm yết lần đầu giữa Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh và Tổng cục thuế không thống nhất. Số tiền 117 tỷ đồng trong đó có hơn 74.98 tỷ đồng tiền truy thu thuế, kèm theo khoản phạt vi phạm hành chính hơn 42,13 tỷ đồng bao gồm 34,63 tỷ phạt nộp chậm thuế và 7,5 tỷ về hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế. Đây thực sự là một gánh nặng tài chính đối với doanh nghiệp gây thiệt hại cho các cổ đông của công ty.

Ngoài công ty Nhựa Bình Minh còn rất nhiều doanh nghiệp khác nhƣ Sông Đà 909, Thực phẩm Quốc tế, Kim khí TP.HCM, Đầu tƣ hạ tầng kỹ thuật TP.HCM, Đƣờng Biên hòa, Viglacera Từ Sơn, Pin Ắc quy miền Nam cũng bị truy thu ƣu đãi thuế TNDN do cổ phần hóa và niêm yết lần đầu [35].

Thủ tục hƣởng ƣu đãi thể hiện ý nghĩa thiết thực của chính sách cũng nhƣ tính hiệu quả của những quy định pháp luật có thực sự bền vững. Thực trạng tồn tại trên cho thấy rõ ràng chúng ta còn phải khắc phục những hạn chế từ cả những quy định pháp luật và cơ chế thực hiện, quản lý thuế. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng niềm tin của các doanh nghiệp trong nƣớc cũng nhƣ thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Những trƣờng hợp xảy ra nhƣ trên đòi hỏi cả quá trình từ xây dựng hoàn thiện, đồng bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cũng nhƣ hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.

Nguyên nhân khiếm khuyết của pháp luật về căn cứ tính thuế TNDN có thể nhận thấy xuất phát từ một số vấn đề sau:

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp nói chung và căn cứ tính thuế TNDN nói riêng còn dàn trải, cồng kềnh, thiếu tính thống nhất

theo hàng loạt Luật sửa đổi bổ sung, Nghị định, Thông tƣ hƣớng dẫn… là nguyên nhân dẫn đến sự khó khăn trong công tác áp dụng pháp luật của những cơ quan thuế và thi hành pháp luật của các doanh nghiệp. Riêng đối với pháp luật về căn cứ tính thuế do đặc thù phải đi vào chi tiết cụ thể những nội dung quy định liên quan đến doanh thu, chi phí đƣợc trừ, chi phí không đƣợc trừ, thu nhập khác… nên việc xây dựng quy phạm pháp luật còn mang tính liệt kê, dẫn đến những thiếu sót và những điểm chƣa thực sự hợp lý trên thực tế. Trong khi không phải tất cả mọi yếu tố của căn cứ tính thuế đã đƣợc cụ thể hóa ở đạo luật do Quốc hội ban hành, mà Chính phủ đƣợc ủy quyền quy định chi tiết luật, Bộ tài chính lại đƣợc ủy quyền quy định chi tiết thông tƣ, Tổng cục thuế lại ban hành các quyết định riêng lẻ hƣớng dẫn áp dụng pháp luật do vậy trong quá trình triển khai đƣa những quy định đi vào thực tiễn đã gặp phải những hạn chế từ chính việc chỉ đạo hƣớng dẫn của những cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền.

Áp lực từ việc đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước

Căn cứ tính thuế là cơ sở tiền đề cho việc xác định khoản thuế mà doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện với Nhà nƣớc. Về phía doanh nghiệp thì luôn muốn khoản thuế này thấp nhất có thể, Nhà nƣớc cũng đã thực hiện rất nhiều những chính sách mới để khuyến khích, động viên sự phát triển của doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh để đem lại hiệu quả kinh tế chung cũng nhƣ đáp ứng yêu cầu hội nhập ở thời điểm kinh tế thị trƣờng còn khó khăn bằng cách tác động vào yếu tố thuế suất (thông qua ƣu đãi thuế), tác động vào việc quy định những chi phí đƣợc trừ, khoản miễn thuế… Tuy nhiên, song song với vấn đề trên việc cân bằng, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nƣớc cũng là một áp lực đến từ phía các nhà làm luật, nhà hoạch định chính sách. Chính vì vậy, đậy là nguyên nhân dẫn đến việc cơ chế chính sách còn chƣa ổn định, thay đổi liên tục khiến doanh nghiệp không kịp “trở

tay”, cơ quan thuế cũng gặp phải thiếu sót trong việc hƣớng dẫn thi hành luật, ảnh hƣởng đến quyền lợi của doanh nghiệp trong nền kinh tế, niềm tin của nhà đầu tƣ vào hệ thống chính sách pháp luật nƣớc ta.

Công tác hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chính sách, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của cơ quan thuế còn hạn chế

Một trong những nguyên nhân của thực trạng bất cập hạn chế của pháp luật về căn cứ tính thuế đề cập ở chƣơng này chính là do công tác hƣớng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện những chính sách mới còn hạn chế, chính sự hƣớng dẫn thiếu cụ thể, thiếu thống nhất giữa chính những cơ quan thuế đã dẫn đến những vi phạm không đáng có của doanh nghiệp. Trong khi trách nhiệm cuối cùng doanh nghiệp là ngƣời phải gánh chịu, đây là những thiệt hại không hề nhỏ bởi không phải chỉ là những khoản nộp truy thu thuế, nộp phạt vi phạm hành chính lên đến hàng trăm tỷ mà còn là sự thiệt hại về niềm tin của nhà đầu tƣ, đặc biệt là đầu tƣ nƣớc ngoài và uy tín của các doanh nghiệp.

Công tác thanh tra kiểm tra chƣa thực sự hợp lý khi giải quyết những sai phạm dẫn đến những khiếu nại xảy ra trên thực tế.

Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách thuế còn chưa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Căn cứ tính thuế Thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 59 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)