Kiến nghị về cơ chế thi hành

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Căn cứ tính thuế Thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 77 - 80)

3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CĂN

3.2.2. Kiến nghị về cơ chế thi hành

Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ hơn nữa trong việc triển khai, thực thi pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp của các cơ quan hành chính Nhà nước

Để những quy định pháp luật thuế đƣợc đi vào cuộc sống hiệu quả thì bản thân chúng phải đƣợc hƣớng dẫn cụ thể chính xác, từ Nghị định quy định chi tiết hƣớng dẫn luật của Chính phủ, Thông tƣ hƣớng dẫn của Bộ tài chính đến các công văn hƣớng dẫn của Tổng cục thuế về những chính sách pháp luật thuế phải đƣợc thống nhất, đúng đắn với tinh thần và mục đích xây dựng pháp luật tránh việc các văn bản trên mâu thuẫn với nhau gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế trong việc triển khai thực hiện. Đối với những quy định pháp luật về căn cứ tính thuế rất cần sự hƣớng dẫn chính xác, cụ thể và kịp thời và cũng là nội dung nhiều doanh nghiệp dễ nhầm lẫn, chƣa hiểu rõ, không thể thực hiện đúng vì quá nhiều văn bản quy định ở thời điểm giao thoa của việc thực hiện cả văn bản mới và cũ nhất là đối với việc xác định các khoản thu nhập, chính sách áp dụng chế độ ƣu đãi... Bởi căn cứ tính thuế là tất cả những yếu tố để cuối cùng đƣa đến khoản thuế mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thực hiện nên nó là mối quan tâm của tất cả các doanh

nghiệp. Xảy ra tình trạng các văn bản hƣớng dẫn của các cơ quan mâu thuẫn nhƣ thực trạng đã nêu thì hệ quả để lại không phải chỉ tác động đến nhóm đối tƣợng thực hiện mà còn cả hoạt động áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền gây ra tâm lý thiếu niềm tin vào cơ chế chính sách của pháp luật nói chung. Để sự phối hợp giữa các cơ quan này tránh đƣợc thực trạng đó cần phải có sự thông tin kịp thời, trao đổi lấy ý kiến những nội dung chƣa đƣợc quy định chặt chẽ để có sự thống nhất trong quyết định đƣa ra ở nội dung văn bản chỉ đạo, nâng cao tính trách nhiệm cũng nhƣ chế tài xử lý đối với cơ quan vi phạm trong quá trình đƣa ra những quyết định hành chính không đúng với quy định của pháp luật.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức pháp luật và cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp

Nâng cao kiến thức về thuế cho các doanh nghiệp thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, nâng cao khả năng tiếp cận hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ và chính xác nhất để doanh nghiệp nắm bắt đƣợc nội dung quy định về căn cứ tính thuế, phƣơng pháp tính thuế, các thủ tục kê khai, quyết toán thuế… có thể thực hiện thông qua các buổi tập huấn kiến thức về những thay đổi trong chính sách thuế để doanh nghiệp có thể kịp thời tiếp cận tại chính địa bàn đơn vị mình hoạt động. Chính những buổi gặp gỡ trong công tác giáo dục, tuyên truyền này là cơ hội để phía cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền tiếp nhận kịp thời và chính xác nhất những quy định hiện hành hay những chính sách mới đó có tác động nhƣ thế nào đến doanh nghiệp về mặt tích cực hay hạn chế. Điều này có ý nghĩa giúp cho công tác đệ trình dự án Luật, dự thảo về việc sửa đổi bổ sung các quy định pháp luật thuế TNDN đƣợc hiểu quả hơn. Tránh tình trạng vừa có hiệu lực áp dụng hay đã sửa đổi bổ sung nhƣng vẫn không khắc phục đƣợc tồn tại bất cập.

thuế. Hoạt động này các cục, chi cục thuế có thể triển khai thông qua việc đối thoại trả lời thắc mắc của doanh nghiệp, email… trên các webside của chi cục hay cục thuế. Nhƣ vậy vừa tiết kiệm chi phí đồng thời giúp cho hoạt động thực hiện các thủ tục hành chính đƣợc thuận lợi khi bản thân doanh nghiệp đã đƣợc hiểu và tƣ vấn rõ những nội dung minh phải chuẩn bị. Để công tác này có hiệu quả thì lãnh đạo cơ quan thuế phải xác định hoạt động này nhƣ một hoạt động chuyên môn của chính các chuyên viên, cán bộ trong công tác thuế không ngừng học tập để đáp ứng đƣợc yêu cầu này của thực tiễn.

Cải cách thủ tục hành chính thuế

Công khai hóa quy trình thủ tục hành chính, công khai bộ phận hồ sơ thủ tục một cửa nhằm tạo thuận lợi cho ngƣời nộp thuế khi giao dịch. Bên cạnh đó cơ quan thuế phải đƣợc đầu tƣ đẩy mạnh phát triển ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế nhằm khắc phục nhƣợc điểm của phƣơng pháp quản lý thủ công.

Những vấn đề xung quanh thủ tục hành chính trong công tác nộp và thu thuế là hết sức quan trọng. Trong quá trình kê khai thuế để đƣợc hƣởng ƣu đãi doanh nghiệp cần sử dụng đến những mẫu biểu thuế phù hợp. Tuy nhiên, tồn tại đang diễn ra là văn bản quy định pháp luật đã đƣợc ban hành từ trƣớc, nhƣng mẫu biểu lại ra sau; hoặc có trƣờng hợp văn bản quy định về việc kê khai đƣợc ban hành mới nhƣng vẫn áp dụng mẫu biểu cũ cho từng kỳ tính thuế. Rõ ràng thực tế này sẽ là rào cản lớn trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp. Những trƣờng hợp vi phạm sẽ dễ xảy ra mà rõ ràng doanh nghiệp luôn là đối tƣợng chịu thiệt. Việc sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật cần gắn liền với việc ban hành các mẫu đăng ký, kê khai, nộp thuế và các mẫu giấy tờ liên quan để đảm bảo tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế là vô cùng cần thiết.

Bảo đảm có hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại của cơ quan thuế.

Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của cơ quan thuế một mặt vừa đảm bảo việc thực hiện thẩm quyền Nhà nƣớc trao cho một mặt phải bảo vệ đƣợc lợi ích của doanh nghiệp trong nền kinh tế. Do vậy, bên cạnh việc hƣớng dẫn thực hiện những quy định pháp luật thuế muốn hoạt động này đƣợc phát huy hiệu quả cơ quan thuế hết sức khách quan và đứng trên quan điểm cân bằng quyền lợi của ngƣời nộp thuế đặc biệt là khi xảy ra tranh chấp có khiếu nại phải đƣợc giải quyết.

Muốn phát huy đƣợc công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trƣớc hết phải cải cách những mặt cơ bản sau: Nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực, tinh thần, thái độ, tác phong nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra; Để hạn chế tình trạng xảy ra những hành vi hành chính và quyết định hành chính sai phạm pháp luật phải quy định rõ trách nhiệm vật chất đối với ngƣời có thẩm quyền thực hiện hành vi hành chính đó; Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về doanh nghiệp để đảm bảo việc thanh tra, kiểm tra nghiên cứu phân tích hồ sơ thanh tra hiệu quả, nhằm tiết kiệm thời gian; Vì quyền lợi của doanh nghiệp mà đánh giá khách quan những sai phạm để tránh việc xử lý không thỏa đáng dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Căn cứ tính thuế Thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)