3.1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TỐ
3.1.1. Sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật tố tụng hình sự
3.1.1.1. Sửa đổi một số quy định chưa phù hợp
Thứ nhất, về phạm vi áp dụng các thủ tục tố tụng đối với NCTN. BLTTHS năm 2015 mặc dù đã mở rộng phạm vi áp dụng đối với cả ngƣời bị hại, ngƣời làm chứng là ngƣời dƣới 18 tuổi và quy định về nguyên tắc xác định tuổi của những ngƣời này trong TTHS xong vẫn chƣa quy định trong trƣờng hợp NCTN phạm tội, ngƣời bị hại, ngƣời làm chứng trƣớc khi đủ 18 tuổi nhƣng khi bị khởi tố, điều tra, xét xử họ đã đủ 18 tuổi thì áp dụng thủ tục tố tụng nhƣ thế nào. Theo chúng tôi, BLTTHS nên bổ sung quy định: “Đối với trường hợp NCTN phạm tội, người bị hại, người làm chứng trước khi đủ 18 tuổi nhưng khi bị khởi tố, điều tra, xét xử họ đã đủ 18 tuổi thì vẫn áp dụng thủ tục tố tụng như Chương này” để giải quyết những vƣớng mắc thực tiễn trong quá trình điều tra VAHS mà bị can là NCTN.
Thứ hai, cần sửa đổi quy định của BLTTHS năm 2015 theo hƣớng tăng thẩm quyền và trách nhiệm hơn nữa cho Kiểm sát viên, Kiểm tra viên trong quá trình điều tra VAHS mà bị can là NCTN. Nhằm cụ thể hóa các chủ trƣơng của Đảng về cải cách tƣ pháp “tăng cƣờng trách nhiệm công tố trong
hoạt động điều tra, thực hiện cơ chế gắn công tố với điều tra”; chủ trƣơng thực hành quyền công tố ngay từ khi tiếp nhận giải quyết tin báo, tố giác tội phạm ngăn chặn các nguyên nhân dẫn tới oan sai, bỏ lọt tội phạm và để phù hợp với Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức Viện kiểm sát năm 2014 thì BLTTHS năm 2015 đã sửa đổi bổ sung theo hƣớng tăng thẩm quyền và trách nhiệm cho Kiểm sát viên và quy định bổ sung thêm thành phần Kiểm tra viên vào những ngƣời tiến hành tố tụng. Theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự mới thì Kiểm sát viên đƣợc tăng các thẩm quyền sau đây: Trực tiếp giải quyết và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm; triệu tập và lấy lời khai ngƣời tố giác, báo tin về tội phạm, ngƣời bị tố giác, ngƣời bị kiến nghị khởi tố, ngƣời đại diện theo pháp luật của pháp nhân; yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi ngƣời bào chữa; yêu cầu cử, đề nghị thay đổi ngƣời phiên dịch, ngƣời dịch thuật; bắt buộc có mặt khi Cơ quan điều tra tiến hành đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói, thực nghiệm điều tra, khám xét; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã, đình nã bị can; quyết định áp giải ngƣời bị bắt, bị can; quyết định dẫn giải ngƣời làm chứng, ngƣời bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố, bị hại; quyết định giao ngƣời dƣới 18 tuổi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân để giám sát; quyết định thay đổi ngƣời giám sát ngƣời dƣới 18 tuổi phạm tội.
Tuy nhiên, những thẩm quyền và trách nhiệm đƣợc tăng thêm cho Kiểm sát viên, Kiểm tra viên chủ yếu là do bắt nguồn từ việc mở rộng chức năng, nhiệm vụ cho VKSND và chủ yếu là những thẩm quyền có tính chất thi hành lệnh, quyết định của thủ trƣởng các cơ quan tố tụng chứ chƣa thực sự tạo ra đƣợc sự chủ động cho họ trong quá trình tiến hành tố tụng.
Thứ ba, cần phải kiểm tra, rà soát lại Bộ luật hình sự năm 2015 một cách toàn diện nhằm phát hiện và khắc phục kịp thời các điểm lỗi trong bộ luật này nhƣ:
Tại Điều 249 (tội Tàng trữ trái phép chất ma túy), điểm h khoản 2 quy định trùng lắp về trọng lƣợng ma túy với điểm c khoản 3 là “lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lƣợng từ 25 kg đến dƣới 75 kg”. Nhƣ vậy, gặp trƣờng hợp ngƣời phạm tội tàng trữ trái phép từ 25 kg đến dƣới 75 kg lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca thì các cơ quan tố tụng sẽ không biết xử lý theo khoản 2 (mức án từ 5 đến 10 năm tù) hay khoản 3 (mức án từ 10 đến 15 năm tù).
Điều 250 (tội Vận chuyển trái phép chất ma túy), điểm d khoản 1 quy định trùng lắp về trọng lƣợng ma túy với điểm i khoản 2 là “lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lƣợng từ 10 kg đến dƣới 25 kg”. Tức là khi ngƣời phạm tội vận chuyển trái phép từ 10 kg đến dƣới 25 kg lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca, các cơ quan tố tụng sẽ không biết xử lý theo khoản 1 (mức án từ hai đến 7 năm tù) hay khoản 2 (mức án từ 7 đến 15 năm tù).
Tại Điều 252 (tội Chiếm đoạt chất ma túy), điểm d khoản 1 quy định trùng lắp về trọng lƣợng ma túy với điểm h khoản 2 là “lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lƣợng từ 10 kg đến dƣới 25 kg”. Tức là khi ngƣời phạm tội chiếm đoạt từ 10 kg đến dƣới 25 kg lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca, các cơ quan tố tụng sẽ không biết xử lý theo khoản 1 (mức án từ một đến 5 năm tù) hay khoản 2 (mức án từ 5 đến 10 năm tù).
+ Lỗi quy định mâu thuẫn trong cùng một điều luật, ví dụ:
Quy định tại điểm d khoản 2 và quy định tại điểm b khoản 3 Điều 233 “Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng” mâu thuẫn với nhau về quy định số m2 đất rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Ví dụ: Cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng, đất trồng rừng trái pháp luật 15.000 mét vuông (m2
)đối với rừng phòng hộ hay 12.000 mét vuông (m2) đối với rừng đặc dụng thì truy cứu
Quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 304 BLHS năm 2015 và quy định tại điểm đ khoản 3 cùng điều luật này mâu thuẫn nhau về số lƣợng vũ khí quân dụng phạm pháp. Theo nhƣ quy định trên thì trong trƣờng hợp vật phạm pháp có số lƣợng đúng 31 kg thuốc nổ các loại thì xử lý theo quy định tại điểm nào khoản nào mới đúng.
Tƣơng tự nhƣ Điều 304, tại điểm b, khoản 2 Điều 305 và điểm a khoản 3 Điều 305 cũng xảy ra mâu thuẫn. Nếu trong trƣờng hợp một ngƣời chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt thuốc nổ từ trên 30 kg đến dƣới 31kg thì cơ quan pháp luật sẽ không biết phải xử lý theo quy định tại điều, khoản nào.
Tại điểm e, khoản 2 Điều 370 BLHS quy định “Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng” thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. Tuy nhiên cũng tại Điều 370 nhƣng ở điểm đ khoản 3 thì lại quy định “Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên” thì bị phạt tù 10 đến 15 năm. Nhƣ vậy, trong trƣờng hợp một thẩm phán, hội thẩm ra bản án mà mình biết rõ là trái pháp luật mà gây thiệt hại đúng số tiền 1.000.000.000 đồng thì cơ quan pháp luật sẽ không biết phải xử lý nhƣ thế nào.
+ Lỗi kỹ thuật lập pháp, ví dụ:
Tại BLHS năm 2015 quy định “Người nào đủ 18 tuổi mà thực hiện một trong các hành vi sau đây đối với người dưới 18 tuổi thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm” [29, Điều 325]. Nhƣ vậy theo quy định tại Điều này thì chỉ những ngƣời đủ 18 tuổi mới là chủ thể của tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp ngƣời dƣới 18 tuổi phạm pháp. Còn những ngƣời dƣới 18 tuổi hoặc trên 18 tuổi thì không phải là chủ thể của tội phạm này.
Điều 337 quy định tội Cố ý làm lộ bí mật nhà nƣớc; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nƣớc.Tên của điều luật quy định hai tội với 4 hành vi: cố ý làm lộ bí mật nhà nƣớc; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy
tài liệu bí mật nhà nƣớc. Nhƣng khoản 1 của điều luật này lại chỉ quy định một tội với một hành vi “cố ý làm lộ hoặc mua bán bí mật nhà nƣớc”, còn 3 hành vi: chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nƣớc thì lại không đƣợc đề cập đến…
Theo chúng tội, đối với những quy định đang tồn tại mâu thuẫn, trùng lặp tình tiết định khung hình phạt và các lỗi kỹ thuật trong BLHS năm 2015 cần phải đƣợc nhanh chóng sửa đổi ngay cho phù hợp tránh tình trạng áp dụng “tùy nghi” trên cả nƣớc trƣớc khi bộ luật này có hiệu lực. Trong trƣờng hợp không thể sửa đổi bộ luật hình sự năm 2015 trƣớc ngày 01/7/2015 thì theo chúng tôi cần lùi hiệu lực thi hành của bộ luật hình sự, bộ luật tố tụng hình sự cho đến khi nào bộ luật hình sự năm 2015 đƣợc sửa đổi một cách hoàn thiện.
3.1.1.2. Thống nhất các quy định của pháp luật về chức năng của Viện Kiếm sát trong điều tra VAHS mà bị can là NCTN
Hệ thống pháp luật của Nhà nƣớc ta bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền từ trung ƣơng đến địa phƣơng ban hành gồm nhiều văn bản có giá trị pháp lý khác nhau với phạm vi điều chỉnh rộng lớn, toàn diện về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, vì vậy để pháp luật đƣợc mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện, tuân thủ nghiêm chỉnh và thống nhất trên phạm vi cả nƣớc thì trƣớc hết hệ thống pháp luật phải bảo đảm đƣợc tính thống nhất trong chính nội tại của nó. Nếu một hệ thống pháp luật không thống nhất, giữa các bộ phận cuả nó chứa đựng các quy định mâu thuẫn, chồng chéo thì hệ thống ấy không thể tạo ra sự điều chỉnh pháp luật một cách toàn diện, đồng bộ và hiệu quả. Vì vậy, đòi hỏi phải kịp thời phát hiện ra những mâu thuẫn, chồng chéo giữa các quy định của pháp luật để loại bỏ ra khỏi hệ thống pháp luật.
Có thể nói, muốn pháp luật là cơ sở để hƣớng dẫn hành vi, thống nhất hành vi của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật, tạo lập trật tự
thì hệ thống pháp luật của quốc gia phải bảo đảm tính thống nhất. Chỉ trong điều kiện hệ thống pháp luật bảo đảm sự thống nhất mới tránh đƣợc việc các chủ thể lựa chọn hành vi nào có lợi cho mình khi họ tham gia vào các quan hệ pháp luật và điều này tạo nên sự xung đột trong hành vi xử sự của các chủ thể pháp luật, là căn nguyên của sự xung đột pháp luật. Muốn pháp luật có tính thống nhất thì đòi hỏi phải loại bỏ mâu thuẫn, trùng lặp hay chồng chéo ngay trong bản thân hệ thống, trong mỗi ngành luật, mỗi chế định pháp luật và giữa các quy phạm pháp luật với nhau, xác định ranh giới giữa các ngành luật và định ra một hệ thống quy phạm pháp luật đồng bộ. Nếu một hệ thống pháp luật không thống nhất, giữa các bộ phận của nó chứa đựng mâu thuẫn, chồng chéo, thì hệ thống ấy không thể tạo ra sự điều chỉnh pháp luật một cách toàn diện, đồng bộ và hiệu quả.
Vì vậy, để tạo ra tính thống nhất trong các văn bản pháp luật điều chỉnh chức năng của VKSND trong điều tra VAHS mà bị can là NCTN thì phải nhanh chóng sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế kịp thời đối với các Luật và văn bản dƣới luật có liên quan có mâu thuẫn với BLTTHS 2015 nhƣ đã nêu ở trên.