Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về các biện pháp ngăn chặn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm của chế định các biện pháp ngăn chặn trong pháp luật tố tụng hình sự - Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn (Trang 95 - 109)

7. Cơ cấu của luận văn:

3.2. Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về các biện pháp ngăn chặn

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện các nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng hình sự

a. Bổ sung nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền con ngƣời

Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền công dân hiện đã đƣợc quy định tại Điều 4 BLTTHS năm 2003. Nguyên tắc này đã góp phần bảo vệ đƣợc các quyền cơ bản của những ngƣời bị áp dụng biện pháp ngăn chặn. Tuy nhiên quyền con ngƣời chƣa đƣợc đề cập đến trong nguyên tắc này và trong BLTTHS.

Hiến pháp năm 2013 – đạo luật cơ bản, đạo luật gốc đƣợc ban hành, trong đó quy định quyền con ngƣời đƣợc tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm là nguyên tắc quan trọng nhất, đƣợc đặt nên hàng đầu. Quy định này thể hiện sự quan tâm, sự coi trọng đối với quyền con ngƣời của Nhà nƣớc ta, của nhân dân ta và phù hợp với luật pháp quốc tế. BLTTHS cần cụ thể hóa quy định này và đƣa quy định này trở thành nguyên tắc trong BLTTHS để từ đó sửa đổi, bổ sung các quy phạm khác trong BLTTHS trong đó có các quy phạm về các biện pháp ngăn chặn.

Từ những phân tích trên, cần sử đổi bổ sung Điều 4 BLTTHS 2003 nhƣ sau:

“Điều 4. Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của con người, của công

dân

Khi tiến hành tố tụng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm và những người có thẩm quyền tiến hành các hoạt động tố tụng hình sự trong phạm vi trách nhiệm của mình phải tôn trọng và bảo vệ các quyền con người, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó, nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết nữa.

b. Sửa đổi nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của con ngƣời

Điều 6 BLTTHS 2003 quy định: Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trƣờng hợp phạm tội quả tang. Qua quá trình thực hiện BLTTHS thấy việc bắt, giam giữ ngƣời hiện nay đƣợc thực hiện còn nhiều bất cập, bị lạm dụng, đƣợc tiến hành chƣa chặt chẽ, chƣa nghiêm túc ảnh hƣởng đến quyền của những ngƣời bị bắt, bị giam giữ.

Theo phƣơng hƣớng, nhiệm vụ của cải cách tƣ pháp tại Nghị quyết số 49 – NQ/TW của Bộ Chính trị, quy định của Hiến pháp năm 2013 thì việc bắt, giam, giữ cần phải đƣợc sửa đổi theo hƣớng trình tự, thủ tục chặt chẽ, thu hẹp thẩm quyền những ngƣời đƣợc ra lệnh bắt ngƣời, giữ, giam để việc tôn trọng, bảo vệ quyền con ngƣời đƣợc tốt hơn, bảo đảm tính khách quan trong việc giải quyết vụ án, tránh sức ép cho ngƣời bị bắt giữ, bị giam giữ. Nhƣ quy định hiện hành, Cơ quan cảnh sát điều tra là cơ quan tiến hành các hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự từ chính ngƣời bị bắt, bị giam giữ và từ những ngƣời tham gia tố tụng khác.. nhƣng cũng chính là cơ quan có thẩm quyền bắt ngƣời, tạm giữ, tạm giam ngƣời, bị can. Vậy thì sẽ dẫn đến sự không khách quan trong việc thu thập chứng cứ nhƣ lời khai của ngƣời bị bắt, ngƣời bị tạm giữ, tạm giam. Những ngƣời đó xuất phát từ lỗi sợ hãi với ngƣời, cơ quan có thẩm quyền

ra lệnh bắt, giam giữ là cơ quan điều tra mà từ đó có những lời khai theo ý chủ quan, thậm chỉ theo hƣớng dẫn của cán bộ điều tra dẫn đến không thể làm rõ đƣợc sự thật khách quan của vụ án, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của họ, thậm chí của những ngƣời tham gia tố tụng khác. Do tính chất và tầm quan trong của việc bắt giữ ngƣời không quy định Cơ quan cảnh sát điều tra có thẩm quyền ra lệnh bắt ngƣời mà là cơ quan thi hành lệnh, quyết định bắt của Viện kiểm sát, Tòa án cùng cấp. Do đó, cần sửa đổi quy định hiện hành tại Điều 6 BLTTHS 2003 nhƣ sau:

“Điều 6. Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án, quyết định của Viện kiểm sát, trừ trƣờng hợp phạm tội quả tang…”

3.2.2. Giải pháp hoàn thiện các quy phạm pháp luật của chế định các biện pháp ngăn chặn trong pháp luật tố tụng hình sự

a. Biện pháp ngăn chặn bắt ngƣời - Bắt bị can, bị cáo để tạm giam

+ Về thẩm quyền bắt bị can, bị cáo để tạm giam: Theo quy định của BLTTHS hiện hành, tùy thuộc vào các giai đoạn tố tụng thẩm quyền thuộc về Viện trƣởng, Phó Viện trƣởng Viện kiểm sát các cấp; Chánh án, Phó Chánh án Toà án các cấp; Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh toà Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao; Hội đồng xét xử; Thủ trƣởng, Phó Thủ trƣởng Cơ quan điều tra các cấp.

Nhƣ đã phân tích tại phần thực trạng quy định, áp dụng biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam nêu trên, không nên giao thẩm quyền bắt bị can để tạm giam cho Cơ quan cảnh sát điều tra các cấp. Họ là ngƣời có nghĩa vụ xác minh, thu thập chứng cứ, chứng minh tội phạm đồng thời lại có thẩm quyền bắt ngƣời để tạm giam từ đó có thể vì lí do khách quan, hay chủ quan dẫn đến việc không khách quan trong việc giải quyết vụ án hình sự. Thẩm quyền bắt bị can để tạm giam trong giai đoạn điều tra, giai đoạn truy tố nên giao cho Viện kiểm sát các cấp – là cơ quan truy tố, kiểm sát hoạt động điều tra. Trong giai đoạn điều tra, Cơ quan cảnh sát điều tra, xét thấy cần thiết phải bắt bị can để tạm giam thì có đề

nghị bằng văn bản đề nghị Viện kiểm sát ra lệnh bắt bị can để tạm giam. Ngƣời có thẩm quyền ra lệnh bắt bị can để tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố là Viện trƣởng, Phó Viện trƣởng Viện kiểm sát các cấp vì họ là ngƣời có thẩm quyền ra quyết định việc truy tố bị can và các quyết định khác để giải quyết vụ án hình sự còn kiểm sát viên chỉ là ngƣời thực hiện các nhiệm vụ của Viện kiểm sát theo sự phân công của Viện trƣởng Viện kiểm sát nhƣ kiểm sát hoạt động tố tụng, thay mặt Viện kiểm sát đề ra yêu cầu điều tra, đọc bản cáo trạng, luận tội tại phiên tòa…

Trong giai đoạn xét xử, Thẩm phán đƣợc phân công làm chủ tọa phiên tòa là ngƣời trực tiếp thực hiện các hoạt động tố tụng, có thẩm quyền ban hành các quyết định trong việc giải quyết vụ án hình sự nhƣ bản án, quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án, trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhƣng lại không có thẩm quyền trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt ngƣời mà thẩm quyền lại thuộc về Chánh án, Phó Chánh án Tòa án các cấp. Trong tố tụng hình sự, giai đoạn xét xử, để đảm bảo nguyên tắc độc lập, chỉ tuân theo pháp luật của Thẩm phán, Hội đồng xét xử nên quy định thẩm quyền bắt bị can, bị cáo để tạm giam cho Thẩm phán đƣợc phân công làm chủ tọa phiên tòa. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án thực hiện các thẩm quyền nhƣ: Tổ chức công tác xét xử của Toà án; Quyết định phân công Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm giải quyết, xét xử vụ án hình sự; quyết định phân công Thƣ ký Tòa án tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự; Quyết định thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Thƣ ký Tòa án trƣớc khi mở phiên tòa; Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự thuộc thẩm quyền của Tòa án.

Nhƣ vậy, BLTTHS hiện hành trong quy định về thẩm quyền của ngƣời áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt bị can, bị cáo nên đƣợc sửa đổi nhƣ sau:

“Điều 80. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam

1. Những ngƣời sau đây có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam: a. Viện trƣởng, Phó Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp;

b. Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán đƣợc phân công làm chủ tọa phiên tòa Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp;

c. Chánh toà, Phó Chánh toà Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao; d. Hội đồng xét xử;…”

b. Biện pháp ngăn chặn tạm giữ Về việc gia hạn thời hạn tạm giữ:

- Theo quy định tại Điều 87BLTTHS 2003, thì “Trong trƣờng hợp đặc biệt, ngƣời ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhƣng không quá ba ngày”. Đây là trƣờng hợp đặc biệt nên BLTTHS cần viện dẫn rõ những trƣờng hợp đặc biệt để tránh việc lạm dụng việc gia hạn tạm giữ tùy tiện (Đa số 581/647 trƣờng hợp tạm giữ đƣợc gia hạn tạm giữ lần thứ hai và đƣợc sự phê chuẩn của Viện kiểm sát cùng cấp – Việc gia hạn tậm giữ lần hai chiếm đa số nhƣ vậy thì không thể coi là đặc biệt đƣợc nữa).

- BLTTHS cần quy định việc gia hạn tạm giữ trong trƣờng hợp đặc biệt đối với trƣờng hợp chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và chỉ huy trƣởng vùng cảnh sát biển ra quyết định tạm giữ vì do tính chất của nơi xảy ra hành vi phạm tội là những nơi có khoảng cách địa lý xa hoặc tính chất của công việc họ đảm nhận.

c. Biện pháp ngăn chặn “Cấm đi khỏi nơi cƣ trú”

Hiện nay, BLTTHS không quy định cơ chế phối hợp giữa cơ quan ban hành lệnh cấm đi khỏi nơi cƣ trú UBND địa phƣơng nơi đƣợc giao theo dõi quản lý ngƣời bị áp dụng biện pháp ngăn chặn nên việc quản lý họ còn bị thả nổi dẫn đến việc bị cáo không chấp hành lệnh, đi khỏi nơi cƣ trú, gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án, thời hạn giải quyết vụ án bị kéo dài. Thậm chí có trƣờng hợp việc thông báo cấm đi khỏi nơi cƣ trú còn bị chậm trễ dẫn đến UBND nơi bị cáo cƣ trú không theo dõi, quản lý đƣợc ngƣời bị áp dụng biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Do vậy BLTTHS cần có quy định về sự phối hợp giữa cơ quan có thẩm quyền ban hành và UBND địa phƣơng nơi ngƣời bị áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cƣ trú để biện pháp ngăn chặn này có hiệu lực thực tế.

d. Biện pháp ngăn chặn tạm giam

Thực tiễn, đa số các trƣờng hợp tạm giam là có căn cứ, đúng pháp luật, tình trạng tạm giam quá thời hạn đã từng bƣớc đƣợc khắc phục. Những trƣờng hợp không cần thiết phải tạm giam đã đƣợc áp dụng các biện pháp ngăn chặn ít nghiêm khắc hơn là cấm đi khỏi nơi cƣ trú. Tuy nhiên, biện pháp ngăn chặn này vẫn bị áp dụng tràn lan, không đúng với tinh thần của cải cách tƣ pháp theo Nghị quyết 49 – NQ/TW. Do vậy cần phải quy định chặt chẽ về thẩm quyền, đối tƣợng áp dụng, thời hạn tạm giam. Cũng nhƣ phân tích tại phần biện pháp ngăn chặn bắt bị can, bị cáo để tạm giam nêu trên, cầm thu hẹp thẩm quyền những ngƣời đƣợc áp dụng biện pháp ngăn chặn này, quy định thời hạn tạm giam chặt chẽ. Thực tế vẫn còn khá nhiều trƣờng hợp tạm giam quá hạn, nhất là ở giai đoạn điều tra đối với một số vụ án có nhiều tình tiết phức tạp và có nhiều bị can... Điều này ảnh hƣởng trực tiếp tới quyền lợi của ngƣời bị tạm giam, gây mất lòng tin của quần chúng nhân dân vào cơ quan có thẩm quyền trong việc áp dụng biện pháp tạm giam. Điều kiện trại tạm giam, nhà tạm giữ nhiều nơi chật hẹp nên có những vi phạm về diện tích tối thiểu cho ngƣời bị tạm giam. Để giải quyết tình hình trên thì Nhà nƣớc phải nâng cao điều kiện cơ sở vật chất tại các trại tạm giam nhà tạm giữ để nâng cao chất lƣợng sống và sinh hoạt cho ngƣời bị tạm giam, tạm giữ đảm bảo cho họ có điều kiện sinh hoạt tốt.

Về đối tƣợng bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam, BLTTHS cần phải bổ sung đối tƣợng sau: Bị can, bị cáo từ đủ 16 tuổi đến dƣới 18 tuổi có thể bị tạm giam áp dụng biện pháp tạm giam nếu họ là đối tƣợng đã có tiền án, tiền sự.

- Quy định rõ trách nhiệm, những chế tài của ngƣời đề xuất, ngƣời ra lệnh và ngƣời phê chuẩn áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam trƣờng hợp họ có vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình; Nâng cao trách nhiệm của những ngƣời có thẩm quyền trong quá trình áp dụng biện pháp này.

e. Biện pháp ngăn chặn bảo lãnh

Đây là một biện pháp ngăn chặn mang tính chất nhân đạo và tiến bộ của BLTTHS, đồng thời, BLTTHS cũng quy định rõ ràng thẩm quyền, đối tƣợng,

trình tự áp dụng biện pháp ngăn chặn này. Nếu đƣợc áp dụng biện pháp này sẽ thể hiện đƣợc tính ƣu việt của nó. Tuy nhiên lại rất ít khi đƣợc cơ quan, ngƣời có thẩm quyền áp dụng vì thiếu một cơ chế để những quy định của nó đƣợc thực hiện trên thực tế nhƣ nếu có sự vi phạm cam kết trong bảo lãnh thì cơ quan, tổ chức bảo lãnh, cá nhân phải chịu trách nhiệm nhƣ thế nào, đến đâu, bằng biện pháp gì.

Để bảo đảm cho việc áp dụng biện pháp ngăn chặn này, BLTTHS cần quy định rõ ràng trách nhiệm của tổ chức, cá nhân bảo lãnh nhƣ: Họ phải chịu trách nhiệm đến đâu, phải chịu trách nhiệm về vật chất nhƣ thế nào.

3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền con ngƣời bằng các quy phạm của chế định các biện pháp ngăn chặn trong pháp luật TTHS

3.3.1. Nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của những ngƣời tiến hành tố tụng

a. Năng lực chuyên môn nghiệp vụ của những ngƣời có thẩm quyền tiến hành các hoạt động tố tụng là một trong những vấn đề quan trọng mấu chốt, quyết định đến hiệu quả của hoạt động tố tụng nói chung và việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn nói riêng.

Năng lực chuyên môn nghiệp vụ của những ngƣời tiến hành tố tụng trong trong những năm qua không ngừng đƣợc nâng cao. Đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thƣ ký Tòa án đƣợc đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ bài bản và định kỳ đƣợc tham gia các lớp bồi dƣỡng về nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nắm bắt đƣợc những văn bản quy phạm pháp luật mới để áp dụng vào thực tiễn. Từng bƣớc đáp ứng đƣợc những yêu cầu của nhiệm vụ. Tuy nhiên, vẫn còn có những ngƣời chƣa đƣợc đào tạo một cách bài bản, có những hạn chế về năng lực, không chịu khó trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, những ngƣời đi trƣớc từ đó dẫn đến sự tiếp cận, đánh giá, giải quyết tình huống, sự việc không nhanh nhạy, đúng pháp luật. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của những ngƣời tiến hành tố tụng ở những vùng miền khác nhau có sự khác biệt. Ở những vùng cao, vùng sâu, vùng xa, những vùng đặc biệt khó khăn trình độ chuyên môn nghiệp vụ của họ còn thấp

dẫn đến nhận thức khi giải quyết các vụ án cụ thể, hiệu quả công việc nói chung thấp còn có tính chủ quan, duy ý chí của ngƣời áp dụng. Đồng thời có những ngƣời ý thức trách nhiệm chƣa cao, có tƣ duy nặng nề đối với tội phạm, nghiêng về trấn áp. Họ chƣa nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc quy định cũng nhƣ áp dụng biện pháp dẫn đến áp dụng thiếu căn cứ, thậm chí trái pháp luật.

b. Năng lực, phẩm chất của những ngƣời có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn.

Những ngƣời có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn đều là

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm của chế định các biện pháp ngăn chặn trong pháp luật tố tụng hình sự - Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn (Trang 95 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)