Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm của chế định các biện pháp ngăn chặn trong pháp luật tố tụng hình sự - Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn (Trang 46 - 54)

7. Cơ cấu của luận văn:

2.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về bảo vệ quyền con ngƣời bằng

2.1.2. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

2.1.2.1. Các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự liên quan đến việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn

Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng hình sự là những phƣơng châm, những định hƣớng chi phối tất cả hoặc một số hoạt động tố tụng hình sự trong quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật tố tụng hình sự.

Các nguyên tắc này đƣợc quy định trong Hiến pháp, BLTTHS và các văn bản pháp luật liên quan nhƣ Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân...Trong đó, có nhiều nguyên tắc liên quan đến áp dụng các biện pháp ngăn chặn nhƣ: Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa; Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân; Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trƣớc pháp luật; Nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân; Nguyên tắc về trách nhiệm của các cơ quan tiến hành, ngƣời tiến hành tố tụng.

Các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự bảo đảm cho việc tiến hành tố tụng đƣợc thực hiện thống nhất, công bằng, dân chủ là cơ sở cho việc các bảo vệ quyền con ngƣời nói chung, quyền công dân nói riêng và các lợi ích hợp pháp của họ khi tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng hình sự, đồng thời

tạo điều kiện để các cá nhân, tổ chức tham gia vào việc đấu tranh phòng chống tội phạm.

a. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa đƣợc quy định cụ thể tại Điều 3 BLTTHS: “Mọi hoạt động tố tụng hình sự phải đƣợc tiến hành theo quy định của Bộ luật này”.

Đây là nguyên tắc cơ bản nhất, chi phối toàn bộ hoạt động tố tụng hình sự. Nguyên tắc này đòi hỏi mọi hoạt động tố tụng hình sự, những ngƣời tiến hành tố tụng, ngƣời tham gia tố tụng phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật tố tụng hình sự nói riêng. Nguyên tắc này đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hình sự đƣợc nhanh chóng, chính xác, có hiệu quả và đảm bảo đƣợc các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đặc biệt trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn.

Nguyên tắc này yêu cầu: Tránh việc áp dụng biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc không có căn cứ, ảnh hƣởng trực tiếp tới quyền tự do, hạn chế họ thực hiện những quyền con ngƣời, quyền công dân cơ bản của ngƣời thực hiện tội phạm và hạn chế việc áp dụng những biện pháp ít có tính nghiêm khắc, không có tính phòng ngừa chung đối với những đối tƣợng có nhân thân xấu, côn đồ, hung hãn, phạm những tội có tính chất rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Trƣớc hết, những cơ quan, ngƣời tiến hành tố tụng chỉ đƣợc áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép, thực hiện đúng và đầy đủ các quyền nghĩa vụ của mình trong việc giải quyết vụ án hình sự.

Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự phải đƣợc thực hiện theo đúng quy định của BLTTHS, các văn bản hƣớng dẫn thi hành khi có đủ căn cứ áp dụng, thực hiện theo đúng thẩm quyền, áp dụng đúng đối tƣợng, trình tự, thủ tục, thời hạn.

b. Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền con ngƣời, các quyền cơ bản của công dân

Các quyền cơ bản của công dân đƣợc quy định trong Hiến pháp năm 1992, đƣợc cụ thể hóa tại Điều 4 của BLTTHS năm 2003 và Hiến pháp 2013, cụ thể: Khi tiến hành tố tụng, những ngƣời tiến hành tố tụng trong phạm vi trách

nhiệm của mình phải tôn trọng và bảo vệ các quyền con ngƣời, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thƣờng xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những quyết định, những biện pháp ngăn chặn đã đƣợc áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó, nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết nữa.

Hiến pháp năm 1992 đã đƣợc thay thế bằng Hiến pháp năm 2013, trong đó, quyền con ngƣời, quyền công dân lại đƣợc nâng cao hơn, tôn trọng hơn. Theo Hiến pháp năm 2013, các quyền con ngƣời, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội đƣợc công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Nguyên tắc quyền con ngƣời, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trƣờng hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng (Điều 14 Hiến pháp). Nguyên tắc này thể hiện sự tiến bộ, sự đổi mới theo hƣớng tích cực, phù hợp với quốc tế của các nhà lập pháp trong việc nâng cao tầm quan trọng của quyền con ngƣời trong đời sống. Đây là lần đầu tiên quyền con ngƣời đƣợc quy định trong Hiến pháp và đƣợc tách bạch với quyền công dân và quyền con ngƣời, quyền công dân đƣợc quy định tại Chƣơng II của Hiến pháp, đƣợc đặt sau ngay Chƣơng I quy định về chế độ chính trị.

Tuy nhiên quyền con ngƣời, quyền công dân không tách rời nghĩa vụ của mình và khi tham gia quan hệ pháp luật nói chung, quan hệ pháp luật tố tụng hình sự nói riêng, mỗi ngƣời, mỗi công dân thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình đồng thời có nghĩa vụ tôn trọng quyền của ngƣời khác.

c. Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trƣớc pháp luật

Điều 16 Hiến pháp năm 2013 và Điều 5 của BLTTHS năm 2003 quy định “Mọi công dân đều bình đẳng trƣớc pháp luật”. Nguyên tắc này bảo đảm mọi công dân đều bình đẳng khi tham gia quan hệ pháp luật tố tụng hình sự (Bình đẳng trong việc đƣợc thực hiện quyền cũng nhƣ về thực hiện nghĩa vụ). Tố tụng hình sự tiến hành theo nguyên tắc mọi ngƣời đều bình đẳng trƣớc pháp luật,

không phân biệt dân tộc, nam nữ, tín ngƣỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, địa vị xã hội. Bất cứ ngƣời nào phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật.

Bất cứ ngƣời phạm tội nào cũng đều bị xử lý theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Pháp luật không có quy định riêng với từng đối tƣợng công dân cụ thể. Việc căn cứ vào địa vị, thành phần xã hội mà có những ƣu đãi, ƣu tiên là vi phạm pháp luật. Bất cứ ngƣời nào tham gia quan hệ pháp luật tố tụng hình sự với một tƣ cách dù là bị can hay là bị cáo thì quyền và nghĩa vụ của họ cũng nhƣ nhau hoặc tham gia tố tụng với tƣ cách ngƣời bị hại, nguyên đơn dân sự… thì họ cũng có các quyền và nghĩa vụ nhƣ nhau.

Bảo đảm quyền bình đẳng của mọi ngƣời, của mọi công dân trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn chính là bảo vệ quyền con ngƣời bằng pháp luật, tránh đƣợc sự phân biệt đối xử nhƣ những sự thiên vị chủ quan đối với những đối tƣợng có địa vị, có quyền lực.. sự trấn áp, áp đặt đối với những ngƣời bị coi là có địa vị thấp trong xã hội.

Nguyên tắc này đƣợc thực hiện nghiêm túc trong thực tế vì những đối tƣợng khi thuộc trƣờng hợp bị áp dụng biện pháp ngăn chặn sẽ bị áp dụng những biện pháp ngăn chặn phù hợp. Nhƣng ở một số những trƣờng hợp cá biệt, dù điều kiện là nhƣ nhau có ngƣời lại bị áp dụng biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc, có ngƣời lại đƣợc áp dụng biện pháp ngăn chặn ít nghiêm khắc làm nảy sinh những bức xúc, những khiếu nại trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, thậm chí nảy sinh những vi phạm pháp luật trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn.

d. Nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của con ngƣời;

Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của con ngƣời là nguyên tắc quan trọng trong việc bảo vệ quyền con ngƣời. Nó đƣợc quy định ngay từ Hiến pháp năm 1946 và đƣợc kế thừa, phát triển trong các bản hiến pháp sau này và đƣợc thể hiện trong các quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Nguyên tắc này đƣợc quy định tại Điều 20 Hiến pháp năm 2013: Mọi ngƣời có quyền bất khả xâm phạm về thân thể; Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án

nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trƣờng hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ ngƣời do luật định. Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, đƣợc pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Nguyên tắc này đƣợc quy định tại Điều 6 BLTTHS năm 2003 : “Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trƣờng hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ ngƣời phải theo quy định của Bộ luật này.”

Bắt ngƣời là một biện pháp ngăn chặn liên quan trực tiếp đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. Việc tạm giữ ngƣời, tạm giam bị can, bị cáo phải đƣợc áp dụng đúng đối tƣợng, đƣợc thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền, thời hạn… mà Bộ luật tố tụng hình sự quy định. Trong quá trình bị tạm giữ, tạm giam, ngƣời bị tạm giữ, tạm giam đƣợc quyền đƣợc đảm bảo về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. Việc bắt ngƣời trong mọi trƣờng hợp đều phải có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc quyết định phê chuẩn của Viện kiểm sát trừ trƣờng hợp phạm tội quả tang. Khi tiến hành bắt và giam giữ một ngƣời mà không đúng đối tƣợng hay bỏ sót một trình tự, thủ tục sẽ bị coi là hành vi trái pháp luật. Do vậy nguyên tắc này luôn đƣợc thực thi nghiêm túc trong quá trình tố tụng. Tuy nhiên, khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, có những trƣờng hợp vì những lí do khách quan, chủ quan mà cơ quan, ngƣời tiến hành tố tụng đã có những quyết định áp dụng không đúng đối tƣợng, vi phạm về trình tự, thủ tục, thời hạn… xâm phạm đến quyền của ngƣời bị áp dụng, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ thậm chí là oan sai.

e. Nguyên tắc về trách nhiệm của các cơ quan tiến hành, ngƣời tiến hành tố tụng

Nguyên tắc này quy định: Trong quá trình tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh thực hiện những quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về những hành vi, quyết định của mình. Theo nguyên tắc này thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên… phải nghiêm chỉnh tuân theo các quy định của pháp luật trong việc thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự khi

tiến hành tố tụng, phải chịu trách nhiệm về các hoạt động tố tụng, các quyết định của mình.

Nguyên tắc này cũng quy định: Ngƣời làm trái pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Bất cứ ai đƣợc giao thực hiện các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử mà làm trái các quy định của pháp luật thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý nhƣ xử lý kỉ luật, xử lý hành chính thậm chí bị xử lý hình sự.

Ngƣời bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền đƣợc bồi thƣờng thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự (Điều 31 Hiến pháp 2013). Ngƣời vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho ngƣời khác phải bị xử lý theo pháp luật. Các cơ quan tiến hành tố tụng nếu bắt giữ, bắt giam, tạm giam ngƣời không có căn cứ, trái pháp luật thì phải bồi thƣờng thiệt hại về dân sự đối với ngƣời bị giam, giữ trái pháp luật, phải công khai xin lỗi họ trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng.

Tuy nhiên quy định về trách nhiệm cụ thể của những ngƣời tiến hành tố tụng, của những ngƣời có thẩm áp dụng biện pháp ngăn chặn còn chƣa đƣợc xác định rõ ràng nhƣ trách nhiệm của những ngƣời đề xuất việc áp dụng biện pháp ngăn chặn nhƣ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán hay của những ngƣời áp dụng (Ngƣời ra quyết định), trách nhiệm của Cơ quan cảnh sát điều tra ra lệnh tạm giam hay của cơ quan phê chuẩn là Viện kiểm sát… Do đó cần phải có những quy định cụ thể để xác định trách nhiệm và xử lý khi có vi phạm.

g. Nguyên tắc suy đoán vô tội

Tại Hiến pháp năm 1992 và BLTTHS năm 2003 quy định: “Không ai bị coi là có tội khi chƣa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật”. Điều 31 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Ngƣời bị buộc tội đƣợc coi là không có tội cho đến khi đƣợc chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Sự thay đổi về quy định này trong Hiến pháp

năm 2013 thể hiện sự tiến bộ về tƣ tƣởng lập pháp của Nhà nƣớc ta, chắc chắn sẽ phải đƣợc cụ thể hóa khi sửa đổi BLTTHS năm 2003 trong thời gian sớm nhất.

Khi tiến hành các hoạt động tố tụng, hoạt động áp dụng các biện pháp ngăn chặn, đòi hỏi cơ quan, ngƣời tiến hành tố tụng cần phải tôn trọng, đảm bảo các quyền con ngƣời, quyền công dân cho những ngƣời bị áp dụng vì họ không đƣợc coi là tội phạm, họ chỉ bị nghi ngờ, bị buộc đã thực hiện hành vi phạm tội, họ phải đƣợc hƣởng các quyền của mình nhƣ quyền sống, quyền tự do, an toàn cá nhân (không bị bắt, giam giữ tùy tiện), quyền đƣợc công nhận là tƣ cách con ngƣời trƣớc pháp luật… Chỉ khi có bản án của Tòa án kết tội họ có hiệu lực pháp luật họ mới bị coi là có tội. Thực tế khi bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn, đặc biệt là biện pháp ngăn chặn tạm giam, ngƣời bị áp dụng bị hạn chế nhiều những quyền con ngƣời nhƣ quyền tự do đi lại, ăn ở, sinh hoạt, tiếp cận thông tin… đặc biệt họ thƣờng xuyên bị đối xử nhƣ một tội phạm, một ngƣời đã có tội.

2.1.2.2. Thực tiễn bảo vệ quyền của người bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn

a. Tình hình áp dụng các biện pháp ngăn chặn * Thống kê

- Số liệu vụ án đối tƣợng bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự tại Hà Nội (Nghiên cứu ngẫu nhiên 2.000 hồ sơ hình sự sơ thẩm, phúc thẩm đã xét xử và bản án đã có hiệu lực pháp luật):

Biện pháp BẮT TẠM TẠM CẤM ĐI BẢO ĐẶT TIỀN HOẶC

Năm

GIAM GIỮ KHỎI NƠI

CƢ TRÚ LĨNH TS CÓ GIÁ TRỊ BẢO ĐẢM 2010 336 207 259 86 2011 389 259 323 93 2012 411 378 289 85 2013 405 454 326 104 2014 420 514 378 127 Tổng cộng 1.961 1.812 1.589 495 0 0

- Số liệu về những trƣờng hợp bị áp dụng biện pháp ngăn chặn hình sự sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật, vụ án hình sự phúc thẩm đƣợc nghiên cứu ngẫu nhiên trong 5 năm trên địa bàn thành phố Hà Nội:

Biện pháp Năm BẮT TẠM GIỮ TẠM GIAM CẤM ĐI KHỎI NƠI CƢ TRÚ BẢO LĨNH ĐẶT TIỀN HOẶC TÀI SẢN CÓ GIÁ TRỊ BẢO ĐẢM 2010 467 389 297 155 2011 494 443 386 185 2012 511 485 322 179 2013 581 572 369 225 2014 642 623 419 241 Tổng cộng 2.695 2.512 1.793 987 0 0 b. Nhận xét

Qua số liệu thống kê nêu trên, chúng ta có thể thấy rõ đƣợc thực tiễn áp dụng áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt ngƣời đƣợc áp dụng phố biến (2.695/2.780 ngƣời bị áp dụng ≈ 97%) còn lại là những trƣờng hợp ngƣời phạm tội tự thú, đầu thú đƣợc ghi nhận bằng biên bản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm của chế định các biện pháp ngăn chặn trong pháp luật tố tụng hình sự - Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn (Trang 46 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)