7. Cơ cấu của luận văn:
3.1. Cơ sở của việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền
quyền con ngƣời bằng các quy phạm của chế định các biện pháp ngăn chặn trong pháp luật TTHS
Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị "về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tƣ pháp trong thời gian tới”, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về "Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020”, các cơ quan có thấm quyền đã tập trung xây dựng, hoàn thiện các chế định pháp lý liên quan đến hoạt động TTHS, trong đó có chế định áp dụng các biện pháp ngăn chặn nhằm đáp ứng yêu cầu của việc xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền và cải cách tƣ pháp mà chủ yếu là chú trọng đến việc đề cao bảo vệ quyền và lợi ích chính đảng của công dân. Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị đã nêu rõ: "Xác định rõ căn cứ tạm giam; hạn chế việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với một số loại tội phạm; thu hẹp đổi tƣợng ngƣời có thẩm quyền quyết định việc áp dụng các biện pháp tạm giam”.
Hiến pháp năm 2013, đạo luật cơ bản vừa đƣợc ban hành đã đặt quyền con ngƣời, quyền công dân ở vị trí trang trọng hàng đầu trong Hiến pháp. Việc thay đổi này là sự thể hiện nhất quán đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc ta trong việc công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân. Theo Hiến pháp 2013, các quyền con ngƣời, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, … đƣợc công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Quy định này thể hiện sự phát triển quan trọng về nhận thức và tƣ duy trong việc ghi nhận quyền con ngƣời, quyền công dân trong Hiến pháp. Quyền con ngƣời, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trƣờng hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự án toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Theo đó, không ai đƣợc tùy tiện hạn chế các quyền
con ngƣời, quyền công dân và quyền này chỉ bị hạn chế bằng pháp luật. Có thể nói, Hiến pháp 2013 đã thể hiện đƣợc nhiều nội dung, tinh thần các Công ƣớc quốc tế về quyền chính trị, dân sự, quyền kinh tế, văn hóa, nhân quyền… tạo nền tảng pháp lý cao nhất bảo đảm quyền con ngƣời, quyền công dân.
Hiện nay các quy định về áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong BLTTHS và các văn bản hƣớng dẫn thi hành còn chƣa đồng bộ dẫn đến bất cập và sự tùy tiện khi áp dụng, cần phải có những quy định cụ thể, rõ ràng, cần phải có những quy định để hạn chế việc lạm dụng những biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhƣ tạm giam trong hoạt động TTHS nhƣ về thẩm quyền áp dụng, thời hạn áp dụng….