7. Cơ cấu của luận văn:
2.2. Bảo vệ quyền con ngƣời bằng các biện pháp ngăn chặn trong BLTTHS
2.2.3. Biện pháp ngăn chặn tạm giam
Biện pháp ngăn chặn tạm giam đƣợc quy định tại Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự.
Tạm giam là biện pháp ngăn chặn do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án áp dụng đối với bị can, bị cáo trong trƣờng hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng; bị can, bị cáo trong trƣờng hợp phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng ngƣời đó có thể bỏ trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.
Tạm giam là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất trong các biện pháp ngăn chặn đƣợc áp dụng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Ngƣời bị tạm giam, bị cách ly khỏi đời sống xã hội, bị hạn chế rất nhiều quyền con ngƣời, quyền công dân. Tuy nhiên đây là một biện pháp ngăn chặn cần thiết để nhằm phòng ngừa tội phạm tiếp tục xảy ra, quản lý chặt chẽ bị can, bị cáo hoặc tránh trƣờng hợp các bị can, bị cáo cản trở hoạt động tố tụng, xác định sự thật khách quan của vụ án (Việc thu thập chứng cứ, lấy lời khai đƣợc nhanh chóng, các bị can, bị cáo và những ngƣời tham gia tố tụng khác thông cung…) và đảm bảo cho việc thi hành án hình sự sau khi bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật để thi hành.
Đây là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nên nó có ảnh hƣởng lớn đến quyền lợi của những đối tƣợng bị áp dụng.
Biện pháp tạm giam cũng là biện pháp ngăn chặn thể hiện tính ƣu việt, nó bảo đảm cho mọi công dân đƣợc sống trong xã hội mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đƣợc tôn trọng và bảo vệ, tránh đƣợc sự tấn công, xâm hại từ phía các đối
tƣợng nguy hiểm, bảo đảm cho mọi công dân sinh sống, học tập, làm việc trong môi trƣờng an toàn, an ninh, trật tự, tính mạng, tài sản… đƣợc đảm bảo và tham gia vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm đạt hiệu quả cao nhất.
- Đối tƣợng bị áp dụng: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự thì một ngƣời phải thỏa mãn hai điều kiện sau mới bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam:
+ Là bị can, bị cáo, là những ngƣời đã bị khởi tố bị can, bị truy tố; bị Tòa án quyết định đƣa ra xét xử.
+ Phạm tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc phạm tội rất nghiêm trọng; Phạm tội nghiêm trọng hoặc phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng ngƣời đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.
Riêng đối với bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên thì BLTTHS năm 2003 có những quy định cụ thể để bảo vệ quyền cho họ, cụ thể tại Điều 303 của Bộ luật quy định: Ngƣời từ đủ 14 tuổi đến dƣới 16 tuổi có thể bị tạm giam nếu có đủ căn cứ, nhƣng chỉ trong những trƣờng hợp họ phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; Ngƣời từ đủ 16 tuổi đến dƣới 18 tuổi có thể bị tạm giam nếu có đủ căn cứ nhƣng chỉ trong những trƣờng hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
Biện pháp ngăn chặn tạm giam không áp dụng với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dƣới ba mƣơi sáu tháng tuổi; là ngƣời già yếu, ngƣời bị bệnh nặng mà nơi cƣ trú rõ ràng. Tuy nhiên, họ có thể bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam trong những trƣờng hợp: Là bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã; Đã đƣợc đƣợc áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhƣng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử; Phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.
Qua nghiên cứu thực tế đối với 2.695 bị cáo đã nêu trên thì có tới 1.793 bị cáo bị áp dụng biện pháp ngăn chặn này, chiếm tỉ lệ 64,5%. Đây là một tỉ lệ
lớn thể hiện có sự lạm dụng biện pháp ngăn chặn này. Đối với bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng có 159/165 ngƣời bị áp dụng, chiếm tỉ lệ 96% (Hai ngƣời không bị áp dụng là phụ nữ đang mang thai và ngƣời đã già yếu). Đối với bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng, có 444/497 ngƣời bị áp dụng biện pháp tạm giam chiếm tỉ lệ 89,3% (Những ngƣời không bị áp dụng chủ yếu là ngƣời già, phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con dƣới 36 tháng tuổi, ngƣời bị bệnh nặng, là lao động chính duy nhất trong gia đình). Đối với bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, có 839/1.233 ngƣời bị áp dụng biện pháp tạm giam chiếm tỉ lệ 68%. Đối với bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng, có 351/800 ngƣời bị áp dụng biện pháp tạm giam chiếm tỉ lệ 43,8%. Những bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, ít nghiêm trọng bị tạm giam chủ yếu là những ngƣời tái phạm, tái phạm nguy hiểm, nhân thân xấu, có hành vi cản trở hoạt động điều tra, những tội phạm về ma túy, phạm tội có tính chất côn đồ.
Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam phụ thuộc rất lớn vào ý chí chủ quan của ngƣời có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn. Họ thƣờng xuyên áp dụng biện pháp ngăn chặn này đƣợc lí giải là để thuận lợi cho việc thu thập chứng cứ nhƣ lấy lời khai, đối chất, giao các văn bản tố tụng..., đảm bảo thời hạn điều tra, truy tố, xét xử. Thực tế có nhiều trƣờng hợp bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng, nhân thân tốt chƣa có tiền án, tiền sự, có nơi cƣ trú rõ ràng nhƣng vẫn bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam, nhƣ: Trƣờng hợp bị cáo đang là sinh viên năm thứ ba, phạm tội “Trộm cắp tài sản” theo Khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự. Nhân thân bị cáo tốt, chƣa có tiền án, tiền sự, phạm tội ít nghiêm trọng, đang trong quá trình học tập nhƣng vẫn bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam. Chỉ đến phiên tòa sơ thẩm, bị cáo mới đƣợc trả tự do do chỉ bị xử phạt tù nhƣng cho hƣởng án treo. Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam trong trƣờng hợp này là không cần thiết, bị cáo đang là sinh viên, chỉ cần giao bị cáo cho địa phƣơng nơi cƣ trú hoặc cơ sở giáo dục là đủ tác dụng phòng ngừa chung. Việc này còn ảnh hƣởng đến việc học tập, tâm lý của bị cáo. Đây là việc làm xâm hại nghiêm trọng đến quyền lợi ích hợp pháp của ngƣời bị tạm giam vì đây là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc, họ bị cách ly khỏi đời
sống xã hội, bị hạn chế tự do, hạn chế việc tiếp xúc với ngƣời thân, không thể tiếp tục thực hiện công việc hàng ngày nên còn ảnh hƣởng tới công việc, việc học tập của họ nhƣ gián đoạn công việc (Thậm chí bị đuổi việc), gián đoạn học tập (Bị đuổi học hoặc phải học lại chƣơng trình do không theo kịp), chƣa kể việc bị giam trong môi trƣờng trại tạm giam khắc nghiệt còn ảnh hƣởng lớn đến tâm lý của họ. Chỉ đến khi Tòa án đƣa vụ án ra xét xử, tại phiên tòa, khi họ không bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn thì mới đƣợc tuyên trả tự do. Việc tạm giam những ngƣời đó trong trƣờng hợp này không thỏa mãn đƣợc mục đích sử dụng biện pháp ngăn chặn này. Thậm chí có trƣờng hợp vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, tạm giam không đúng đối tƣợng nhƣ: Trƣờng hợp ngƣời bị áp dụng biện pháp tạm giam là ngƣời chƣa thành niên, phạm tội ít nghiêm trọng, nhân thân tốt, chƣa có tiền án, tiền sự (Vi phạm Điều 303 BLTTHS). Vi phạm này của các cơ quan tiến hành tố tụng làm ảnh hƣởng đến quyền con ngƣời, vi phạm đến quyền lợi của ngƣời chƣa thành niên thể hiện sự thiếu hiểu biết pháp luật, sự lạm dụng việc giam giữ. Vi phạm này nếu lí giải là để đảm bảo thời hạn tố tụng hay để thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử hay bị can là ngƣời ngoại tỉnh, không có nơi cƣ trú rõ ràng tại Hà Nội thì cũng khó có thể chấp nhận đƣợc.
Ngƣợc lại, có việc ngƣời có thẩm quyền không áp dụng biện pháp ngăn chặn tam giam đối với ngƣời có đủ điều kiện để bị áp dụng biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc này nhƣ: Bị can, bị cáo là đối tƣợng nhân thân xấu, đã có tiền án, tiền sự nhƣng lại đƣợc áp dụng biện pháp ngăn chặn ít nghiêm khắc là “Cấm đi khỏi nơi cƣ trú”, không đảm bảo đƣợc tính giáo dục và phòng ngừa chung. Một số bị can do đƣợc áp dụng biện pháp “Cấm đi khỏi nơi cƣ trú” nhƣng đã phạm tội mới, gây mất trật tự, trị an, một số ngƣời bỏ trốn, gây án ở nơi mới đến, gây khó khăn cho hoạt động tố tụng.
Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam cũng có những ảnh hƣởng nhất định đến đƣờng lối xử lý sau này của Tòa án. Vì có nhiều trƣờng hợp, khi đƣa vụ án ra xét xử, bị cáo đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam, Hội đồng xét xử xét thấy bị cáo có thể đƣợc hƣởng án treo nhƣng đã bị tạm giam một thời gian rồi, hình phạt tù áp dụng với bị cáo cũng chỉ hơn thời hạn tạm
giam một thời gian ngắn nên quyết định áp dụng hình phạt tù đối với bị cáo mà không cho bị cáo đƣợc hƣởng án treo dù bị cáo đủ điều kiện. Đây là việc làm hay xảy ra, là một sự thiệt thòi đối với bị cáo, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của bị cáo.
Do đó các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải xác định rõ căn cứ tạm giam, hạn chế việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với một số loại tội phạm để việc tạm giam đảm bảo quyền con ngƣời, quyền công dân đồng thời bảo đảm đƣợc tính giáo dục, phòng ngừa chung và đảm bảo thời hạn tố tụng. Đặc biệt là hoạt động giám sát điều tra, kiểm sát phê chuẩn việc bắt giữ, tạm giữ, tạm giam của cơ quan Kiểm sát trong quá trình kiểm sát điều tra vụ án hình sự.
- Thẩm quyền ra lệnh tạm giam
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự thì những ngƣời có thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam nêu trên có quyền ra lệnh tạm giam.
Riêng đối với lệnh tạm giam của Thủ trƣởng, Phó thủ trƣởng Cơ quan điều tra các cấp phải đƣợc sự phê chuẩn của Viện kiểm sát cùng cấp trƣớc khi thi hành. Trƣờng hợp Viện kiểm sát cùng cấp không phê chuẩn lệnh tạm giam thì Cơ quan điều tra phải thay đổi biện pháp ngăn chặn khác đối với ngƣời bị áp dụng. Thực tế qua nghiên cứu 2.000 hồ sơ vụ án hình sự nhƣ nêu ở trên rất ít trƣờng hợp cơ quan điểm sát không phê chuẩn lệnh tạm giam của cơ quan Cảnh sát điều tra. (Chƣa đến 10 trƣờng hợp, chiếm tỉ lệ ≈ 1% trƣờng hợp đƣợc đề nghị)
Theo tinh thần của Nghị quyết 49 – NQ/TW của Bộ Chính trị về cải cách tƣ pháp thì thẩm quyền những ngƣời đƣợc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam sẽ bị thu hẹp khi sửa đổi BLTTHS. Chỉ đạo của Nghị quyết 49 là phù hợp với thực tiễn tố tụng và sẽ bảo vệ tốt hơn quyền của những ngƣời bị áp dụng biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc này. Thực tế, việc giao thẩm quyền bắt tạm giam, tạm giam cho Cơ quan cảnh sát điều tra nhƣ hiện nay là không bảo đảm, họ vừa có quyền điều tra, thu thập chứng cứ, vừa có quyền bắt tạm giam dễ dẫn đến các vi phạm trong hoạt động thu thập chứng cứ, việc bức cung, nhục hình,
vi phạm quyền con ngƣời… mặc dù việc tạm giam của họ cần có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát cùng cấp.
- Thủ tục tạm giam
Việc áp dụng biện pháp tạm giam phải có lệnh tạm giam bằng văn bản đƣợc kí bởi ngƣời có thẩm quyền và phải có sự phê chuẩn của cơ quan có thẩm quyền là Viện kiểm sát cùng cấp, trong trƣờng hợp phải phê chuẩn nhƣ lệnh tạm giam của Cơ quan điều tra nhƣ nêu trên. Thủ tục ra lệnh tạm giam và phê chuẩn lệnh tạm giam đã đƣợc các cơ quan tiến hành tố tụng tuân thủ rất chặt chẽ, nghiêm ngặt.
Ngƣời thi hành lệnh tạm giam phải giao lệnh tạm giam cho ngƣời bị tạm giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ nơi giam giữ ngƣời bị tạm giam, lƣu hồ sơ vụ việc. Việc tạm giam phải đƣợc thông báo tới địa phƣơng nơi ngƣời bị tạm giam cƣ trú và thông báo cho ngƣời thân thích (gia đình của họ) biết bằng văn bản. Tuy nhiên trong thực tế, ngƣời bị tạm giam thƣờng không đƣợc giao lệnh tạm giam mà chỉ đƣợc đọc lệnh tạm giam rồi ký vào bên dƣới của lệnh tạm giam còn địa phƣơng nơi ngƣời bị tạm giam cƣ trú, gia đình họ nhận đƣợc thông báo tạm giam bằng văn bản là khá trễ, thƣờng thì các thông báo này không đƣợc chuyển ngay sau khi có lệnh tạm giam mà thƣờng phải để một thời gian, khiến cho quyền lợi của ngƣời bị tạm giam bị ảnh hƣởng (Trại tạm giam của chúng ta hiện nay điều kiện sinh hoạt, ăn ở còn chƣa đƣợc tốt nếu gia đình của họ không nhận đƣợc thông báo sớm bằng văn bản thì không thể gửi đồ dùng sinh hoạt nhƣ trang phục, chăn, thực phẩm bổ sung vào cho ngƣời bị tạm giam).
- Thời hạn tạm giam
Trong từng giai đoạn tố tụng khác nhau thì thời hạn tạm giam đƣợc quy định khác nhau nhằm đảm bảo cho các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện các hoạt động tố tụng của mình.
+ Giai đoạn điều tra: Thời hạn tạm giam đƣợc quy định tại Điều 120 BLTTHS. Theo đối với từng loại tội phạm mà thời hạn điều tra đƣợc quy định khác nhau:
Đối với tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù thì thời hạn tạm giam đối với bị can không quá hai tháng. Trong trƣờng hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, cần gia hạn thời hạn để điều tra thì thời hạn gia hạn tạm giam để điều tra là không quá một tháng và chỉ đƣợc gia hạn một lần. Đối với những vụ án ít nghiêm trọng, đơn giản đƣợc áp dụng thủ tục rút gọn thì thời hạn điều tra không quá 12 ngày và thời hạn tạm giam là không quá 12 ngày.
Đối với tội phạm nghiêm trọng - là tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù thì thời hạn tạm giam để điều tra không quá ba tháng. Thời hạn tạm giam để điều tra đối với loại tội phạm này có thể đƣợc gia hạn hai lần: Lần thứ nhất không quá ba tháng, lần thứ hai không quá hai tháng (Điều 119 BLTTHS). Nhƣ vậy, thời hạn tạm giam bị can để điều tra một vụ án về tội phạm nghiêm trọng có thể kéo dài trong vòng 08 tháng.
Đối với tội phạm rất nghiêm trọng - là tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mƣời lăm năm tù thì thời hạn tạm giam để điều tra không quá bốn tháng. Thời hạn tạm giam để điều tra đối với loại tội phạm này đƣợc gia hạn hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng, lần thứ hai không quá hai tháng. Tuy nhiên cũng theo BLTTHS thì thời hạn điều tra đối với loại tội này là bốn tháng kể từ khi khởi tố vụ án và thời hạn điều tra có thể đƣợc gia hạn hai lần, mỗi lần không quá bốn tháng. Nhƣ vậy nếu vụ án có tính chất